Video hướng dẫn giải - soạn bài nghĩa của câu siêu ngắn

* Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để câu sau thể hiện đúng hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Phần I
  • Luyện tập

Phần I

Video hướng dẫn giải

HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU

Câu 1 [trang 6 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2]

* So sánh hai câu trong từng cặp câu sau và trả lời câu hỏi:

- Câu a1 và a2 cùng đề cập đến sự việc Chí Phèo từng ao ước có một gia đình nho nhỏ. Trong đó:

+ Câu a1 biểu lộ sự việc nhưng chưa tin tưởng chắc chắn đối với sự việc [hình như]

+ Câu a2 đề cập đến sự việc như nó đã xảy ra.

- Câu b1 và b2 cùng đề cập đến sự việc tôi nói thì người ta bằng lòng. Trong đó:

+ Câu b1 biểu lộ sự phỏng đoán với độ tin cậy cao [chắc]

+ Câu b2 thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá bình thường với sự việc.

Luyện tập

Video hướng dẫn giải

Câu 1 [trang 9 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2]

*Phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ ở bài Thu điếu:

Câu

Nghĩa sự việc

1

Chỉ hai trạng thái: "ao thu lạnh lẽo" "nước trong veo".

2

Đặc điểm của chiếc thuyền: "bé"

3

Chỉ đặc điểm "biếc" và quá trình "theo làn hơi gợn" của sóng.

4

Chỉ đặc điểm "vàng" và quá trình "khẽ đưa vèo" của lá.

5

Chỉ trạng thái "lơ lửng" của "tầng mây" và đặc điểm "xanh ngắt" của trời.

6

Chỉ đặc điểm "quanh co" của ngõ trúc và trạng thái "vắng teo",không có khách.

7

Chỉ tư thế "tựa gối, buông cần".

8

Chỉ hành động "đớp" của cá.


Câu 2 [trang 9 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2]

* Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong những câu sau:

a. "Có một ông rể quý như Xuân kể cũng danh giá thực, nhưng cũng đáng sợ lắm".

- Nghĩa sự việc: có ông rể quý như Xuân là danh giá nhưng cũng sợ.

-Nghĩa tình thái: công nhận ["kể cũng", "thực", "đáng"].

b. "Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi".

-Nghĩa sự việc: cả hai chọn nhầm nghề.

-Nghĩa tình thái: phỏng đoán chưa chắc chắn ["có lẽ"].

c. "Dễ họ cũng phân vân như mình, vì đến chính ngay mình, mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay là không!"

-Sự việc 1:Họ cũng phân vân như mình Tình thái 1: phỏng đoán ["dễ"].

-Sự việc 2:mình không biết con mình hư hay không Tình thái 2: nhấn mạnh ["đến chính ngay"].

Câu 3 [trang 9 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2]

* Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để câu sau thể hiện đúng hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.

- Đáp án: "hẳn"

=> Tình thái khẳng định chắc chắn.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề