Vì sao dân số trung quốc đông voz site forums.voz.vn

//tienphong.vn/trung-quoc-doi-pho-voi-gia-hoa-dan-so-post1396482.tpo

Gần đây, cơ quan hữu quan Trung Quốc cho biết hiện có tới hơn 50 triệu cặp vợ chồng vô sinh [hiếm muộn con], tức là cứ 6 cặp vợ chồng thì có một cặp vô sinh, một con số cao kỷ lục.

Để giải quyết vấn đề khủng hoảng dân số, Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch xây dựng thêm các cơ sở hỗ trợ sinh sản ở 12 tỉnh, thành như Thượng Hải, Hà Bắc, Hà Nam, Thiên Tân, Quý Châu, An Huy, Thiểm Tây, Sơn Tây…

Theo số liệu do Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc công bố, tính đến ngày 30/6/2020, toàn Trung Quốc đã có 523 cơ sở y tế hỗ trợ sinh sản hợp pháp. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là Hiệp hội Dân số Trung Quốc và Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia đã công bố số liệu cho thấy, tỷ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ ở Trung Quốc đã tăng từ 2,5% năm 1995 lên 12% năm 2007 và 18% năm 2020. Hiện cả nước có khoảng 50 triệu người bị vô sinh [hiếm muộn] và con số đang có xu thế gia tăng.

Sau khi Hội nghị Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc họp ngày 31/5/2021 quyết định cho phép các cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nước này đã tích cực đưa ra một số chính sách khuyến khích sinh con nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề ngày càng nghiêm trọng là già hóa dân số và giảm tỷ lệ sinh.

Theo “Niên giám Thống kê Trung Quốc năm 2021” vừa được công bố trên trang web chính thức của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tỷ lệ sinh của Trung Quốc năm 2020 là 8,52 phần nghìn, lần đầu tiên giảm xuống dưới mức 10 phần nghìn, một kỷ lục thấp nhất kể từ năm 1978. Đồng thời, số liệu thống kê chính thức về số lượng đăng ký kết hôn năm 2020 là 8.143.300 cặp, giảm 1,13 triệu so với năm 2019. Đây cũng là mức giảm trong 7 năm liên tiếp kể từ khi đạt mức cao nhất 13.469.300 cặp vào năm 2013.

Vì lý do này, vào tháng 9/2021, các phương tiện truyền thông chính thức Trung Quốc bắt đầu tuyên truyền quảng bá cho các cơ cấu hỗ trợ sinh sản và trẻ sơ sinh trong ống nghiệm, nhưng công chúng có vẻ không mấy hứng thú với sự tuyên truyền này.

Một số người chỉ trích các vấn đề như tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chất lượng thực phẩm không đảm bảo, áp lực công việc… đã dẫn đến nhiều người bị vô sinh; một số khác lại phàn nàn rằng thụ tinh trong ống nghiệm không chỉ tỷ lệ thành công thấp mà chi phí rất tốn kém và gây ra nhiều đau khổ cho phụ nữ.

Tiến sĩ Dịch Phúc Hiền, một nhà nghiên cứu người Trung Quốc tại Đại học Wisconsin [Mỹ] cho rằng, mặc dù chính phủ Trung Quốc đang làm những gì chính phủ Nhật Bản đã làm trước đây về vấn đề khuyến khích sinh con, nhưng không chi nhiều tiền như chính phủ Nhật Bản, không thể chăm sóc y tế và giáo dục miễn phí cho công dân.

Trên thực tế, vấn đề dân số đã trở thành một trong những chủ đề nhạy cảm ở Trung Quốc. Theo kết quả điểu tra của Tổ điều tra dân số của Quốc vụ viện và Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy dân số Trung Quốc đã vượt quá 1,4 tỷ người vào năm 2020, trong đó 12 triệu người được sinh trong năm 2020, giảm tới 33% so với năm 2016 - khi chính sách sinh con thứ hai mới được áp dụng; trở thành năm có số trẻ mới sinh và tỷ lệ sinh thấp nhất kể từ năm 1949.

“Chính sách [sinh] một con” do Trung Quốc thực hiện vào cuối những năm 1970 không chỉ gây mất cân bằng giới tính nam và nữ nghiêm trọng , mà còn khiến lực lượng lao động giảm dần theo từng năm. Hãng tin Bloomberg từng chỉ ra rằng Trung Quốc đang phải trả một cái giá kinh tế rất lớn cho chính sách “kế hoạch hóa gia đình” kéo dài 36 năm. Nhân dân Nhật báo Trung Quốc thậm chí còn đăng một bài xã luận nói rằng “sinh con hiện không còn là chuyện của mỗi gia đình, mà là quốc gia đại sự”.

......................

Click to expand...

//zingnews.vn/sieu-thanh-pho-32-trieu-dan-cua-trung-quoc-co-gi-post1294500.html

Với dân số lên đến 32 triệu dân, thành phố Trùng Khánh có sự pha trộn thú vị, từ khung cảnh ruộng đồng trù phú vùng ngoại ô đến hiệu sách như trong phim viễn tưởng.


Trùng Khánh trải rộng trên diện tích 82.300 km2, nằm tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Tổng dân số cả khu vực đô thị và ngoại ô của siêu thành phố này lên đến 32 triệu người [theo số liệu tháng 5/2021].


Một trong những điểm đặc biệt của thành phố này là hệ thống đường xá, với hơn 10 triệu km đường nhựa kết nối với các vùng còn lại của Trung Quốc. Nơi này cũng có đến 3 sân bay, trong đó sân bay Chongqing Wushan đón khoảng 45 triệu lượt khách vào năm 2019.


Dù có kích cỡ khổng lồ, đây là một thành phố tương đối mới, phát triển từ năm 1997. Trùng Khánh gặp vấn đề về chất lượng không khí, được mệnh danh là "thành phố sương mù", đặc biệt vào mùa đông.


Đây là một trong những trung tâm kinh tế của Trung Quốc, tạo ra khoảng 438 tỷ USD vào năm 2020 [theo Xinhua].


Trùng Khánh cũng là nơi có những công trình kiến trúc theo phong cách tương lai, trong đó có tòa cao ốc ngang dài nhất thế giới.


Nhưng cảnh quan ở đây thay đổi ngoạn mục, khi ở ngay ngoài trung tâm thành phố là những khu ruộng bậc thang trù phú. Vùng ngoại ô vẫn duy trì nền nông nghiệp, trồng trọt phát triển.


Trong những năm gần đây, thành phố thu hút sự chú ý của người dùng các nền tảng xã hội. Trong đó, video quay cảnh taxi xếp hàng ở sân bay đạt hơn 3,5 triệu lượt xem.


Trùng Khánh được mệnh danh "thành phố lẩu", nơi món lẩu cay mala Tứ Xuyên ra đời. Theo CNN, thành phố này có hơn 30.000 nhà hàng lẩu hoạt động.


Hiệu sách Zhongshuge có thiết kế như trong phim viễn tưởng tại đây khiến cộng đồng quốc tế trầm trồ khi mở cửa vào năm 2020. Rộng 3.344 m2, nơi này giống như mê cung dành cho người yêu sách.


Không chỉ vậy, thành phố còn có một công viên giải trí khá kỳ lạ, không dành cho người yếu tim. Dựa trên một truyền thuyết, hai bức tượng khổng lồ nâng một đài quan sát không có ghế ngồi hay đai an toàn. Hai bức tượng này còn xoay và gặp nhau cho một nụ hôn giữa không trung.

Click to expand...

Video liên quan

Chủ Đề