Việc thành lập doanh nghiệp được triển khai theo các bước nào Công nghệ 10

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn soạn Công nghệ 10 Bài 54: Thành lập doanh nghiệp được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Giải bài tập SGK Bài 54 Công Nghệ lớp 10

Câu 1 trang 173 Công nghệ 10

Xây dựng phương án kinh doanh cho một doanh nghiệp gồm những nội dung gì?

Lời giải:

Xây dựng phương án kinh doanh cho một doanh nghiệp gồm những nội dung sau:

- Xác định khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

- Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng với hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh.

- Nghiên cứu khả năng kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường.

Câu 2 trang 173 Công nghệ 10

Nghiên cứu thị trường doanh nghiệp nhằm mục đích gì?

Lời giải:

Nghiên cứu thị trường doanh nghiệp nhằm mục đích:

- Nghiên cứu nhu cầu của khác hàng đối với hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh. Từ đó có lựa chọn phù hợp để kinh doanh.

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua hàng, động cơ mua hàng, tiêu dùng của khách hàng.

- Dựa vào các yếu tố trên giúp doanh nghiệp xây dựng quy trình phục vụ khách hàng, có kế hoạch thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp.

Câu 3 trang 173 Công nghệ 10

Trình bày nội dung và quy trình lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

Lời giải:

- Nội dung lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp: Tìm những nhu cầu của khách hàng chưa được thỏa mãn, tìm hiểu lí do tại sao chưa được thỏa mãn và liệu có thể thỏa mãn được nhu cầu đó không.

- Quy trình lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp sẽ tiến hành theo các bước:

    + Xác định lĩnh vực kinh doanh chưa thỏa mãn nhu cầu.

    + Xác định loại hàng hóa trong lĩnh vực kinh doanh đó.

    + Xác định đối tượng khách hàng.

    + Xem xét doanh nghiệp có khả năng để thực hiện những yêu cầu trên không.

    + Xác định nhu cầu tài chính cho từng cơ hội kinh doanh.

    + Sắp xếp cơ hội kinh doanh theo một tiêu chí nào đó [sở thích, khả năng chi tiêu, rủi ro,…].

Lý thuyết Công Nghệ Bài 54 lớp 10

I - XÁC ĐỊNH Ý TƯỞNG KINH DOANH

Ý tưởng kinh doanh xuất phát từ nhiều lý do khác nhau:

Làm giàu cho bản thân và có ích cho xã hội.

Các điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh như có nhu cầu thị trường, có địa điểm kinh doanh thuận lợi, hoặc đơn giản là có tiền nhàn rỗi thích thử sức trên thương trường.

Có mặt bằng rộng ở khu vực đông dân cư. Vì vậy, chủ hộ có ý định mở cửa hàng kinh doanh các mặt hàng thuộc nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư như rau, hoa, quả, thực phẩm chế biến sẵn.

II - TRIỂN KHAI VIỆC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

1. Phân tích, xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp:

Mục đích là chứng minh ý tưởng kinh doanh là đúng và triển khai hoạt động kinh doanh là cần thiết.

Để xây dựng phương án kinh doanh, người ta tiến hành nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng, khả năng kinh doanh và xác định cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thị trường quyết định sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường với mục đích khác nhau, nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho việc tạo lập và phát triển doanh nghiệp.

a] Thị trường của doanh nghiệp

Thị trường của doanh nghiệp là khách hàng của doanh nghiệp bao gồm khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp

Khách hàng hiện tại là những khách hàng thường xuyên có quan hệ mua, bán hàng hoá với doanh nghiệp

Khách hàng tiềm năng là những khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng phục vụ và họ sẽ đến với doanh nghiệp.

b] Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp

Là nghiên cứu nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh trên thị trường.

Nhu cầu của khách hàng thể hiện qua 3 yếu tố:

    - Mức thu nhập của dân cư.

    - Nhu cầu tiêu dùng.

    - Giá cả trên thị trường.

Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp là tìm ra phần thị trường cho doanh nghiệp, hay nói cách khác là tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên thị trường phù hợp với khả năng của doanh nghiệp.

Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp trả lời các câu hỏi sau:

Ai mua hàng? Mua ở đâu? Khi nào? Mua như thế nào?

Từ đó doanh nghiệp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua hàng, động cơ mua hàng và tiêu dùng hàng hoá của khách hàng.

Tất cả các yếu tố trên giúp cho doanh nghiệp hình thành quy trình phục vụ khách hàng hiệu quả, đồng thời có các biện pháp thích hợp nhằm thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp và sản phẩm doanh nghiệp.

c] Xác đinh khả năng kinh doanh của doanh nghiệp

Xác định nguồn lực của doanh nghiệp [ vốn, nhân sự, cơ sở vật chất].

Xác định được lợi thế của doanh nghiệp.

Xác định khả năng tổ chức, quản lí của doanh nghiệp.

d] Lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp

Nội dung lựa chọn cơ hội kinh doanh:

    - Nhà kinh doanh tìm những nhu cầu hoặc bộ phận nhu cầu của khách hàng chưa được thoả mãn

    - Tìm nhu cầu hoặc bộ phận nhu cầu chưa được thoả mãn

    - Tìm cách để thoả mãn nhu cầu đó

Quy trình lựa chọn cơ hội kinh doanh:

    - Xác định khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp

    - Xác định đối tượng khách hàng

    - Xác định loại hàng hoá, dịch vụ

    - Xác định lĩnh vực kinh doanh

    - Sắp xếp thứ tự các cơ hội kinh doanh

2. Đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp:

a] Trình tự đăng kí thành lập doanh nghiệp.

Chính xác, trung thực về nội dung hồ sơ đăng kí kinh doanh

Lập và nộp đủ hồ sơ đăng kí kinh doanh theo quy định

b] Hồ sơ đăng kí kinh doanh bao gồm:

Đơn đăng kí kinh doanh.

Điều lệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Xác nhận vốn đăng kí kinh doanh.

c] Nội dung đơn đăng kí kinh doanh:

Địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp

Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh

Tên doanh nghiệp

Vốn của chủ doanh nghiệp

Vốn điều lệ

Họ, tên, địa chỉ thường trú của chủ doanh nghiệp

∗ Đơn đăng kí kinh doanh được lập theo mẫu thống nhất do cơ quan cấp đăng kí kinh doanh quy định.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải Công nghệ lớp 10 Bài 54: Thành lập doanh nghiệp chi tiết, đầy đủ nhất, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án công nghệ 10 bài 54: Thành lập doanh nghiệp mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 54: THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP.

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

- Biết được các bước triển khai thành lập doanh nghiệp.

- Hình thành ý tưởng kinh doanh

- Xác định được sản phẩm kinh doanh.

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.

  1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
  2. Các năng lực chung

1.1. Năng lực tự học: Biết được các bước triển khai thành lập doanh nghiệp.

1.2. Năng lực giải quyết vấn đề: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.

1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua thuyết trình

1.4. Năng lực hợp tác: Làm việc cùng nhau, trao đổi và rút ra nội dung

1.5.  Năng lực thẩm mỹ: Tạo ra sản phẩm báo cáo khoa học, đẹp.

2 . Năng lực chuyên biệt:

  • Quan sát hình ảnh và ví dụ thực tế về điển hình ở địa phương kinh doanh.

III. MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC:

1.Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức:

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thâp

Vận dụng cao

Thành lập doanh nghiệp

- Biết được các bước triển khai thành lập doanh nghiệp.

- Nội dung xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Nội dung và quy trình lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghệp.

- Biết phân tích, xây dựng phương án kinh doanh.

Liên hệ ở địa phương sống có thể kinh doanh cái gì?

-Cần phải lảm gì để kinh doanh lâu dài có hiệu quả.

  1. Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá

     2.1 Trắc nghiệm

Câu 1: Nhu cầu làm giàu cho bản thân và có ích cho xã hội là

  1. Mục tiêu kinh doanh.             B. Ý tưởng kinh doanh.
  2. Căn cứ lập kế hoạch kinh doanh.             D. Nhu cầu kinh doanh

Câu 2: Hồ sơ đăng kí kinh doanh bao gồm:

  1. Đơn đăng kí kinh doanh.                                B. Điều lệ hoạt động doanh nghiệp.
  2. Xác nhận vốn đăng kí kinh doanh.                D. Tất cả đều đúng.

Câu 3: Đơn đăng kí kinh doanh bao gồm bao nhiêu nội dung:  

Câu 4. Ông cha ta có câu “phi thương bất phú”,nghĩa là:

  1. Không giàu đừng kinh doanh                           B. Không giàu không kinh doanh
  2. Kinh doanh thì không giàu                             D. Muốn giàu thì phải làm kinh doanh

2.2 Tự luận

    Câu 1. Xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp gồm những nội dung gì?

    Câu 2. Nghiên cứu thị trường doanh nghiệp nhằm mục đích gì?

    Câu 3 Trình bày nội dung và quy trình lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh nghệp.

  1. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1.Chuẩn bị của giáo viên :

- Giáo án.

- Tham khảo tài liệu liên quan đến kinh doanh.

- Nghiên cứu tài liệu.

- Thực hiện theo phân công giáo viên và nhóm.

-  Bảng phụ, SGK,

  1. TIN TRÌNH TCHC DY HC THEO CH Đ

 * Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong.

 * Kiểm tra bài cũ :  

- Hãy nêu những căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ nào là quan trọng nhất? Vì sao?

- Trình bày nội dung và phương pháp xác định kế hoạch cho doanh nghiệp kinh doanh.

Hoạt động 1. Khởi động

GV đặt câu hỏi:

- Mục tiêu kinh doanh là gì?

- Muốn kinh doanh, cần những điều kiện gì?

1] Mục đích

- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh.

- Bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần sẽ lĩnh hội trong bài học mới.

- Giúp học sinh huy động những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.

- Giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.

 2] Nội dung

- HS nghe thông tin, tìm câu trả lời. Dựa vào câu trả lời của học sinh để giới thiệu à Thành lập doanh nghiệp.

3] Kĩ thuật tổ chức hoạt động

- Học sinh thảo luận theo cặp đôi, giáo viên gọi đại diện 1 nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV phân tích và hoàn thiện kiến thức.

  4] Sản phẩm học tập

          - Báo cáo của nhóm về kết quả thảo luận.

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức

1]Mục đích

- Biết được các bước triển khai thành lập doanh nghiệp.

- Vận dụng kiến thức của bài học để giải quyết vấn đề được đặt ra khi kết thúc hoạt động.

2] Nội dung

Trình bày nội dung kiến thức mà học sinh cần hình thành.

  • Xác định ý tưởng kinh doanh.
  • Triển khai việc thành lập doanh nghiệp

3] Kĩ thuật tổ chức hoạt động

Các bước

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cấu HS đọc SGK thảo luận nhóm trả lời:

Nhóm 1,2: Tìm hiểu về Xác định ý tưởng kinh doanh.

- Mục tiêu của kinh doanh là gì?

- Ý tưởng kinh doanh có thể xuất phát từ những lí do nào?

 - Liên hệ thực tế ở địa phương thích hợp với những lĩnh vực kinh doanh nào? Lấy vd minh hoạ.

Nhóm 3,4: Tìm hiểu về Phân tích, xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp.

-Phân tích, xây dựng phương án kinh doanh cho doanh ngiệp là gì?

- Thị trường của doanh nghiệp được hiểu là gì?

-Nghiên cứu thị trường phải thực hiện được những nội dung gì?

- Nhu cầu của khách hàng dược thể hiện qua các yếu tố nào?

- Xác định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhóm 5,6 :Tìm hiểu về cách đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Hồ sơ đăng kí kinh doanh bao gồm những gì?

- Nội dung mỗi loại hồ sơ khác nhau như thế nào?

- Nhận nhiệm vụ của nhóm.

- Phân công người viết báo cáo vào bảng phụ.

- Phân công người trình bày.

- Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động, chủ động phát hiện những học sinh khó khăn để giúp đỡ; khuyến khích học sinh hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

HS quan sát, thảo luận nhóm để trả lời

Báo cáo kết quả

GV chỉ định đại diện các nhóm trình bày câu trả lới

Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

Đánh giá kết quả

GV tổng hợp nhận xét đánh giá và đưa ra kiến thức chuẩn.

- Nghe, ghi chép, hoàn thiện nội dung .

Kiến thức:

I. Xác định ý tưởng kinh doanh.

Ý tưởng kinh doanh có thể xuất phát từ nhiều lí do khác nhau.

- Nhu cầu làm giàu cho bản thân và có ích cho xã hội .

- Các điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.

II.Triển khai việc thành lập doanh nghiệp:

1. Phân tích, xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp:

- Là chứng minh được ý tưởng kinh doanh đúng và triển khai hoạt động kinh doanh là cần thiết

a. Thị trường của doanh nghiệp:

 Thị trường của doanh nghiệp là khách hàng của doanh nghiệp: khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

b.Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp:

- Là nghiên cứu nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh trên thị trường.

- Xác định được nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm.

- Nhu cầu của khách hàng thể hiện qua:

+ Mức thu nhập của dân cư.

+ Nhu cầu tiêu dùng.

+ Giá cả trên thị trường.

- Tìm được cơ hội kinh doanh.

c. Xác định khả năng của doanh nghiệp:

- Xác định nguồn lực của doanh nghiệp

[ vốn, nhân sự, cơ sở vật chất].

- Xác định được lợi thế của doanh nghiệp.

- Xác định khả năng tổ chức, quản lí của doanh nghiệp.

d. Xác định cơ hội kinh doanh.

2. Đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp:

a. Trình tự đăng kí thành lập doanh nghiệp.

b.Hồ sơ đăng kí kinh doanh bao gồm:

- Đơn đăng kí kinh doanh.

- Điều lệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Xác nhận vốn đăng kí kinh doanh.

c. Nội dung đơn đăng kí kinh doanh:

- Tên doanh nghiệp.

- Địa chỉ, trụ sở chính của doanh nghiệp.

- Mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh.

- Vốn điểu lệ.

- Vốn của chủ doanh nghiệp.

- Họ, tên, chữ kí, địa chỉ thường trú của chủ doanh nghiệp.

Hoạt động 3.  Luyện tập

1] Mục đích

          Học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức mới được hình thành vào hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức mới lĩnh hội được.

2] Nội dung

          Làm bài tập về Thành lập doanh nghiệp.

3] Kĩ thuật tổ chức hoạt động

    * Chuyển giao nhiệm vụ

          GV yêu cầu học sinh làm bài tập ở phần Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá

    *Thực hiện nhiệm vụ

          - Làm việc cá nhân: Học sinh vận dụng kiến thức mới tiếp nhận được để giải quyết bài tập được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.

          * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

          Làm việc cả lớp

          - GV chỉ định một vài HS trình bày câu trả lời.        

           - Học sinh các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện và bổ sung ý kiến.

*Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động 3

          Học sinh đối chiếu kết quả làm bài tập của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá

          Ghi kết quả đánh giá vào vở.

Hoạt động 4.  Vận dụng

1]Mục đích:

 Học sinh vận dụng các kiến thức mới đã học về thành lập doanh nghiệp. Qua đó, củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội được.

2] Nội dung

Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:

  • Hãy nêu một số ý tưởng kinh doanh có hiệu quả mà em biết?

3] Kĩ thuật tổ chức hoạt động

- GV đưa câu hỏi.

- HS thảo luận nhóm cặp đôi để trả lời

  4] Sản phẩm học tập

Ghi chép kết quả thực hiện hoạt động vận dụng.

Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng

          Không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện và cũng không bắt buộc tất cả học sinh thực hiện giống nhau.

1] Mục đích

          Học sinh mở rộng hiểu biết về thành lập doanh nghiệp

2] Nội dung và kĩ thuật thực hiện

          Học sinh tra cứu trên mạng internet, tìm đọc sách liên quan đến nội dung bài học để tìm hiểu thêm về thành lập doanh nghiệp

3] Sản phẩm học tập

          Ghi chép và lưu lại hình ảnh thu thập được về thành lập doanh nghiệp

Video liên quan

Chủ Đề