Vì sao keo lại có thể dính

Nước trong đất hoà tan các muối khoáng của đất được gọi là dung dịch đất. Trong đất cát hạt keo sét có đường kính nhỏ hơn 0,002 mm[ pha rắn ] và dung dịch đất [ pha lỏng] tương tác với nhau chung quanh bề mặt tiếp xúc giữa hai pha. Chính bề mặt này là nơi chủ yếu xảy ra các phản ứng hoá học trao đổi ion và là nơi cây trông hấp thu chất dinh dưỡng. Thường keo đất mang điện tích âm[ -],để trung hoà lượng điện tích đó, một lượng dư thừa cation [mang điện tích +] buộc phải hiện diện chung quanh bề mặt keo đất hay nói cách khác là những cation này bị keo đất hút. Một số keo đất khác mang điện tích dương và có khả năng hút các anion [mang điện tích -].
Theo trên, keo đất mang điện tích âm, do đó một số cation trong dung tích đất dễ bị keo đất mang điện âm hút dính ở phía ngoài hạt keo. Tạm thời các cation không thể tách khỏi bề mặt keo đất được nếu như không có chất nào để thay thế vì cần phải đảm bảo tính trung hoà về điện tích của vật thể trong tự nhiên. Hiện tượng này gọi là sự hấp phụ ion của keo đất.
Như vậy, giữa các ion trong dung tích đất và các ion bị hấp phụ trên bề mặt keo đất có một thế cân bằng. Rễ cây trồng muốn lấy các cation cần thiết phải phóng thích ra ion H+ để đổi lấy cation trên bề mặt keo đất. Trong các trường hợp như trời mưa, bón phân vào đất… làm cho thành phần và nồng độ cation trong dung dịch đất thay đổi thì thế cân bằng này sẽ bị phá vỡ, các cation trên bề mặt keo đất sẽ hoán chuyễn với các cation trong dung dịch đất. Đây là hiện tượng trao đổi cation.
Nhờ có hiện tượng hấp phụ ion mà đất giữ được các dưỡng chất tránh được hiện tượng mất dưỡng chất do rữa trôi hoặc trực dị. Ngoài ra, các ion được thải ra cũng được đất giữ lại không thải vào nước ngầm. Tuy nhiên việc hấp phụ quá nhiều cation vào keo đất sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sự tồn tại của vi sinh vật đất.
Nhờ hiện tượng trao đổi ion mà các cation đang bị hấp phụ trên bề mặt keo đất chuyển vào dung dịch đất cho cây trồng sử dụng [ Như NH4+, K+, Ca2+].

phần 1: Tem nhãn là gì? 5 lưu ý quan trọng về tem nhãn Tem Hoàng Gia đã nêu ra ba loại keo dán, chất kết dính của tem nhãn. Trong phần này mời bạn tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến độ kết dính, bởi cùng một loại keo trên tem nhãn nhưng sức bám dính trên nhiều bề mặt có thể khác nhau. 

Tại sao có sự khác nhau về độ dính nhãn dán trên các bề mặt khác nhau?

Cùng một loại keo dán nhãn nhưng ở nhiều loại bề mặt thì cường độ bám dính khác nhau, có thể khẳng định bề mặt mà keo dán tiếp xúc rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng của tem nhãn dán. Nguyên nhân là do các yếu tố sau : 

Thành phần bề mặt 

Nhựa, thủy tinh, giấy, bìa cứng,gỗ, kim loại và vải đều có các thành phần khác nhau có thể ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của keo dán nhãn. Keo dán vĩnh viễn [là loại keo dán chắc chắn nhất và chỉ sử dụng để dán tem nhãn 1 lần] hoạt động tốt trên các bề mặt này. Tuy nhiên nếu bề mặt có khả năng hấp thu keo dán như giấy, bìa cứng hoặc bìa carton, gỗ thì sau một thời gian độ bám dính sẽ rất cao, khó có thể bóc ra

Kết cấu bề mặt dán tem nhãn

Kết cấu của bề mặt dán tem nhãn càng mịn màng, trơn láng thì độ bám dính của tem nhãn càng cao, vì nó có nhiều diện tích tiếp xúc với keo dán hơn. Ngược lại, kết cấu thô khó bám dính hơn vì có ít diện tích bề mặt để keo bám hơn. 

Hình dạng bề mặt dán nhãn

Đường cong và các góc có thể gây khó để dán nhãn – đặc biệt là loại tem nhãn dày và cứng như tem nhựa, tem bạc. Keo dán cần một thời gian ngắn để có thể kết dính được với bề mặt, tuy nhiên khi các loại tem nhãn dày và cứng được dán lên bề mặt cong, độ cứng của nhãn có thể khiến nó nhấc lên khỏi bề mặt trước khi chất dính có thể liên kết hoàn toàn. Nếu bề mặt cong đó cũng có bề mặt gồ ghề, bạn có một thách thức thậm chí khó khăn hơn. Tại thời điểm này, xem xét về chất liệu tem nhãn hoặc sử dụng thêm một lớp keo có độ bám dính mạnh mẽ hơn.

Độ sạch sẽ của bề mặt

Bất kỳ một bề mặt nào trước khi thực hiện dán nhãn phải đáp ứng một yêu cầu quan trọng là phải thật sạch sẽ, vì khi bề mặt bị bẩn sẽ ngăn chặn keo dán tiếp xúc với bề mặt dán nhãn. Trong một số quy trình sản xuất nhất định, ô nhiễm chắc chắn sẽ xảy ra, nhưng hãy lau chùi sạch sẽ nó bằng cách mà bạn nghĩ nó hiệu quả.

Hãy bắt đầu dán tem nhãn với một bề mặt sạch : keo dán nhãn của sẽ dễ dàng liên kết với bề mặt sạch hơn vì nó tiếp xúc nhiều hơn với bề mặt do đó tạo ra một liên kết tốt hơn.

Bề mặt bị ẩm

Nước và các dung môi khác [hóa chất, dầu, v.v.] làm cho nhãn của bạn khó bám dính trên bề mặt hơn. Độ ẩm không chỉ tạo ra một rào cản cho chất kết dính liên kết với bề mặt, mà còn có thể làm suy yếu độ bền của chất kết dính. Sản phẩm của bạn luôn tồn tại nước và độ ẩm trên bề mặt, hãy cho chúng tôi biết để chúng tôi có thể giúp bạn chọn một chất kết dính mạnh mẽ hơn.

Nhiệt độ

Nhiệt độ của bề mặt cũng đóng một vai trò quyết định đến độ bám dính của keo. Nhiệt độ cực thấp và cực cao có thể là vấn đề vì nhiều loại keo dán có giới hạn về mức nhiệt độ sử dụng và bảo quản. Bạn có thể thấy có nhiều trường hợp mà người ta hay dùng máy sấy, máy khò để làm mất tác dụng của keo dán để bóc nhãn ra. Trong trường hợp bạn cần tem nhãn chịu nhiệt để dán vào các linh kiện điện tử,hay tem nhãn cho hàng đông lạnh hãy cho Tem Hoàng Gia biết để chúng tôi đề xuất các chất liệu tốt nhất cho tem nhãn của bạn.

Kết thúc về phần keo dán cho tem nhãn, mời bạn đến với thông tin khá quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc tem nhãn của bạn sẽ trông thế nào và có phù hợp với sản phẩm,thương hiệu hay không ?

Phần 3: Cách lựa chọn hình dạng tem nhãn phù hợp với sản phẩm





Hướng dẫn in nhãn, nhãn hiệu tốt hơn

Nhãn hiệu,nhãn dán là các công cụ linh hoạt đi đầu trong việc xây dựng thương hiệu và quảng cáo của bạn.Hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu !


Nguyên tắc sản xuất

Nguyên tắc sản xuất của chúng tôi được tạo ra để mang lại sự nhất quán và tạo ra con đường để chúng tôi ngày một phát triển


Nghị định của chính phủ về tem,nhãn hàng hoá

Tem nhãn sản phẩm không thể làm một cách tuỳ tiện, pháp luật nhà nước VN đã có văn bản quy định chính thức cho việc ghi tem nhãn sản phẩm để bảo vệ người tiêu dùng và các nhà…

Kẹo cao su là món ăn vặt yêu thích của rất nhiều bạn, vừa đỡ buồn miệng, vừa tăng khả năng tập trung lại có hương thơm dễ chịu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có ý thức vứt bã kẹo cao su vào thùng rác sau khi đã nhai mỏi miệng.

Nếu đang bước đi trên đường mà giẫm phải kẹo cao su thì bạn biết điều gì sẽ xảy ra rồi đấy. Dù có cố gắng gỡ thứ vừa dính vừa dai vừa bẩn thỉu đó ra được khỏi giày thì nó lại dính vào tay bạn và nhiều chỗ khác. Nếu không lấy nó ra thì nó còn “đeo đẳng” thêm vài ba ngày nữa mới chịu buông. 

Vậy tại điều gì khiến bã kẹo cao su lại dính “dai như đỉa” vậy?

Mỗi loại kẹo cao su lại có một công thức chế biến riêng khác nhau. Nhưng cũng có một số nguyên liệu mà hầu hết có mặt trong trong tất cả các loại kẹo cao su như đường và hương liệu, thứ tạo nên vị ngọt và mùi thơm cho kẹo. Nhưng có những thành phần khác "phù phép" cho khả năng kéo giãn và siêu dính mà kẹo cao su nào cũng có là nguyên liệu polyme, chất làm mềm dẻo như sáp ong tự nhiên hoặc sáp paraffin, và chất dẻo tạo độ chắc.

Polyme có trong kẹo cao su là chất kị nước, vì vậy khi chúng ta nhai nước bọt sẽ chỉ phân hủy đường và hương liệu chứ polyme thì không. Đây cũng là nguyên do vì sao chúng ta chỉ nhai một lúc thì vị ngọt và mùi hương của kẹo không còn nữa và bã kẹo cao su trở thành một chất “siêu kết dính”.

Đặc biệt, polyme lại là chất hút dầu nên ngay khi tiếp xúc với những bề mặt trơn như mặt đường, đế giày, tay và tóc, bã kẹo cao su sẽ bám chặt vào nó. Chuỗi các chất dính hóa học có trong polyme sẽ làm việc lau chùi trở nên khó khăn hơn vì không những khó “cạy” chúng ra mà chúng còn siêu mềm dai, dễ co dãn và đàn hồi.

Nuốt kẹo cao su vào bụng có bị dính ruột?

Khi còn nhỏ bạn đã bao giờ bị dọa rằng nuốt kẹo cao su sẽ bị dính ruột? Thực chất, đó chính xác chỉ là một lời "dọa" vì kẹo cao su không thể làm ruột của chúng ta bị dính lại và rối tung như tóc được.

Vì thành phần sản xuất kẹo cao su như đã kể trên nên chúng ta không thể nhai nó nát ra như thức ăn được. Khi bạn vô tình nuốt miếng kẹo cao su vào bụng, dạ dày và ruột co bóp liên tục và tống chúng theo đường ruột ra khỏi hệ tiêu hóa sau 2 ngày.

Video liên quan

Chủ Đề