Vì sao phèn chua có vị chua

Phèn chua là nguyên liệu quen thuộc thường được mọi người sử dụng để ngâm rửa thực phẩm trước khi chế biến. Nhưng liệu bạn đã thật sự biết rõ phèn chua là gì cũng như cách ứng dụng chúng trong đời sống hằng ngày hay không? Hãy cùng CET tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Phèn chua là gì?

Phèn chua là một loại muối có tinh thể to nhỏ không đều, không màu hoặc có màu trắng hơi đục. Phèn chua còn được gọi là phèn nhôm, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng nên dễ tinh chế bằng kết tinh lại trong nước.

Phèn chua có công thức hóa học là gì?

Phèn chua là muối sulfat kép của kali và nhôm KAI[SO4]2. Phèn chua thường được tìm thấy ở dạng tinh thể khi ngậm 24 phân tử nước: KAl[SO4]2-12H2O hoặc K2SO4.Al2[SO4]3.24H2O.

Phèn chua mang đến những công dụng tuyệt vời. Nguồn: Internet

Phèn chua có tác dụng gì?

Rửa sạch nhớt cá và lòng heo

Để làm sạch nhớt cá, bạn có thể dùng phèn chua chà xát lên cá và rửa cá lại bằng nước sạch. Với lòng heo, sau khi rửa sạch với nước, bạn có thể dùng phèn chua đã nghiền mịn chà xát lên lòng heo và rửa lại bằng nước một lần nữa.

Bạn có thể ngâm ngâm quần áo mới mua vào nước đã pha phèn chua trong 1 giờ trước khi giặt. Đây là cách giúp cho quần áo của bạn duy trì tốt màu sắc ban đầu và ít bị phai màu.

Chữa mùi hôi cơ thể

Phèn chua sau khi rang lên, bạn đem đi tán nhỏ, xay nhuyễn mịn cho vào hộp kín. Sau khi tắm sạch bằng xà phòng và lau khô, bạn dùng bột này xoa đều lên vùng cơ thể có mùi. Thành phần nhôm sunfat trong phèn chua sẽ giúp khử mùi khi mồ hôi tiết ra từ cơ thể.

Chống gỉ sét cho chảo sắt và chảo nhôm

Bạn hãy cho đầy nước và một ít phèn chua vào chảo mới mua, sau đó đun sôi chảo khoảng 15 – 20 phút. Cách này sẽ giúp chảo của bạn hạn chế được tình trạng bị gỉ sét sau khi sử dụng lâu ngày.

Phèn chua có nhiều công dụng hữu ích trong đời sống thường nhật. Nguồn: Internet

Trị nước ăn chân

Phèn chua có tác dụng chống ngứa, sát trùng, làm khô nên trị nước ăn chân rất tốt. Bạn có thể dùng một cục phèn chua nhỏ ngâm trong nước, chờ đến khi phèn tàn ra thì cho chân vào ngâm. Lưu ý, sau khi ngâm chân, bạn cần lau khô và giữ chân khô ráo để tình trạng nước ăn chân mau khỏi.

Phèn chua có phải là đường phèn không?

Đường phèn bản thân là loại đường được sản xuất từ mía, có tác dụng băng đường. Thành phần hóa học chủ yếu là saccharose, có thể phân giải thành glucose và frutose. Với công thức hóa học khác nhau, cách sản xuất từ các thành phần nguyên liệu khác nhau, phèn chua là hợp chất vô cơ, còn đường phèn là hợp chất hữu cơ. Cho nên, phèn chua hoàn toàn không phải là đường phèn.

Cách làm và điều chế phèn chua

Phèn nhôm được điều chế từ các nguyên liệu chính đó là đất sét [thành phần chía chứa AL2O3], axit sunfuric và K2SO4. Kali alum là khoáng chất sulfat nguồn gốc từ tự nhiên, dạng cứng trong đá ở các khu vực bị phong hóa và oxi hóa của các khoáng chất sulfua, có chứa gốc kali.

Cách làm phèn chua trị mùi hôi cơ thể

– Giã nhỏ 50gr phèn chua và cho vào nồi nung, tốt nhất là nung bằng nồi đất.

– Chưng nóng phèn cho rút hết nước, phèn trở nên xốp nở phồng gấp 2 – 3 lần [người ta gọi là phèn phi hay bột phèn chua].

– Sau khi tắm sạch sẽ, chà xát phèn chua lên nách và chân, massage nhẹ nhàng 8 – 10 phút. Mỗi tuần sử dụng 3 – 4 lần có thể trị mùi hôi cơ thể hữu hiệu.

– Nếu chưa sử dụng hết, bạn cất vào lọ thủy tinh dùng dần.

Phèn chua có nhiều cách điều chế và có nhiều công dụng khác nhau. Nguồn: Internet

Cách trị mùi hôi cơ thể bằng phèn chua và rượu gạo

– Chuẩn bị 10ml rượu và 30gr phèn chua.

– Dùng dụng cụ cán nhỏ phèn chua.

– Cho phèn chua vào một lọ thủy tinh và đổ rượu trắng cho tới khi ngập phèn, ngâm trong vài ngày.

– Sau đó, bạn có thể dùng dung dịch này thoa đều lên vùng nách, sau khoảng 30 phút thì rửa lại bằng nước lạnh.

Phèn chua mua ở đâu?

Phèn chua có thể dễ dàng mua ở các chợ lớn nhỏ hoặc cửa hàng tạp hóa. Ngoài ra, hiện nay, các trang website bán hàng trên mạng đều có dịch vụ đặt hàng phèn chua. Hy vọng bài viết trên đã mang đến những thông tin thú vị và hữu ích về phèn chua dành cho bạn. CET mong rằng bạn sẽ có thể ứng dụng tốt những lợi ích đặc biệt của phèn chua để hỗ trợ cho cuộc sống hằng ngày nhé!

Phèn chua là gì? Có ăn được không? Tác dụng, tác hại của phèn chua

Phèn chua là gì? Có ăn được không? Tác dụng, tác hại của phèn chua như thế nào? Nếu bạn đang có những băn khoăn như vậy thì hãy theo dõi ngay bài viết này nhé. Những chia sẻ dưới đây của chúng tôi chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phèn chua.

Xem nhanh nội dung

  • Phèn chua là gì? Phèn chua có phải là đường phèn không?
  • Phèn chua có tác dụng gì?
  • Phèn chua có ăn được không? Phèn chua có độc hại không?
  • Giá phèn chua là bao nhiêu?

Phèn chua là gì? Phèn chua có phải là đường phèn không?

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa phèn chua và đường phèn. Vậy phèn chua có phải là đường phèn không? Câu trả lời là không. Phèn chua và đường phèn là 2 loại nguyên liệu hoàn toàn khác nhau.

Phèn chua [hay còn được gọi là phèn nhôm, nhôm sunfat] chính là một loại muối của nhôm và kali, chúng là một tinh thể muối có kích thước không đều nhau và thường được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày.

Phèn chua thường có màu trắng, thậm chí đôi khi là trong suốt không màu. Phèn chua có vị chát và chua, tan ít trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng và không tan trong cồn.

Phèn chua có tác dụng gì?

Phèn chua có rất nhiều tác dụng không chỉ trong làm đẹp, việc bếp núc mà còn được ứng dụng trong các ngành công nghiệp. Dưới đây sẽ là chi tiết những tác dụng của phèn chua, mời bạn cùng tham khảo nhé.

1. Công dụng của phèn chua trong làm đẹp & chăm sóc sức khỏe

Chữa hôi nách bằng phèn chua, chữa hôi chân bằng phèn chua

Phèn chua có chứa thành phần chính là nhôm sunfat, chính vì thế loại nguyên liệu này có thể được sử dụng để khử mùi hôi cơ thể như hôi nách, hôi chân... rất hiệu quả.

Để loại bỏ mùi hôi nách, hôi chân đầy khó chịu và ám ảnh, bạn cần rang phèn chua, sau đó tán nhuyễn thành bột phèn chua. Nếu tán nhiều, bạn có thể cho vào hộp kín để sử dụng lâu dài. Sau khi tắm sạch bằng xà bông và lau khô, bạn có thể dùng bột phèn chua này xoa đều lên vùng nách và các kẽ ngón chân. Các thành phần có trong phèn chua sẽ giúp khử mùi, ngăn ngừa tiết mồ hôi rất tốt.

>> Xem thêm:5 cách trị hôi nách bằng phèn chua tại nhà đơn giản, hiệu quả

Hỗ trợ điều trị mụn

Một trong những tác dụng của phèn chua đó chính là hỗ trợ điều trị mụn. Sở dĩ phèn chua làm được điều này là bởi nó có tác dụng sát khuẩn và làm sạch bề mặt da rất tốt, từ đó giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công, giúp da sạch mụn.

Để trị mụn bằng phèn chua, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Bạn hòa 1 thìa bột phèn chua với nước ấm.
  • Bước 2: Rửa mặt thật sạch bằng nước, sau đó bạn dùng một miếng bông gòn thấm vào nước phèn chua vừa pha rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị mụn.
  • Bước 3: Bạn thực hiện massage nhẹ nhàng khoảng 5 phút để phèn chua thấm đều trên da mặt. Sau khoảng 15 phút thì bạn rửa mặt lại với nước sạch là được.

Kiên trì thực hiện trong 1 tuần, bạn sẽ thấy những đốm mụn giảm đi trông thấy đấy.

Hỗ trợ trị nước ăn chân

Trị nước ăn chân cũng là một trong những tác dụng của phèn chua. Phèn chua có tác dụng sát khuẩn, làm khô và chống ngứa hiệu quả. Chính vì thế, nó trở thành một nguyên liệu tuyệt vời để chấm dứt cảm giác khó chịu, ngứa ngáy khi bị nước ăn chân. Bạn có thể dùng bột phèn chua pha với nước ấm, sau đó ngâm chân liên tiếp nhiều ngày cho tới khi vùng da bị nước ăn chân bớt ngứa và khó chịu nhé.

Lưu ý: Sau khi ngâm chân xong, bạn nên lau chân và để cho chân thật khô ráo nhé.

Hỗ trợ điều trị hắc lào

Phèn chua cũng có thể kết hợp với một số thảo dược khác để hỗ trợ điều trị bệnh hắc lào.

2. Tác dụng của phèn chua trong nấu ăn

Phèn chua cũng là một trong những nguyên liệu giúp ích khá nhiều cho các chị em trong công việc bếp núc. Cụ thể, tác dụng của phèn chua trong nấu ăn như sau:

  • Phèn chua có thể dùng để ngâm rau, củ quả giúp tạo độ giòn cho thực phẩm, đặc biệt là thường hỗ trợ quá trình làm mứt.
  • Phèn chua cũng được sử dụng để giữ cho trứng tươi lâu hơn. Bạn có thể ngâm trứng trong dung dịch phèn chua 5% khoảng 15 phút rồi lấy ra. Cách làm này sẽ tránh cho trứng bị ung, hỏng.
  • Ngoài ra, phèn chua cũng thường được sử dụng để khử mùi hôi cho thực phẩm như lòng lợn, lòng gà, lươn...
  • Đặc biệt, một công dụng nữa của phèn chua trong nấu ăn đó chính là giúp khử vị the, đắng của cùi bưởi, giúp các bà nội trợ làm mứt vỏ bưởi hay chè bưởi dễ dàng hơn. Cũng nhờ phèn chua mà cùi bưởi trở nên trắng, giòn hơn rất nhiều.

3. Tác dụng của phèn chua trong công nghiệp

Trong ngành công nghiệp, phèn chua cũng mang lại nhiều lợi ích vô cùng tuyệt vời. Cụ thể, nó góp mặt vào quá trình sản xuất giấy và nhờ quá trình phản ứng hóa học nó sẽ giúp kết dính các sợi xenlulozo lại với nhau để giấy không bị nhòe khi viết.

Bên cạnh đó, phèn chua cũng được ứng dụng trong ngành dệt, giúp giữ màu vải lâu bền hơn.

Phèn chua có ăn được không? Phèn chua có độc hại không?

Nếu bạn ăn nhầm một lượng nhỏ phèn chua thì vẫn sẽ an toàn. Tuy nhiên, nếu bạn ăn phải một lượng phèn chua lớn thì có thể sẽ gây ra các triệu chứng như nôn ói, chóng mặt, tiêu chảy hay thậm chí là một số ảnh hưởng nhỏ đến hệ thần kinh như suy giảm trí nhớ.

Mặc dù có nhiều công dụng nhưng phèn chua cũng có những tác hại nhất định cho sức khỏe con người.

Việc lạm dụng phèn chua quá mức trong chế biến thức ăn có thể dẫn tới nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Lý do là bởi trong thành phần của phèn chua có chứa nhôm.Nếu nhôm từ phèn chua được cơ thể hấp thụ thì một phần nhôm đó sẽ được tích lũy ở xương, một phần khác sẽ được bài tiết ra ngoài. Trong trường hợp cơ thể có quá nhiều nhôm, nó sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm là rất cao. Trong số đó tiêu biểu nhất chính là bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

Vì thế, trong quá trình sử dụng phèn chua, đặc biệt là khi sử dụng cho mục đích chế biến thực phẩm, bạn cần hết sức thận trọng nhé.

Giá phèn chua là bao nhiêu?

Giá phèn chua khá rẻ, 100 gam phèn chua có giá khoảng từ 30.000 đến 60.000 đồng tùy cho các mục đích sử dụng khác nhau. Bạn có thể tìm mua loại muối này ở bất kỳ tiệm tạp hóa hay khu chợ nào.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về phèn chua. Hi vọng rằng sau bài viết này bạn đã hiểu được phèn chua là gì, phèn chua có ăn được không cũng như biết được tác dụng, tác hại của phèn chua như thế nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Đừng quên thường xuyên truy cập website META.vn để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.

Tham khảo thêm:

  • Cách làm đường phèn viên, cách nấu nước đường phèn pha đồ uống tại nhà
  • Baking soda là gì? Những công dụng tuyệt vời của baking soda
  • Cách thông bồn cầu tại nhà cực đơn giản chỉ bằng bát muối với baking soda

Xem thêm: phèn chua, phèn phi

Video liên quan

Chủ Đề