Vì sao lợi nhuận cao nhưng eps thấp

Có rất nhiều phương pháp, trường phái đầu tư chứng khoán trên thế giới, nhưng phương pháp đầu tư dài hạn là một trong những cách mang lại lợi nhuận kếch xù cho nhà đầu tư mà một trong số đó là bậc thầy chứng khoán Warren Buffett. Vậy đầu tư chứng khoán dài hạn là gì và làm thế nào để gia tăng khối tài sản khổng lồ như Buffett, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé

Đầu tư chứng khoán dài hạn là chiến lược đầu tư chứng khoán kéo dài trên 1 năm, với chiến lược này nhà đầu tư sẽ tập trung mua cổ phiếu/trái phiếu/chứng chỉ quỹ tại thời điểm bị định giá thấp và sẵn sàng bỏ thời gian chờ đợi để bán ra với mức sinh lời vượt trội khi giá cổ phiếu công ty tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai. Hay việc nhà đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp tăng trưởng và nắm giữ cổ phiếu trong suốt chu kỳ tăng trưởng của doanh nghiệp. Với hình thức này, nhà đầu tư cần có tầm nhìn rộng, sự nhanh nhạy và khả năng nhận định bao quát để đánh giá sản phẩm, đánh giá doanh nghiệp, ngành nghề cũng như môi trường tác động vĩ mô, đồng thời không chú ý đến các biến động nhỏ của thị trường.

Việc mua và bán chứng khoán thường xuyên rất tốn kém, bởi vì mỗi khi thực hiện giao dịch bán chúng ta đều phải trả tiền thuế, nên nếu không giỏi lướt sóng dù cổ phiếu bạn lựa chọn là 1 doanh nghiệp tốt nhưng bạn vẫn có khả năng bị lỗ vốn, chi phí thuế và các loại chi phí khác.

Sau thời gian công ty phát triển, cổ phiếu/trái phiếu tăng giá cao. Đây là thời điểm bán hợp lý với mức giá tối ưu nhất. Đồng thời, nhà đầu tư sẽ nhận được lãi kép, mang đến lợi nhuận cao.

Theo nguyên tắc xác suất thì khi bạn đầu tư, tỷ lệ phần trăm lãi-lỗ là 50-50. Nếu nhà đầu tư thực hiện 1 giao dịch thì khả năng lãi là 50%, lỗ 50%. Càng giao dịch nhiều lần thì số lần lỗ càng cao. Nếu 1 giao dịch nào đó bạn lỗ mà lỗ với tỷ trọng lớn thì số lỗ đó sẽ bào mòn hết phần lợi nhuận của bạn thậm chí là âm vào vốn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư không bị ảnh hưởng bởi những biến động nhỏ trong giao dịch ngắn hạn nên không bị dao động tâm lý, không vội vàng bán tháo, hạn chế tối đa các giao dịch thất bại.

Kiểm soát tâm lý vốn là điều khó rèn luyện nhất trong giao dịch chứng khoán, ngay cả với những nhà đầu tư lâu năm trên thị trường. Nhà đầu tư thường có tâm lý phải kiếm tiền thật nhanh, tối ưu hóa được mọi lệnh mua bán, trên thực tế điều này sẽ khó mà hoàn hảo dù bạn có là nhà đầu tư nhiều năm kinh nghiêm. Mọi doanh nghiệp đều cần thời gian để tăng trưởng, chẳng ai đốt cháy được giai đoạn. Là nhà đầu tư dài hạn, bạn nên học cách thích ứng với từng đợt sóng của thị trường thay vì việc nôn nóng, hoảng loạn. Có một bí mật là những nhà đầu tư dài hạn họ thường thích thú với những đợt giảm sốc vì đó là thời điểm họ sẵn sàng săn cổ phiếu chất lượng với giá rất rẻ.

Nếu không hiểu giá trị cốt lõi của doanh nghiệp để tạo sự kiên định nắm giữ lâu dài thì khi có một tin tức giật gân nào đó trên truyền thông, các diễn đàn trên mạng, hội nhóm group,… quyết định của nhà đầu tư chắc chắn bị lung lay. Thậm chí hôm nay có thể rất lạc quan về một cổ phiếu nào đó nhưng chỉ cần nghe thấy tin đồn không tốt trên một hội nhóm nào đó là có thể bán đi ngay ngày hôm sau. Vậy nên phải luôn trau dồi kiến thức về tài chính, chứng khoán thì mới có thể gặt hái được quả ngọt trong thị trường khắc nghiệt này.

Đương nhiên không ai muốn khoản đầu tư của mình thua lỗ thất bại, do đó việc lựa chọn một doanh nghiệp để “chọn mặt gửi vàng” là vô cùng quan trọng. Một doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề mà tương lai gần hoặc tương lai xa doanh nghiệp đó sẽ được hưởng lợi về tăng trưởng trong ngành đó, một doanh nghiệp non trẻ nhưng có lợi thế về công nghệ hay bằng sáng chế, hay một doanh nghiệp có những nghiên cứu có giá trị trong tương lai là một doanh nghiệp tuyệt vời để bạn đầu tư lâu dài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có chỉ số EPS cao, ổn định trong vòng nhiều năm nhưng tỉ lệ P/E của cổ phiếu đó đang ở mức thấp, ví dụ EPS trên 5000 mà P/E dưới 5 liên tục trong vòng 2-3 năm sẽ là cổ phiếu đáng cân nhắc để đầu tư, bởi trong giai đoạn 3-5 năm liên tục sẽ có những lúc mà thị trường sụp đổ khiến một số doanh nghiệp tiềm năng có P/E rất thấp, đó cũng là thời điểm vàng thau lẫn lộn. Những cổ phiếu của doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, những cổ phiếu của doanh nghiệp hoạt động xuất sắc đều bị định giá rẻ mạt. Đây là lúc bạn có thể đi “săn hàng hiệu” với mức giá rất thấp.

Tuy P/E là một trong những chỉ số quan trọng nhưng nếu chỉ dựa trên 1 yếu tố này để lựa chọn cổ phiếu đầu tư dài hạn là quá mạo hiểm bởi trên thực tế, cũng có thể do doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến chỉ số EPS thấp nên P/E cao. Vậy nên lựa chọn khôn ngoan nhất là hãy kết hợp nhiều chỉ số khác như ROA, ROE, P/B,… để đưa ra quyết định sáng suốt nhất. Lợi nhuận sẽ bù đắp được thời gian chờ đợi nếu như bạn lựa chọn đúng cổ phiếu. Đầu tư chứng khoán dài hạn không khó, việc khó là rèn luyện tinh thần kỷ luật thép, sự kiên nhẫn và thường xuyên dành thời gian cho việc phân tích cổ phiếu, cập nhật hoạt động kinh doanh tình hình doanh nghiệp. Hy vọng với những chia sẻ trên, nhà đầu tư sẽ có thêm kinh nghiệm hữu ích để đầu tư hiệu quả, thành công.

EPS là thuật ngữ kinh tế quen thuộc thường xuất hiện trong các báo cáo tài chính hay đầu tư chứng khoán. Nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về chứng khoán thì trong bài viết sau đây muahangdambao.com sẽ giải thích chi tiết EPS là gì và cách vận dụng chỉ số này trong đầu tư, hãy cùng theo dõi nhé!

EPS là gì?

EPS là viết tắt của từ Earnings Per Share, có nghĩa là tỷ suất thu nhập trên cổ phần hay thu nhập trên mỗi cổ phiếu.

EPS là thu nhập trên mỗi cổ phiếu

EPS trong chứng khoán là phần lợi nhuận sau thuế trên một cổ phiếu thường của cổ đông sau khi trừ đi cổ tức ưu đãi. Chỉ số này thường được các nhà phân tích sử dụng để xác định khả năng sinh lời của một công ty hay dự án đầu tư.

Công thức tính EPS

EPS = [Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi] / Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.

Trong đó:

  • Thu nhập ròng [hay lợi nhuận ròng] là tổng thu nhập của doanh nghiệp sau khi trừ đi chi phí hoạt động, khấu hao, thuế, lãi suất và các chi phí liên quan khác.
  • Cổ tức cổ phiếu ưu đãi là lợi nhuận thu được từ cổ phiếu ưu đãi, được ấn định theo tỷ lệ cố định trên mệnh giá.
  • Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành đảm bảo kết quả EPS chính xác hơn.
  • Số lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm cuối kỳ thì thuận tiện cho việc tính toán hơn.

Các loại chỉ số EPS chính

EPS cơ bản [basic EPS]

Là lợi nhuận cơ bản trên 1 cổ phiếu và là chỉ số phổ biến hơn. Ta có công thức tính EPS cơ bản tương tự công thức tính EPS thông thường:

EPS cơ bản = [Thu nhập ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi] / Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành.

Chỉ số EPS cơ bản của cổ phiếu

EPS pha loãng [Diluted EPS]

Chỉ số này thường được sử dụng khi doanh nghiệp phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu phát hành thêm. Các loại cổ phiếu này sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu thường trong tương lai và làm thay đổi chỉ số EPS của doanh nghiệp.

Vì số lượng cổ phiếu thường tăng thêm nhưng không có thêm nguồn tiền đầu tư nên sẽ làm giảm thu nhập trên mỗi cổ phiếu.

Theo đó, ta có công thức tính EPS pha loãng như sau:

EPS pha loãng = [Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi] / [Số lượng cổ phiếu đang lưu hành + Số lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi].

Để dự đoán chính xác chỉ số EPS trong tương lai, các nhà đầu tư cần quan tâm đến cả 2 chỉ số EPS cơ bản và pha loãng.

Xem thêm: ETA là gì? ETD là gì? trong xuất nhập khẩu – Cách phân biệt chúng

Ý nghĩa của chỉ số EPS là gì?

EPS là chỉ số tổng hợp thể hiện kết quả kinh doanh của công ty, giúp các nhà đầu tư có thể so sánh giữa các loại cổ phiếu.

Chỉ số EPS phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

EPS là cơ sở để tính toán các chỉ số tài chính quan trọng khác như: chỉ số P/E, ROE [trong trường hợp doanh nghiệp không có cổ phần ưu đãi].

Chỉ số EPS dùng để so sánh kết quả hoạt động của các doanh nghiệp. Thông thường, doanh nghiệp có chỉ số EPS cao hơn sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn.

Các đơn vị doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để tạo ra chỉ số EPS hấp dẫn các nhà đầu tư. Chính vì vậy, nhà đầu tư cần hiểu rõ cách tính chỉ số này để đưa ra quyết định đầu tư chính xác.

Tốt nhất, nhà đầu tư không nên chỉ dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các chỉ số khác và các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp.

Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?

Nếu bạn đã từng tìm hiểu về chỉ số ROE thì sẽ thấy được rằng ROE > 15% duy trì trong suốt ít nhất 3 năm và có xu hướng gia tăng là tín hiệu tốt.

Ví dụ: Một cổ phiếu có mệnh giá là 10.000 đồng, lưu ý, mệnh giá cổ phiếu khác với giá cổ phiếu và giá trị sổ sách. Các doanh nghiệp niêm yết trên ba sàn chứng khoán chính: VN-INDEX, HNX, UPCOM đều chỉ có mệnh giá là 10.000 đồng.

Do đó, doanh nghiệp được đánh giá là tăng trưởng khi có chỉ số EPS > 1500 đồng duy trì trong nhiều năm và có xu hướng tăng, hoặc ít nhất EPS > 1000 đồng.

Mối quan hệ giữa chỉ số EPS và chỉ số P/E

EPS là chỉ số quan trọng trong việc tính toán giá cổ phiếu và là cơ sở cấu thành nên tỉ lệ P/E hay còn gọi là hệ số giá trên thu nhập. Chỉ số P/E đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích và đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư.

Chỉ số EPS và P/E ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cổ phiếu

Thu nhập trên mỗi cổ phiếu [EPS] sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Ta có công thức như sau: P/E = P/ EPS. Trong đó, P [Market Price] là giá cả thị trường.

Chỉ số P/E phản ánh giá thị trường của cổ phiếu thời điểm hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần.

Hạn chế của chỉ số EPS

Chỉ số EPS có thể âm dẫn đến chỉ số P/E không có ý nghĩa kinh tế vì mẫu số là số âm [P/E = P/ EPS]. Do đó, các nhà đầu tư cần phải sử dụng các công cụ khác để định giá doanh nghiệp.

Chỉ số EPS rất dễ biến động và bị bóp méo

Trên thị trường chứng khoán, lợi nhuận của doanh nghiệp rất dễ biến động nên chỉ số EPS có thể tăng đột biến khi doanh nghiệp bán tài sản hoặc thuộc ngành có chu kỳ cao. Điều này dẫn đến việc các nhà đầu tư không có được cái nhìn khách quan và chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp liên tục phát hành cổ phiếu, cổ phiếu ESOP, trái phiếu chuyển đổi thì sẽ làm chỉ số EPS giảm khiến các nhà đầu tư gặp nhiều rủi ro.

Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp thường không đáng tin cậy, thay đổi số liệu liên tục, lợi nhuận ảo khiến các nhà đầu tư không nắm rõ tình hình kinh doanh của đơn vị. Không ít nhà đầu tư bị thua lỗ là do doanh nghiệp gia tăng hàng tồn kho và các khoản phải thu…

Xem thêm: Chỉ số ROI là gì? Cách tính ROI và các thông tin liên quan khác

Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã hiểu EPS là chỉ số gì đúng không? Hy vọng những chia sẻ này đã giúp các bạn biết cách tính toán chỉ số này và có quyết định đầu tư đúng đắn!

Video liên quan

Chủ Đề