Vì sao monica là vợ cũ của jack

Chụp lại hình ảnh,

Đạo diễn Roman Polanski và vợ, diễn viên Sharon Tate tại Anh năm 1969 trước khi bà bị giết

Vụ đạo diễn Roman Polanski đột nhiên bị bắt tại Zurich đang gây sự chú ý của nhiều giới tại châu Âu nhưng cũng là dịp nhắc lại cuộc đời nhiều bi kịch và các bộ phim nổi tiếng nhất của ông.

Tin mới nhất từ Pháp 28/9 cho hay các chính trị gia nước này lên tiếng bảo vệ đạo diễn Roman Polanski, người vừa bị bắt tại Zurich.

Bộ trưởng Văn hóa Pháp, Frederic Mitterand, nói ông bị sốc vì vụ Thụy Sĩ bắt nghệ sĩ là công dân Pháp, và cho hay Tổng thống Nicolas Sarkozy đang theo dõi kỹ vụ việc.

Ông Mitterand cho hay ông cùng Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radoslaw Sikorski đang vận động chính giới Mỹ can thiệp.

Giới văn nghệ sĩ châu Âu như Monica Bellucci, Fanny Ardant, Robert Harris...đều lên tiếng ủng hộ Polanski.

Cảnh sát Thụy Sĩ làm theo một lệnh truy nã đã lâu của Hoa Kỳ vì ông Polanski đã có quan hệ tình dục với một thiếu nữ 13 tuổi trong thập niên 1970.

Cuộc đời nghệ sĩ gốc Ba Lan có đầy những mảng bi kịch như các bộ phim u ám của ông.

Phim The Pianist [Nghệ sĩ dương cầm, 2002], như nhắc lại một phần tiểu sử của thế hệ bị tiêu diệt của người Do Thái ở Ba Lan, đã đoạt giải Cành Cọ Vàng ở Cannes và giải Oscar cho đạo diễn.

Sinh tại Paris với tên thật là Rajmund Roman Liebling năm 1933, nhưng được đưa về sống ở Ba Lan trước Thế Chiến 2, cuộc đời Roman Polanski là một bi kịch.

Dù ông thoát chết tại biệt khu Do Thái ở Krakow, mẹ ông bị phát-xít Đức giết trong lò hơi ngạt ở một trại tập trung.

Sau chiến tranh, ông vào học ở Viện Điện ảnh Quốc gia Ba Lan ở Lodz và nổi tiếng thế giới với phim đầu tay “Con dao dưới nước” [Noz w wodzie] năm 1962.

Bộ phim toàn những cảnh ngột ngạt trong một chiếc du thuyền có ý phê phán xã hội Ba Lan hậu chiến và làm các nhà lãnh đạo Cộng sản bực bội nhưng lại được giới phê bình đánh giá cao tại liên hoan phim Venice.

Tại Ba Lan, phim thời trẻ của ông được xếp cùng dòng điện ảnh về nhân sinh, mang nặng tính bi quan của thế hệ hậu chiến bị ức chế thời cộng sản.

Trong thập niên 1950, Polanski cũng đóng trong các phim như Thế hệ [Pokolenie] của Andrzej Wajda hay Chiếc xe đạp kỳ diệu [Zaczarowany Rower] của Silik Sternfeld.

Sang Hollywood, Polanski nhanh chóng trở thành một nghệ sĩ đến từ bên kia Bức màn sắt thành công vượt bậc.

Ông làm bạn với nhiều diễn viên, nghệ sĩ, trong đó có cả Bruce Lee.

Tác phẩm gây tiếng vang lớn trong thập niên 60 của ông tại Hollywood là phim Đứa con của Rosemary.

Chụp lại hình ảnh,

Mia Farrow đóng vai chính trong phim Rosemary's Baby

Vai diễn của Mia Farrow đóng một phụ nữ nằm mộng cô quan hệ với quỷ dữ và có mang.

Không khí nặng nề, độc địa trong phim ra năm 1968 đã tác động mạnh đến thể loại phim kinh dị mang mầu sắc tâm lý ở Phương Tây sau này.

Thảm kịch thực sự đã xảy ra với chính nhà làm phim ngay năm sau, khi vợ ông, Sharon Tate đã có bầu nặng, bị giết tàn bạo cùng bốn người khác trong vụ án rung động nước Mỹ.

Những kẻ sát nhân nhận lệnh từ một lãnh tụ giáo phái, Charles Manson.

Có bình luận rằng vụ giết Sharon Tate đã chấm dứt trào lưu tinh thần của thập niên 1960 bên cạnh lời giải thích của một số người rằng Manson muốn khai mào một cuộc chiến chủng tộc ở Mỹ.

Bị khủng hoảng nặng, Polanski sang sống ở châu Âu và dựng phim Macbeth năm 1971, với cách diễn tả tác phẩm của William Shakespeare u tối và đầy áp bức.

Năm 1974, ông trở lại Hollywood để làm phim Chinatown [Phố Tàu], tác phẩm được nhiều người cho là đỉnh cao trong sự nghiệp điện ảnh tại Mỹ của Polanski.

Jack Nicholson đóng vai JJ Gittes, một thám tử dạng như Philip Marlowe, trong bộ phim vụ án với bối cảnh là Los Angeles thập niên 1930.

Trong phim, Polanski cho mình đóng vai một kẻ du thủ du thực cầm dao cắt vào mũi Nicholson.

Năm 1974, phim được đề cử Oscar ở 11 hạng mục và nhận giải cho kịch bản hay nhất.

Ba năm sau, Polanski dính vào một vụ tai tiếng khi bị cáo buộc có quan hệ tình dục với một cô bé 13 tuổi tại nhà của Jack Nicholson ở Los Angeles.

Theo báo Ba Lan Gazeta Wyborcza, bên nguyên, Samantha Gailey [nay là Samantha Geimer] sau này đã tha thứ cho Polanski và không muốn ông bị truy nã nữa, nhưng án lệnh của tòa vẫn còn hiệu lực cho tới bây giờ.

Chụp lại hình ảnh,

Trong phim Chinatown, Jack Nicholson [phải] đóng vai thám tử JJ Gittes

Theo Polanski, ông tưởng Samantha nhiều tuổi hơn và tỏ ra rất có kinh nghiệm yêu đương nhưng tòa án vẫn tạm giam đạo diễn 44 tuổi để điều tra tình trạng tâm lý.

Sau 42 ngày ngồi tù, Polanski được tạm tha sau khi nộp tiền cọc và ông đã trốn sang Anh năm 1978, rồi ngay lập tức sang Pháp sống.

Kể từ đó ông không bao giờ về Mỹ vì sợ bị bắt và bỏ tù.

Sống với vợ là diễn viên Pháp Emmanuelle Seigner, ông cũng không dám sang Anh hay các nước có thỏa thuận dẫn độ với Hoa Kỳ.

Hiện luật sư của ông tại Thuỵ Sĩ nói sẽ phản đối lên tòa vì “điều không rõ ràng” trong thỏa thuận với Mỹ.

Tháng 2 năm 2009, luật sư trình bày lại vụ kiện lên tòa ở Los Angeles để xin được trình tòa ngoài hệ thống của tiểu bang California nhưng bị bác.

Các báo châu Âu ủng hộ ông nói vụ án năm 1978 có nhiều tình tiết sai phạm về thủ tục.

Một số ý kiến ở Ba Lan thì gợi ý rằng vị quan tòa ra lệnh bắt Polanski trong thập niên 1970 mà nay đã qua đời, từng có những tuyên bố bài ngoại và muốn “trừng trị” Polanski.

Bên bị cáo muốn tòa coi vụ việc là không còn hiệu lực nhưng quan tòa hiện nay tại Mỹ vẫn muốn Polanski về Los Angeles để khai báo trước khi ra phán quyết.

Tòa Mỹ cho thời hạn đến 7 tháng 5 năm nay để nhà làm phim nổi tiếng quyết định.

Tại châu Âu cũng có tin Polanski từng quan hệ với diễn viên Nastassja Kinski khi cô này mới 15 tuổi.

Kinski đã xuất hiện trong phim Tess được đề cử Oscar của Polanski năm 1977.

Bên cạnh các phim như Bitter Moon [1997] hay Death and the Maiden [1994], phim Frantic [1988] với Harrison Ford trong vai chính và Ninth Gate [1999] với Johnny Depp là những phim nổi tiếng hơn cả của ông.

Gần đây nhất, phim The Pianist của ông về cuộc đời nghệ sĩ dương cầm Ba Lan Wladyslaw Szpilman được so sánh với chính trải nghiệm của Polanski về Thế Chiến 2 và cuộc diệt chủng Do Thái.

Phim với Adrien Brody thủ vai chính đã được đề cử Quả Cầu Vàng tháng 12/2002 để rồi giành sáu giải Cesar và Baftar.

Sự nghiệp vinh quang pha lẫn bi kịch của Polanski được dư luận chú ý đến khi phim đem lại giải Oscar cho đạo diễn giỏi nhất năm 2003 nhưng ông không dự lễ mà được Harrison Ford thay mặt để nhận giải.

Hiện chưa rõ vụ xử Polanski sẽ đi tới đâu trong lúc báo chí và dư luận ở cả ba nước Hoa Kỳ, Pháp và Ba Lan đang tiếp tục tranh cãi về tài năng cùng những điểm tối trong cuộc đời Polanski.

Video liên quan

Chủ Đề