Vị trí và đóng góp của tác giả Lưu Quang Vũ đối với nền văn học Việt Nam hiện đại

Kịch Lưu Quang Vũ - Những vấn đề của đời sống

Cao Minh

06:37 CH @ Thứ Ba - 17 Tháng Tư, 2018

Nhà viết kịch đầy tài năng Lưu Quang Vũ [1948 - 1988] ra đi đã tròn 25 năm. Sân khấu Việt Nam cho đến hôm nay vẫn chưa có một tác giả nào có thể lấp được khoảng trống Lưu Quang Vũ để lại...

Hiện tượng Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ đến với sân khấu khi sân khấu đang đòi hỏi hết sức khẩn thiết phải đổi mới. Hiện thực cuộc sống được phơi bày. Cái tốt có, cái xấu có. Cái lý tưởng đang dần phai nhạt và cái tầm thường đang trỗi dậy, có cơ lấn lướt... Trong Hội diễn Sân khấu toàn quốc 1980, Lưu Quang Vũ còn là tác giả trẻ và mới, thì đến năm 1985 “hiện tượng Lưu Quang Vũ” là một phát hiện hiếm thấy. Tám vở kịch của anh tham gia hội diễn thì 6 vở được tặng thưởng Huy chương vàng, 2 vở Huy chương bạc. Đây là con số kỷ lục.

Sự xuất hiện rực rỡ của một tài năng mới đã gây được sự chú ý đặc biệt trong dư luận. Cho đến lúc ra đi vào cõi vĩnh hằng, Lưu Quang Vũ đã viết trên 50 vở kịch, hầu hết đều đã được dàn dựng. Đây cũng lại là con số kỷ lục của một tác giả, khi tuổi đời vừa tròn 40.

Lưu Quang Vũ có một khả năng quan sát, nắm bắt những vấn đề nóng bỏng của đời sống một cách nhanh nhạy, sắc sảo và tinh tế cùng với tri thức giàu có về nhiều mặt. Lưu Quang Vũ rất tài trong việc đưa những chi tiết có thật trong cuộc sống trở thành những chi tiết nghệ thuật mang sức khái quát, có ý nghĩa mà không sống sượng; đồng thời đưa tác phẩm nghệ thuật phổ biến vào đời sống một cách thoải mái như cuộc sống đang được trung thực tái hiện lại.

Hơi thở cuộc sống

Kịch của Lưu Quang Vũ, ngoài sự phát hiện, xây dựng nên những nhân vật mang dáng nét con người mới hôm nay và ngày mai, tác giả còn không ngần ngại phê phán các kiểu nhân vật tiêu cực có thật trong đời sống, thuộc đủ mọi giai tầng, những nhân vật trước kia người ta thường né tránh. Thế giới nhân vật kịch của Lưu Quang Vũ rộng lớn. Từ cổ tích, dân gian như: Lời nói dối cuối cùng, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Linh hồn của đá... Từ lịch sử, dã sử như: Ông vua hóa hổ, Ngọc Hân công chúa hay lịch sử hiện đại như Sống mãi tuổi 17, Hẹn ngày trở lại, Chết cho điều chưa có, Nữ ký giả, Vách đá nóng bỏng...

Nhưng chủ yếu nhất vẫn là những tác phẩm về đề tài hiện đại. Có thể thấy trong kịch Lưu Quang Vũ có mặt nhiều ngành nghề, công việc của đời sống hôm nay như công nghiệp, sản xuất ở các nhà máy, xí nghiệp... [Tôi và chúng ta, Khoảnh khắc và vô tận, Nếu anh không đốt lửa], ngành y tế [Nguồn sáng trong đời, Hạnh phúc của người bất hạnh], ngành giáo dục [Mùa hạ cuối cùng]...

Vở kịch Tôi và chúng ta là quá trình đấu tranh tìm ra chỗ đứng chân chính của mỗi người trong cuộc sống. Tiếp theo mạch Tôi và chúng ta là Khoảnh khắc và vô tận, đây là một vở kịch có dung lượng đời sống được dồn nén, ắp đầy. Những vấn đề bức thiết của cuộc sống, có thể nói chưa bao giờ được Lưu Quang Vũ đưa lên sân khấu ào ạt như trong năm 1988. Chỉ trừ có Ngọc Hân công chúalà soi vào lịch sử, còn mọi vở diễn đều mang hơi thở cuộc sống được trình diễn, xem xét ở những bình diện khác nhau. Quyền được hạnh phúc tập trung những tư tưởng dân chủ cao nhất của Lưu Quang Vũ, được xây dựng bằng những chuyện có thật trong cuộc đời. Ông không phải bố tôi là sự đan xen xót xa giữa quá khứ ấu trĩ vừa qua và hiện tại cuộc sống hôm nay. Ai đã từng xem Lời thề thứ chínmà không khỏi băn khoăn trước cuộc sống hiện tại. Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương, người lính đang cầm súng bảo vệ Tổ quốc và gia đình của người lính... Chỉ đến vở Lời thề thứ chínmới được nhìn nhận một cách khá toàn diện, xác thực.

Vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt là đỉnh cao trong kịch Lưu Quang Vũ, và có lẽ cũng là đỉnh cao của kịch nói nước nhà cho đến hôm nay. Vở được Lưu Quang Vũ xây dựng bằng phương pháp ẩn dụ. Ý nghĩa câu chuyện không được trình bày thẳng băng, cụ thể; mà thông qua cuộc đấu tranh hết sức khốc liệt, phức tạp giữa phần hồn và phần xác; tác giả muốn đề cập đến vấn đề mang tầm khái quát cao, đó là: sự tha hóa của con người tốt trong môi trường xấu. Có thể thấy một điều: con người đang làm hỏng dần cuộc sống và đối lại, cuộc sống đang hủy diệt những phần tốt đẹp của con người. Vở kịch triết lý sâu sắc về cuộc sống ở mọi tầng ý nghĩa của nó.

Nắm bắt được những vấn đề bức thiết của đời sống, do vậy, kịch của anh phản ánh được những vấn đề thời sự nóng bỏng trong cuộc sống, cũng như nhìn thấy những mâu thuẫn đang tồn tại, nên kịch Lưu Quang Vũ đã nói được nguyện vọng của đông đảo mọi tầng lớp nhân dân.

Khi nghệ thuật đồng hành được cùng “tâm trạng xã hội “thì tác dụng của nó đối với đời sống to lớn biết chừng nào. Lưu Quang Vũ đã làm được điều ấy. Anh viết vở kịch cuối cùng Điều không thể mất là một lời nhắn gửi, tin tưởng vào cuộc đời, vào con người...

Nguồn:Sài Gòn giải phóng

LinkedInPinterestCập nhật lúc:11:54 SA @ 27/08/2022

thơthơ cavăn hóanghệ thuậttiên trivăn họckịchLưu Quang Vũ

Tuyển chọn những bài văn hay Nhận định về Lưu Quang Vũ.Với những bài văn mẫu đặc sắc, chi tiết dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé!

Nhận định 1: “Lưu Quang Vũ: Nghệ sĩ lớn tiên phong trong công cuộc đổi mới đất nước”

Với nhà văn, cái cuối cùng còn lại chính là tư tưởng, là triết học, có điều nó không phải là những khái niệm khô khan mà là những hình tượng nghệ thuật sống động thấm đẫm cảm xúc nên có sức truyền cảm và sức ảnh hưởng nhanh chóng và lâu dài. Đánh giá một nhà văn, người ta dựa vào sự phê bình của công chúng, sự thẩm định của thời gian, xác định tầm ảnh hưởng của nhà văn đó với lịch sử tư tưởng.

Những nhà văn lớn luôn để lại dấu sâu đậm trong tiến trình văn hoc dân tộc. Họ là những người tiên phong và khai mở, giác ngộ công chúng trong nhận diện hiện thực và dự báo tương lai.

Lưu Quang Vũ, qua sự nghiệp văn học của mình, đặc biệt qua 50 vở kịch được sáng tác trong khoảng 10 năm trước khi ông qua đời đã để lại dấu đặc biệt, một hiện tượng “ có một không hai” trong lịch sử đời sống văn học Việt Nam hiện đại.

Để lại khoảng 200 bài thơ, hơn 50 vở kịch, thời gian càng lùi xa, người ta người ta càng nhận thấy vị trí tiên phong của Lưu Quang Vũ. Điều này thể hiện rõ nhất qua kịch của ông.

Làm biên tậpTạp chí Sân khấu, ông hiểu được nhu cầu đổi mới đang đặt ra cấp thiết với nền kịch nghệ nước nhà. Bởi đời sống đất nước sau chiến tranh đang đặt ra rất nhiều vấn đề bức thiết, khi cơ chế tập trung bao cấp của thời chiến sang thời bình trở nên lạc hậu, tù hãm, căn bệnh quan liêu lan tràn, đời sống xã hội như một dòng chảy xô bồ xen lẫn đục trong, chứa đầy mâu thuẫn gay gắt. Nếu sân khấu không phản ánh hiện thực đó, vẫn chiều hướng lý tưởng hóa sẽ bị khán giả quay lưng.

Lưu Quang Vũ đã nhanh chóng nắm bắt những mâu thuẫn nhức nhối, nêu ra những vấn đề cấp thiết , thổi một luồng gió mới vào sân khấu cũng như đời sống lúc bấy giờ. Những thông điệp mới mẻ ấy được chuyển tải hấp dẫn trong các vở kịch của anh đã lôi kéo người xem đến rạp. Có những vở như Tôi và chúng ta, Khoảnh khắc và vô tận, Quyền được hạnh phúc...đã động đến nhiều vấn đề xã hội phức tạp, nhạy cảm ...nhưng người xem thích thú vì đã nói hộ họ những điều bức xúc, hé mở, gợi ý cho những giải pháp, hướng đi, đem lại cho người xem niềm tin, niềm hi vọng...

Có thể nói kịch Lưu Quang Vũ như một đội quân tiên phong của văn học, đã xông vào những vấn đề nóng bỏng nhất để báo động về sự đổ vỡ, mất mát sẽ diễn ra nếu không thay đổi, là tiếng nói báo trước về những cái mới sẽ đến, cái lạc hậu, trì trệ ắt sẽ bị thay thế.

Đồng thời, kịch của anh cũng cổ vũ mạnh mẽ cho những nhân tố mới, gửi gắm niềm tin vào những người trẻ tuổi, phê phán mạnh mẽ những thứ giáo điều, lạc hậu kìm hãm con người, truyền cảm hứng để công chúng hướng tới những chuẩn mực giá trị mới nhân văn vì con người, góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới đất nước, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội.

Kịch của Lưu Quang Vũ, không chỉ đề cập đến những vấn đề có tính chất thời sự mà quan trọng hơn Lưu Quang Vũ đã khai thác chiều sâu của hiện thực, mổ xẻ và nêu ra những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh muôn thưở của con người như cuộc đấu tranh thiện - ác, mâu thuẫn giữa cái cao cả và thấp hèn, giữa nhân hậu, vị tha với hẹp hòi, ích kỷ, giữa trung thực và giả dối. Nhờ thế mà kịch của anh có sức sống lâu bền, những vở nhưHồn Trương Ba, da hàng thịt, Nàng Xi ta,Mùa hạ cuối cùng, Hoa cúc xanh trên đầm lầy..., đã và đang tiếp tục kéo khán giả đến rạp.

Không chỉ nhận diện những vấn đề của thực tại, nhà văn tài năng lớn còn có những dự báo về tương lai. Kịch Lưu Quang Vũ đã đưa ra những dự báo đi trước thời đại 40 năm. Trong vởHoa cúc xanh trên đầm lầy, sáng tác từ năm 1983, Lưu Quang Vũ đã đưa ra bối cảnh về một xã hội có sự xuất hiện của những robot được lập trình hoàn hảo, cũng có khát vọng về tình yêu, về hạnh phúc, cũng có ước mơ.

Đồng thời, nhà văn cũng đặt ra vấn đề trong một xã hội như vậy, con người cần phải thiết lập những tiêu chuẩn đạo đức, pháp luật ra sao để bảo vệ giá trị nhân văn của mỗi người. Qua kịch, Lưu Quang Vũ cổ vũ cho những người di tiên phong, kiểu nhân vật con người mới dám dấn thân, luôn khám phá và thực hiện những tư duy mới mẻ đi trước thời đại. Thông điệp, chúng ta cần những người đi trước, cần đổi mới và sáng tạo không ngừng đã vang lên nhiều lần trong nhiều kịch của anh như [Tôi và chúng ta, Hoa cúc xanh trên đầm lầy, Nếu anh không đốt lửa, Khoảng khắc và vô tận].

Có thể nói, chính Lưu Quang Vũ đã góp phần quan trọng làm thay đổi tư duy của người biểu diễn cũng như của công chúng văn học. Anh là một trong những người tiên phong đổi mới kịch nghệ nước ta và đã đem đến cho sân khấu luồn sinh lực dồi dào, vạm vỡ.

Lưu Quang Vũ đi xa đã 30 năm nhưng khoảng trống anh để lại cho kịch nghệ nước nhà vẫn còn nguyên vẹn. Không chỉ ở kịch, mà với thơ, thể loại ông tâm đắc nhát lúc sinh thời, Lưu Quang Vũ vẫn là người đi đầu, người khai mở.

Trong thơ, ông bộc lộ một cảm quan tinh nhạy, một trái tim nồng nàn yêu thương và rất mực nhạy cảm, với những băn khoăn, day dứt về con người và cuộc sống. Vơi thơ, ông được mệnh danh là “Người nổi gió. Người đập cửa. Người mở cửa”.Ông quan niệm:“Thơ là bó đuốc đốt thiêu là bàn tay thắp lửa/ Thơ sinh sự với đời không cho ai yên ổn”.

Ông đã mang đến thơ ca nửa sau thế kỉ XX một giọng điệu lạ, một nguồn cảm hứng thế sự mà hồi đó có người cho là “lạc điệu”. Nhưng thi sĩ đã sống hết mình với cuộc đời, với đất nước,dám nghĩ đúng mình, dám là mình nên thơ Lưu Quang Vũ đã “phá tung những cái mực thước, khuôn phép, vừa phải, lưng chừng” để có những kết tinh nghệ thuật đáng quý, những bài thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại như:Vườn trong phố, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, Mây trắng của đời tôi,Và anh tồn tại, Tiếng Việt...

Dù là biểu đạt niềm tin yêu trong trẻo hay những trăn trở, dằn vặt, tra vấn ...thơ Lưu Quang Vũ đều truyền cảm lạ lùng bởi giọng thơ đắm đuối xuất phát từ một cường độ cảm xúc nồng nàn, qua những hình ảnh mới lạ đầy cảm giác.

Những năm 70 của thế kỷ trước, khi dàn nhạc giao hưởng thơ ca đang trình tấu bản giao hưởng với màu sắc sử thi đậm chất lãng mạn thì Lưu Quang Vũ đã sớm nhận ra:“Thơ để sống với đời thường và giấc mơ phía trước”. Con người không chỉ sống với trước mắt nhưng cũng không chỉ để theo đuổi giấc mơ.

Thơ Lưu Quang Vũ là cái gạch nối hai miền thực tại và ước mơ. Thực tại ấy là hình ảnh đất nước trong chiến tranh: đói nghèo, đổ vỡ, mất mát, thương đau... là nỗi buồn day dứt, xót xa, là dự cảm về một tương lai của thời kỳ hậu chiến...Ước mơ ấy là niềm tin, là hy vọng xuất phát từ một tình yêu sâu thẳm với nhân dân, với dân tộc, với thiên nhiên và con người.

Bằng những câu thơ buồn, ám ảnh, thi nhân đã hát lên khát vọng đau đớn và lớn lao của đồng bào mình: khát vọng hòa bình.

Hình tượng Đất nước được anh khám phá ở bình diện độc đáo,mới mẻ. Đất nước trong thơ anh hiện lên với vẻ đẹp lung linh, biến ảo, tráng lệ mà gần gũi thiêng liêng của ngữ ngôn dân tộc:“Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người Cho đến hôm nay,những vần thơ “ gõ cửa”, “ những vần thơ sinh sự”của Lưu Quang Vũ vẫn là nơi rất nhiều người yêu thơ tìm đến để lắng nghe tiếng vọng của chính tâm hồn mình.

Hơn mọi giải thưởng cao quý, anh đã và luôn là nhà thơ của nhân dân, nhà thơ yêu nước – thơ anh sẽ ở mái trong trái tim những người yêu nước Việt.

Thời gian nghiêt ngã, nhưng người đời thì công bằng, những con người tài năng và tận hiến, những con người dám dấn thân đi trước mở đường sẽ được ghi nhớ và tôn vinh.

Cuộc đời nhà văn Lưu Quang Vũ dừng lại ở tuổi 40 nhưng những gì anh đã sáng tạo và cống hiến cho đời sẽ còn mãi với nhân dân với đất nước.

Lưu Quang Vũ đã đi xa 30 năm, cũng đã 30 năm công cuộc đổi mới đất nước được tiến hành. Đời sống đã thay đổi rất nhiều, lịch sử đang vận động rất nhanh dưới tác động của những làn sóng công nghệ mới. Nhưng thời gian càng lùi xa, càng có điều kiện đánh giá những đóng góp của nhà văn Lưu Quang Vũ.

Không sở hữu bằng cấp, không giữ chức vụ gì nhưng Lưu Quang Vũ đã tự học ở trường đời, yêu tha thiết nhân dân và đất nước mình, anh đã sáng tạo và đổi mới không ngừng, đã tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng đến tiến trình vận động của của văn nghệ cũng như sự phát triển của đất nước – Lưu Quang Vũ xứng đáng là Nhà lãnh đạo tư tưởng về đổi mới.

Anh cũng chính là biểu tượng sinh động cho chuẩn mực giá trị của mộtCông dân toàn cầu. Bởi thước đo giá trị củaCông dân toàn cầulà những sáng tạo, đổi mới, những cống hiến cho con người có cuộc sống tốt đẹp hơn, cho đất nước phát triển hơn chứ không phải chức vị, tiền tài người dó sử hữu. Hơn lúc nào hết để đất nước hội nhập và phát triển , chúng ta cần những người tiên phong, tài năng, quả cảm dấn thân như Lưu Quang Vũ.

Nhận định 2: “Lưu Quang Vũ: Gã làm thơ da vàng”

Đó là cách Lưu Quang Vũ gọi mình trong một câu thơ mà nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên dẫn lại trong bài tham luận của ông tại hội thảo khoa học Cuộc đời và sự nghiệp văn học Lưu Quang Vũ diễn ra ngày 29-8 tại Đà Nẵng.

Gia đình nhà thơ Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh - Ảnh tư liệu gia đình

Hội thảo do Viện Văn học phối hợp với Đại học Duy Tân đồng tổ chức nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của nhà thơ Lưu Quang Vũ [29-8-1988 - 29-8-2018].

Các nhà nghiên cứu trong nước đã thảo luận, tổng kết sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ ở các lĩnh vực kịch, thơ, văn và công bố những nghiên cứu và kiến giải mới về đóng góp của ông đối với nền văn học nghệ thuật nước nhà.

“Cảm hứng bi thương về đất nước, nhân dân đã cho Vũ có được những bài thơ hay lay động sâu sắc để lại giá trị lâu dài [Đất nước đàn bầu, Việt Nam ơi, Người cùng tôi, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, Sông Hồng, Năm 1954, Khâm Thiên, Hồ sơ mùa hạ 1972...]. Mảng thơ này của Vũ biệt ra một cõi, không ai sánh được. Đó là một đỉnh cao của thơ Việt Nam thời chiến và đỉnh đó mang tên Lưu Quang Vũ lẻ loi và chất ngất.”

- Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên

Phần thảo luận sôi nổi và thu hút nhiều người nghe hơn cả là về Lưu Quang Vũ trong "địa hạt thơ". Ở đó không chỉ có một Lưu Quang Vũ bay bổng, tài hoa, giàu cảm xúc mà còn đầy thao thức, trăn trở, khát vọng: "Có một gã làm thơ da vàng / Không đêm nào ngủ được" [Liên tưởng tháng hai, 1973-1974].

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng cùng với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở miền Nam, "Lưu Quang Vũ có lẽ là nhà thơ duy nhất thời chiến ở miền Bắc đã dùng hai chữ "da vàng" theo nghĩa cảm thương giống nòi, chủng tộc".

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều chung nhận định hành trình thơ của Lưu Quang Vũ là một chặng đường đầy dằn vặt diễn ra khi anh còn rất trẻ, thể hiện qua các chặng thơ của mình. Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, trong nhiều bài thơ Vũ đã nói lên sự cô đơn khắc khoải: "Anh chẳng mang cho đời những tiệc vui ảo ảnh / Nỗi buồn chân thành đời chẳng nhận hay sao?" [Anh đã mất chi anh đã được gì]...Trong bài thơNói với mình và các bạn[1970], chàng thành niên 22 tuổi đã viết:

"Chúng ta tụm năm tụm ba

Họp hành, giễu nhau, uống trà, đọc thơ, đi thực tế

Ta viết những suy tư ngây ngô vờ là trí tuệ

Những câu nhạt phèo chiếu lệ

Những lời nhàm tai ai cũng quen rồi

Mọi người quanh ta mang nỗi khổ oằn vai

Ngực đất nước tai ương xé rách

Ta viết mãi những điều vô ích

Vô duyên sao ta cứ nhoẻn miệng cười

Như phường bát âm thánh thótMong cuộc đời xuôi tai".

Lưu Quang Vũ đã vạch trần căn bệnh của những người làm thơ thế hệ mình, từ đó anh đòi hỏi mình và các bạn phải quyết liệt thay đổi:

"Giữa tàn bạo hư vô giữa đấu tranh khốc liệt

Thơ phải dạy ta nhìn bằng con mắt thật

Đập vào mặt ta không cho ta cúi mặt

Không cho ta lảng tránh

Đập cửa mọi nhàĐứng ở ngã ba

Không hát ta say mà lay ta thức".

Tại hội thảo, nhận định về "Vũ của kịch", ông Nguyễn Thế Kỷ - chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương - cho rằng sức hấp dẫn và khả năng thu hút trong những tác phẩm là ở tính dấn thân và dự báo, đối thoại và khát vọng đổi mới.

Đó là những tác phẩm đi thẳng vào những vấn đề nóng bỏng nhất của cuộc sống đương đại. "Không chỉ đóng góp trong đổi mới tư duy nghệ thuật sân khấu, kịch của Lưu Quang Vũ còn đóng góp theo một cách riêng, ấn tượng và hiệu quả nhất định trong sự nghiệp đổi mới đất nước ở một giai đoạn khó khăn" - ông Kỷ đánh giá.

Đi qua xét nét, Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh bất tử

Trước đó, tại lễ tưởng niệm và hội thảo Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh với thơ ca đương đại Việt Nam sáng 23-8 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức ở Hà Nội, nhà thơ Bằng Việt, từng in chung với cố tác giả tập thơ gây tiếng vang lớn khi ra đời - Hương cây - Bếp lửa [Thơ Lưu Quang Vũ và Bằng Việt, NXB Văn Học 1968, tái bản 2005] nói: bạn bè văn nghệ cùng lứa, ai công nhận ai là bất tử là điều vô cùng hiếm hoi bởi lòng tự ái hoặc sự đố kỵ, nhưng ông và nhiều bạn bè đều phải công nhận Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ "chắc chắn sẽ đi vào cõi bất tử".

---/---

Với các bài Nhận định về Lưu Quang Vũ doTop lời giải sưu tầm và biên soạn trên đây, hy vọng các em sẽ có thêm những góc nhìn mới mẻ và có cái nhìn tổng quát hơn về tác giả. Chúc các em làm bài tốt!

Video liên quan

Chủ Đề