Vì sao giá điều tăng vào năm 2008

Ngày 11.3, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã có buổi làm việc với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam [Petrovietnam] để nghe báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cũng như giải quyết đề xuất, kiến nghị của Petrovietnam.

Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, những năm qua, ngành Dầu khí có bước trưởng thành lớn mạnh, có cơ sở vật chất được đầu tư tiên tiến, hiện đại, tương đương trình độ khu vực và quốc tế trên tất cả lĩnh vực, từ khâu thăm dò, khai thác đến chế biến.

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, yêu cầu thực tiễn hiện nay đòi hỏi các bộ, ngành phải đổi mới tư duy trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, theo hướng phân cấp, phân quyền, hỗ trợ Petrovietnam khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thăm dò, khai thác, gắn với tăng cường chế biến dầu khí, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.

Lãnh đạo Chính phủ cho hay, giá dầu thô hiện đang ở mức cao. Trong khi đó, xu thế toàn cầu đang nỗ lực chuyển đổi, giảm nhanh các nguồn năng lượng hoá thạch để ưu tiên sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Do đó, giá trị của các nguồn năng lượng hóa thạch nếu không được phát huy ở thời điểm hiện tại sẽ vĩnh viễn mất đi trong tương lai.

Phó Thủ tướng lưu ý, hiện nay, Việt Nam vẫn đang xuất khẩu phần lớn dầu thô khai thác được. Trong khi phải nhập khẩu chủng loại khác để chế biến. Tổng công suất của cả hai nhà máy lọc dầu cũng chỉ đáp ứng 70% nhu cầu thị trường trong nước.

Trữ lượng dầu khí của nước ta đứng thứ 26 thế giới [khoảng 1,5 tỉ m3] nhưng sản lượng khai thác hiện nay chỉ đứng thứ 34 thế giới. Như vậy, tốc độ hiện thực hóa tiềm năng dầu khí chưa cao.

Do vậy, Phó Thủ tướng cho rằng, "phải đưa được nguồn tài nguyên này vào phục vụ nền kinh tế hiệu quả nhất, phải chế biến sâu hiệu quả nhất".

Trước diễn biến phức tạp của giá dầu thế giới, Phó Thủ tướng đề nghị tập đoàn rà soát lại kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính, lợi nhuận của năm 2022, với tinh thần là "thời cơ đến thì phải tiến công". Tập đoàn phấn đấu tăng trưởng 10% so với năm 2021.

Đặt vấn đề về tình trạng phải nhập khẩu dầu thô để lọc hóa trong khi chúng ta lại xuất khẩu dầu thô, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành có biện pháp tháo gỡ vướng mắc này, "dứt khoát phải đổi mới, nếu vướng ở cơ chế, chính sách thì sửa cơ chế, chính sách".

"Không thể có chuyện trong cùng tập đoàn mà vừa khai thác, xuất khẩu dầu thô, trong khi đơn vị khác lại phải đi nhập khẩu dầu thô để chế biến" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh và yêu cầu tập đoàn khẩn trương đầu tư xây dựng dự án tại Khu Công nghiệp Long Sơn để bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu xăng dầu trong nước.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tập đoàn xây dựng đề án phát triển điện gió ngoài khơi để phát huy kinh nghiệm, trang thiết bị và công nghệ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng phương án khai thác hiệu quả nguồn khí khai thác được để bảo đảm hiệu quả cao nhất.

Ông cũng yêu cầu PVN tập trung chỉ đạo, có phương án xử lý dứt điểm các dự án đầu tư kém hiệu quả, trước mắt sớm đưa các nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, Long Phú 1 vào hoạt động.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ này, đòi hỏi lãnh đạo và từng cán bộ, công nhân viên tập đoàn phải có tầm nhìn dài hạn, có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, có động lực, bản lĩnh và khát vọng phát triển ngành Dầu khí Việt Nam.

Ngân hàng Anh quốc vừa nêu cảnh báo Vương quốc Anh sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay cùng ngày ra quyết định tăng lãi suất cơ bản ở từ 1,25% lên 1,75% trong nỗ lực kiềm chế giá cả tăng cao.

Đây là lần tăng lãi suất cơ bản cao nhất trong 27 năm qua ở Anh.

Bank of England - tức Ngân hàng Trung ương của Vương quốc Anh, dự báo nền kinh tế sẽ teo lại trong ba tháng cuối năm và tiếp tục như vậy cho đến cuối năm 2023.

Lạm phát có thể sẽ đạt mức 13%, thậm chí còn vượt mức đó vào cuối năm nay.

Đó là lý do cho quyết định tăng lãi suất ngân hàng dù điều này sẽ kéo theo việc tín dụng địa ốc [mortgage] cho hàng triệu hộ gia đình ở Anh sẽ tăng theo.

Suy thoái 'trở lại nước Anh' lần đầu từ 2008

Đây sẽ là cuộc suy thoái kéo dài nhất từ khủng hoảng tài chính năm 2008.

Họ nói nguyên nhân là do giá khí đốt tăng sau khi Nga xâm lược Ukraine, và cảnh báo hóa đơn năng lượng thông thường có thể lên tới 3.500 bảng trong tháng Mười.

Điều này có nghĩa là một hộ gia đình trung bình phải trả gần 300 bảng một tháng tiền điện.

Ngân hàng Anh quốc cho biết chuyện chi phí năng lượng tăng vọt, ấn định là tăng gấp ba lần so với một năm trước, sẽ khiến lạm phát tăng thành 13%, mức cao nhất trong 42 năm qua.

Tiền điện và ga cũng tăng vọt trong năm nay, siết chặt thu nhập gia đình và dẫn tới tăng trưởng chậm hơn cho kinh tế Anh.

Nga đã giảm nguồn cung cấp cho Châu Âu khi nước này tiến hành chiến tranh với Ukraine, và lo ngại ngày càng gia tăng rằng Nga sẽ tắt vòi hoàn toàn.

Khả năng xảy ra vấn đề cung cấp khí đốt khiến giá bán buôn tăng vọt, từ đó các công ty năng lượng đẩy chi phí sang khách hàng—khiến chi phí gia đình tăng cao chưa từng thấy.

Ngoài chi phí năng lượng, các hộ gia đình cũng phải chịu tăng giá xăng dầu và tăng giá thực phẩm.

Ngân hàng Trung ương cảnh báo tăng trưởng kinh tế của Anh quốc đã bắt đầu chậm lại, đồng thời cho biết thêm “Đợt tăng giá khí đốt mới nhất đã làm triển vọng của Vương quốc Anh và phần còn lại của Châu Âu xấu đi đáng kể.”

Chụp lại hình ảnh,

Lãi suất tăng đến 1,75%

Lần tăng lãi suất gần đây là lần tăng thứ sáu liên tiếp khi Ngân hàng chiến đấu để giảm lạm phát xuống mức mục tiêu 2%.

Tăng lãi suất là một cách cố gắng kìm lại lạm phát vì nó làm tăng chi phí đi vay, khiến mọi người vay mượn và chi tiêu ít hơn và khuyến khích tiết kiệm nhiều hơn.

Ngân hàng Trung ương nói họ biết siết chặt chi phí sinh hoạt gây khó khăn cho nhiều người. Tuy nhiên họ nói nếu lạm phát kéo dài, sẽ càng làm mọi thứ tệ hơn.

Thống đốc Ngân hàng Andrew Bailey cho biết “Lạm phát tác động nhiều nhất tới những người ít khá giả nhất, nhưng nếu chúng ta không hành động để lạm phát không thành dai dẳng, hậu quả sẽ càng tệ hơn.”

Ông nói Ngân hàng trong tương lai sẽ “hành động mạnh mẽ” nếu lạm phát tiếp tục tăng.

Vương quốc Anh bị ảnh hưởng bởi giá cả tăng trên toàn cầu. Vì vậy có thể có giới hạn về độ hiệu quả khi tăng lãi suất ở Anh quốc.

Tuy nhiên các quốc gia khác cũng đang áp dụng biện pháp tương tự.

Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ công bố vài đợt tăng lãi suất lớn trong vài tháng qua. Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất ¾ điểm phần trăm trong tháng Sáu và thêm lần nữa trong tháng Bảy, lên phạm vi từ 2,25% đến 2,5%.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu cũng tăng lãi suất lần đầu tiên sau 11 năm, trong khi Brazil, Canada, Ấn Độ, Úc, và Thụy Sĩ cũng làm điều tương tự.

Lạm phát toàn cầu: 7 lý do chi phí sinh hoạt tăng cao trên thế giới

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Từ việc mua hàng hóa cho đến sưởi ấm ngôi nhà của chúng ta trong mùa đông, chi phí sinh hoạt đang tăng cao - không chỉ ở Vương quốc Anh mà trên khắp thế giới.

Lạm phát toàn cầu - tốc độ tăng giá - ở mức cao nhất kể từ năm 2008. Dưới đây là một số lý do.

1. Giá xăng dầu và năng lượng tăng

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Giá dầu lao dốc từ khi đại dịch bùng phát, nhưng nhu cầu đã tăng vọt trở lại.

Tại Mỹ, giá dầu hiện trung bình là 3,31 USD/gallon - tăng từ mức giá 2,385 USD/gallon của năm trước. Đó là câu chuyện tương tự xảy ra ở Vương quốc Anh và EU.

Quảng cáo

Bát phở 15 đô ở Quận Cam và kinh tế Mỹ một năm thời Joe Biden

Trung Quốc cắt lãi suất vì kinh tế tăng trưởng chậm

Năm 2022: Lao động VN sẽ làm đến 72 giờ/tuần với lương 'đóng băng'?

Giá khí đốt cũng tăng vọt, khiến người dân trên khắp thế giới phải kinh ngạc với các hóa đơn tiền sưởi ấm.

Nhu cầu từ châu Á đã khiến giá cả tăng lên, cùng với mùa đông lạnh giá ở châu Âu năm ngoái, đã làm cạn kiệt nguồn dự trữ khí đốt.

2. Thiếu hàng hóa

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nike - và các công ty khác - đã phải tăng giá do chi phí chuỗi cung ứng

Giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng hàng ngày đã tăng vọt trong thời gian đại dịch.

Người tiêu dùng mắc kẹt ở nhà trong thời kỳ phong tỏa năm ngoái đã đổ xô đi mua các mặt hàng gia dụng và sửa chữa nhà cửa vì họ không thể đi ăn hàng hay đi nghỉ mát.

Các nhà sản xuất ở những nơi như châu Á - nhiều nơi đã phải đóng cửa do các biện pháp hạn chế về Covid - đã phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu kể từ đó.

Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt vật liệu như nhựa, bê tông và thép, làm đẩy giá lên cao. Gỗ hiện có giá cao hơn 80% so với bình thường trong năm 2021 ở Vương quốc Anh và cao hơn gấp đôi so với giá thông thường ở Mỹ.

Các nhà bán lẻ lớn của Mỹ như Nike và Costco đã phải tăng giá bán hàng hóa do chi phí chuỗi cung ứng cao hơn.

Và đang có tình trạng thiếu vi mạch, là những thành phần cấu thành quan trọng trong ô tô, máy tính và các mặt hàng gia dụng khác.

3. Chi phí vận chuyển

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Các công ty vận tải biển toàn cầu - chuyên vận chuyển hàng hóa đi khắp thế giới - đã bị choáng ngợp bởi nhu cầu tăng cao sau đại dịch.

Điều đó có nghĩa là các nhà bán lẻ đã phải chi trả nhiều hơn để đưa được những hàng hóa đó vào các cửa hàng. Hệ quả là, chi phí này đã được chuyển sang người tiêu dùng.

Đi cùng với đó là việc tăng phí vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và còn trở nên tồi tệ hơn do tình trạng thiếu tài xế lái xe tải ở châu Âu.

Các nút thắt vận tải dường như đã giảm bớt vào tháng 12/2021, với việc Hoa Kỳ bắt đầu đỉnh kỷ lục về tình trạng tắc nghẽn tại các cảng của nước này.

Nhưng Omicron và sự xuất hiện của các biến thể Covid trong tương lai có thể đảo ngược những điều đã đạt được này.

4. Lương tăng

Nhiều người đã bỏ hoặc thay đổi công việc trong thời kỳ đại dịch.

Tháng 4/2021, Mỹ đã chứng kiến ​​hơn 4 triệu người bỏ việc, theo Bộ Lao động Hoa Kỳ. Đây là mức tăng đột biến lớn nhất từng được ghi nhận.

Năm 2022: Lao động VN sẽ làm đến 72 giờ/tuần với lương 'đóng băng'?

Kinh tế Việt Nam 2021 và Covid-19: Lạc quan, đau thương rồi hy vọng

Do đó, các công ty đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên như tài xế, nhân viên chế biến món ăn và nhân viên phục vụ nhà hàng.

Một khảo sát do công ty nghiên cứu Korn Ferry thực hiện với 50 nhà bán lẻ lớn của Mỹ cho thấy 94% đang gặp khó khăn trong việc lấp các vị trí trống.

Hệ quả là, các công ty đang phải tăng lương hoặc đưa ra các khoản tiền thưởng đã được ghi sẵn trong hợp đồng khi ký để thu hút và giữ chân nhân viên. McDonald's và Amazon đang đưa ra các khoản tiền thưởng cho việc tuyển dụng từ 200 đến 1.000 đô la.

Các chi phí thêm của nhà tuyển dụng một lần nữa được chuyển sang cho người tiêu dùng. Thương hiệu quần áo toàn cầu Next đổ lỗi việc tăng giá theo kế hoạch cho năm 2022 một phần là do chi phí trả lương leo thang.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Amazon đang đưa ra các khoản tiền thưởng tuyển dụng trong nỗ lực nhằm thu hút nhân công

5. Tác động của khí hậu

Thời tiết khắc nghiệt ở nhiều nơi trên thế giới đã góp phần gây ra lạm phát.

Nguồn cung dầu toàn cầu đã bị ảnh hưởng bởi các cơn bão Ida và Nicholas đi qua Vịnh Mexico và gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng khai thác dầu của Mỹ.

Và các vấn đề đáp ứng nhu cầu về vi mạch đã trở nên tồi tệ hơn sau khi một cơn bão mùa đông khốc liệt làm đóng cửa các nhà máy lớn ở Texas vào năm ngoái.

Giá cà phê cũng tăng vọt sau khi Brazil, nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, có vụ thu hoạch kém sau đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong gần một thế kỷ qua.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Thời tiết lạnh giá ở Texas gây ra vấn đề nghiêm trọng về năng lượng

6. Rào cản thương mại

Chi phí cho nhập khẩu tăng cũng góp phần làm tăng giá cả. Các quy tắc thương mại mới hậu Brexit [Anh ra khỏi EU] được ước tính đã làm giảm khoảng 1/4 lượng nhập khẩu từ EU vào Anh trong nửa đầu năm 2021.

Phí chuyển vùng đang được áp dụng trở lại đối với nhiều du khách Anh đi thăm châu Âu trong năm nay.

Năm ngoái, gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei cho biết các lệnh trừng phạt mà Mỹ áp đặt lên công ty này vào năm 2019, đang tác động đến các nhà cung cấp Mỹ và khách hàng trên toàn cầu.

7. Chấm dứt hỗ trợ trong đại dịch

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Các chính phủ trên toàn thế giới đang hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn để giúp đối phó với tác động của virus corona.

Chi tiêu công và vay nợ gia tăng trên toàn thế giới trong suốt thời kỳ đại dịch. Điều này dẫn đến việc tăng thuế mà góp phần vào việc hạn chế chi phí sinh hoạt, trong khi mức lương của hầu hết mọi người không thay đổi.

Nhiều nền kinh tế phát triển đã có các chính sách được được đưa ra để bảo vệ người lao động, chẳng hạn như chương trình 'furlough' - trợ cấp tiền trong đại dịch ở Anh, và các chính sách phúc lợi để bảo vệ những người được trả lương thấp nhất.

Một số nhà kinh tế cho rằng những chính sách này cũng có thể đẩy lạm phát tăng cao hơn khi các biện pháp hỗ trợ kết thúc.

Video liên quan

Chủ Đề