Việt nam sử dụng giá trần gia; sản cho những hàng hóa, dịch vụ nào

Phóng to
Nhiều chuyên gia đề nghị Nhà nước phải có cơ chế hạn chế các doanh nghiệp độc quyền tự do quyết định giá nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Ảnh: M.Đức

Đó là đề xuất của chuyên gia Vũ Đình Ánh tại buổi tọa đàm “Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về giá đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho các doanh nghiệp có vị trí độc quyền, thống lĩnh thị trường sản xuất kinh doanh” do Bộ Tài chính tổ chức hôm 20-8. Theo ông Ánh, Nhà nước phải quy định giá trần giá bán lẻ cuối cùng đến tay người tiêu dùng đối với hai mặt hàng là xăng dầu và điện, do các mặt hàng này được Tập đoàn Xăng dầu VN [Petrolimex] và Tập đoàn Điện lực VN độc quyền kinh doanh. Một khi đã có giá trần, các doanh nghiệp này buộc phải cắt giảm chi phí, tiết kiệm tối đa để có lãi.

* Giá trần được xây dựng trên cơ sở nào, thưa ông?

- Cơ quan quản lý sẽ căn cứ các chi phí đầu vào như thuế, chi phí kinh doanh, lương... để tính giá trần. Đơn cử như trong cơ chế tính giá xăng dầu, cơ quan quản lý tính toán Petrolimex chỉ cần 10.000 nhân viên thôi nhưng lại tuyển đến 15.000 nhân viên thì chắc chắn là khó khăn rồi. Với giá trần đó, Petrolimex hay bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải chấp hành, dù kinh doanh thua lỗ cũng không được đòi bán vượt giá trần để bù.

Tuy nhiên, khác với cơ chế Nhà nước định giá và yêu cầu doanh nghiệp bán đúng giá đã định, cơ chế giá trần này cho phép chỉ được bán dưới giá trần mà thôi.

* Giá bán sản phẩm phụ thuộc chi phí của mỗi doanh nghiệp, việc áp giá trần sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp?

- Khi Nhà nước đưa ra giá trần, các doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh với nhau qua việc giảm chi phí kinh doanh thay vì tăng giá. Giá bán chỉ có từng đó thôi, muốn tăng thị phần thì doanh nghiệp phải bán giá hợp lý và muốn bán giá hợp lý thì phải ép giảm mọi chi phí xuống, chứ Nhà nước cứ kêu gọi họ tiết kiệm thì khó mang lại hiệu quả.

Nói tóm lại, để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cũng như tăng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp độc quyền, Nhà nước phải có cơ chế để ép các doanh nghiệp độc quyền giảm giá thành và chi phí, nâng cao hiệu quả lao động chứ không phải cứ đổ vào giá.

* Liệu quyền lợi của người tiêu dùng sẽ được đảm bảo nếu áp giá trần?

- Để hài hòa lợi ích giữa các bên, Nhà nước phải đứng ngoài và phải là người phân xử để đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Còn điều hành theo kiểu “hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và doanh nghiệp” như hiện nay là không ổn, bởi hầu hết doanh nghiệp chiếm vị thế độc quyền đều là doanh nghiệp nhà nước.

Xăng dầu có lời vẫn được xả quỹ bình ổn giá

Theo Hiệp hội Xăng dầu VN, hiện nay giá cơ sở của mặt hàng xăng A92 đã bắt đầu có lãi. Cụ thể, tính đến ngày 19-8 giá xăng A92 tại Singapore trung bình 30 ngày chỉ có 115,02 USD/thùng, tương ứng với giá cơ sở trung bình 30 ngày chỉ khoảng 24.450 đồng/lít. Trong khi đó, giá bán lẻ của Tập đoàn Xăng dầu VN là 24.570 đồng/lít. Như vậy doanh nghiệp xăng dầu có lãi 120 đồng/lít. Tuy nhiên, hiện Bộ Tài chính vẫn đang cho doanh nghiệp đầu mối xăng dầu được sử dụng quỹ bình ổn giá với mức 300 đồng/lít xăng A92. Tính cả khoản này, doanh nghiệp đang lời 420 đồng/lít.

Trong khi đó, theo các doanh nghiệp xăng dầu, giá xăng A92 những phiên gần đây thường giao dịch ở mức trên 114 USD/thùng. Nếu tính theo giá cơ sở trung bình 10 ngày trở lại đây, doanh nghiệp xăng dầu được lãi khoảng 550 đồng/lít xăng. Được biết, các doanh nghiệp xăng dầu vẫn tiếp tục duy trì mức chiết khấu cao cho các đại lý ở mức 600-700 đồng/lít.

* TSKH NGUYỄN THỊ HIỀN [nguyên thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng]:

Nên thuê kiểm toán vào soi các ngành còn độc quyền

Giám sát của cơ quan quản lý với giá những mặt hàng có doanh nghiệp độc quyền, chiếm vị thế thống lĩnh thị trường còn hạn chế. Như hạch toán trong ngành điện khá phức tạp. Nếu những chuyên gia, cơ quan quản lý giá mà không am hiểu kỹ thuật ngành điện thì cũng không thể hiểu được cơ cấu giá điện được EVN tính như thế nào. Nói cách khác, nếu các cơ quan quản lý không có chuyên môn thì sẽ bất lực với việc thẩm định giá các ngành có kỹ thuật đặc thù. Do vậy, tôi đồng tình với nhiều ý kiến cho rằng nên thuê các cơ quan kiểm toán vào để soi giá của các ngành còn độc quyền là điện và xăng dầu.

* Ông NGÔ TRÍ LONG [chuyên gia kinh tế]:

Nhà nước phải kiểm soát được chi phí

Nhà nước phải kiểm soát được chi phí của ngành xăng dầu và điện. Chẳng hạn với giá xăng, cơ quan chức năng phải tính toán thật chính xác mức giá nhập. Còn với điện, Nhà nước phải tính toán được chi phí một cách hợp lý, tức là tính đúng và tính đủ các chi phí, gồm những chi phí gì, mức chi là bao nhiêu...

LÊ THANH

Ngày 15/12/2017, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND quy định về dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô trên địa bàn thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành từ 1/1/2018. Ngày 21/9/2018, UBND TP Hồ Chí Minh cũng ban hành Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND có hiệu lực từ 1/10/2018 theo hướng ngắn gọn xúc tích hơn.

Văn bản của Hà Nội khá dài dòng chi tiết trong đó có riêng cả phần cho khu dich tích văn hóa trong khi HCM lại tách ra các quận trung tâm [1,3,5] và các quận còn lại.

Bảng giá của Hà Nội cho các địa điểm được đầu tư vốn ngân sách. Với các địa điểm ngoài vốn ngân sách thì bảng giá này là bảng giá trần.

Quyết định 35 của HCM áp dụng chỉ cho nguồn vốn ngoài ngân sách. Như vậy HN ban hành một văn bản nhưng áp dụng cho cả hai đối tượng; dùng ngân sách nhà nước thì fix cứng còn ngoài ngân sách thì là giá trần. Bảng dưới là của xe máy, áp dụng cho các quận không phải trung tâm [1,3,5] của HCM:

Trước hết câu hỏi đặt ra là tại sao Nhà nước không để cung cầu tự quyết định tại mức giá cân bằng? Cụ thể giá gửi xe hãy để cho bên có chỗ gửi xe và người có nhu cầu gửi xe tự quyết. Ở Hà Nội, nếu bạn vào bất cứ bệnh viện nào của nhà nước thì làm gì có giá 3000đ cho ban ngày và 5000đ ngày đêm?

Giờ hãy tưởng tượng tới một thị trường cạnh tranh hoàn hảo của trông giữ xe. Giả định xung quanh hồ hoàn kiếm có vô số bãi trông xe, trong con mắt người gửi xe thì các bãi trông xe này là như nhau, họ gửi đâu cũng được. Cũng giả định rằng số người có nhu cầu gửi xe ít hơn nhiều so với tổng dung lượng của các bãi gửi xe. Bãi trông xe sẽ quyết định mức giá bao nhiêu? Họ sẽ phải giảm giá để cạnh tranh với nhau; khi bãi trông giữ A để mức giá 3000 đ thì sẽ có bãi B để giá 2000đ, sau đó bãi C sẽ để mức giá 1000đ.

Các bãi trông xe chi phí cao sẽ phá sản, chuyển sang kinh doanh thứ khác ví dụ như rửa xe, quán lẩu nướng, quán cafe, xây văn phòng cho thuê,….Dần dần về dài hạn, mức giá gửi xe dừng tại mức mà không ai có thể giảm giá thêm được nữa, chỉ còn tồn tại các bãi gửi xe quản lý chi phí tốt nhất có thể tồn tại.

Thực tế quanh hồ hoàn kiếm rất ít bãi gửi xe vì vậy giá cân bằng sẽ là 20.000 đồng; đặc biệt trong ngày có bắn pháo hoa khi lượng cầu cao đột biến thì giá cân bằng có thể lên tới 50.000đ. Có nghĩa là với mức trông xe máy 20.000đ vẫn có người sẵn sàng đồng ý [vì nếu không ai đồng ý thì giá sẽ phải giảm xuống].

Câu hỏi đặt ra, nếu như giá cân bằng trông giữ xe ở hồ hoàn kiếm là 20.000 đ và Hà Nội áp giá trần là 5000đ thì điều gì sẽ xảy ra?

Khi để cung cầu tự quyết ở mức giá 20.000đ; cả bên cung và bên cầu đều có khả năng và đồng ý chi trả. Một lượng người sẽ không đồng ý vì họ không có khả năng chi trả hoặc họ thấy rằng 20.000đ là quá vô lý vì vậy tìm phương án khác ví dụ như đi xe bus, grab, đi bộ tới đó hoặc đơn giản là không lên hồ gươm.

Tại mức giá cân bằng thì tổng số lượt gửi xe là C. Lấy C nhân với 20.000 đ ra tổng doanh thu của tất cả bãi gửi xe quanh hồ hoàn kiếm.

Khi chính phủ áp giá trần 5000 đ thì số người có khả năng và sẵn sàng chi trả ở mức này tăng lên tới tận H nhưng một số bãi xe đã không cung nữa [ chuyển sang bán cafe lãi hơn] làm giảm lượng cung xuống. Lượng cung di chuyển trên đường cung từ B về F, kết quả là số lượng xe gửi được giảm từ C về G. Rất nhiều người gửi sẵn sàng mức giá 20.000đ đã không thể gửi được xe, họ cảm thấy rất buồn thảm. Nhà nước thất thu thuế vì tổng doanh thu gửi xe đã giảm từ hình vuông ABCD về EFGD. Những bãi gửi xe không chịu được mức giá 5000đ phải bỏ hoang hoặc chuyển đổi sang hình thức kinh doanh khác. Tổng thể là cả xã hội đều thiệt.

TP HCM áp giá trần gửi xe máy ở bệnh viện ban ngày là 4000đ trong khi Hà nội áp 3000đ nhưng thực tế người ta thu 5000đ. Hà nội sẽ thất thu thuế của 1000đ cho mỗi lần gửi xe so với TP HCM. Vì trong cả hai trường hợp thuế khoán và thuế VAT thì đều dựa vào đơn giá để tính.

Có một cách khác, thay vì áp giá trần Hà nội có thể tự mở thêm bãi gửi xe quanh hồ hoàn kiếm và định mức giá 5000đ. Hà nội vì là chính quyền nên họ có quyền ngăn một phần đường, một phần vỉa hè để phục vụ cho tối thứ 6 tới hết chủ nhật làm chỗ gửi xe. Hà Nội sẽ thuê một đơn vị đứng ra làm dịch vụ trông xe [chứ chẳng nhẽ công chức ra trông xe]. Các bãi giữ xe không phải do Hà nội quản lý ví dụ như một hộ gia đình nào đó làm dịch vụ, buộc phải giảm giá về 5000đ vì nếu không sẽ không có ai tới gửi xe. Mọi thứ ok cho vài tuần đầu, sau đó thì người gửi xe phải trả 10.000đ [vé ghi 5000đ nhưng thực thu là 10.000đ]. Thực tế hiện nay là vậy.

Có rất nhiều cách để đi bộ quanh hồ hoàn kiếm mà không phải gửi xe ví dụ như đi tới đó bằng Grab, xe buýt hoặc đơn giản là lựa chọn đi bộ quanh hồ công viên Cầu Giấy thay vì Hồ Hoàn Kiếm. Bên mua không bị ép buộc phải sử dụng.

Nhưng trong tình huống mà bên mua buộc phải dùng thì lại khác. Ví dụ giá gửi xe tại chung cư, người dân buộc phải gửi xe dưới hầm vì chỗ gửi xe gần nhất đối với họ cũng rất xa. Cư dân không có lựa chọn khác ngoài việc gửi xe nên việc áp giá trần của chính quyền lại rất quan trọng. Tương tự, phí dịch vụ nhà chung cư có thang máy cao nhất là 16.500đ được Hà Nội đặt ra tại QĐ 243 ngày 12/1/2017, trước khi có quy định này thì chung cư thu tiền phí rất cao vì người dân không có lựa chọn nào khác. Bạn mà không chấp nhận thì người ta sẽ cắt điện cắt nước, không có sự lựa chọn nào khác.

Ở bãi gửi xe hồ Hoàn kiếm, bạn trả 10.000đ trong khi vé là 5000đ mà không phàn nàn mấy vì xác định đây không phải là hoạt động thường xuyên. Còn ở chung cư nếu tòa nhà thu cao hơn bạn sẽ tố ngay vì vậy mức độ nghiêm túc áp dụng của chung cư cao hơn nhiều so với bãi gửi xe. Lúc này chung cư có thể lựa chọn phương án tiêu cực là chuyển đổi không gian giữ xe sang cho thuê làm cửa hàng cafe để thu được nhiều tiền hơn nhưng vì quy định của nhà nước về mục đích sử dụng bất động sản khá rõ ràng nên không dễ làm điều đó. Tầng hầm mục đích là để giữ xe, không thể chuyển nó thành quán cafe.

Tóm lại, chính phủ áp giá trần cho những hàng hóa/dịch vụ mà ở đó có xuất hiện sự độc quyền nhằm giảm lòng tham của bên bán, có ích cho đời sống dân cư là rất quan trọng. Miễn CP không áp giá trần thấp hơn cả chi phí là được. Bên bán không lựa chọn được bên mua khác mà bên mua cũng không chọn được bên bán khác; tất cả đều vui.

Đối với tình huống bên bán có lựa chọn khác và bên mua cũng có lựa chọn khác thì sẽ xuất hiện sự mất không về phúc lợi xã hội như ở trên. Ví dụ chính phủ áp trần giá điện, giá xăng thì rất ok vì bên bán và bên mua không có lựa chọn khác là phải mua bán với nhau. Nhưng chính phủ áp dụng trần khuyến mại 20% cho thẻ nạp trả trước thì lại khác, người dùng điện thoại thay vì dùng dịch vụ thoại thì chuyển sang dùng zalo, viber,… nên tổng lợi ích của bên mua và bán đều giảm hơn so với trước khi áp. Tương tự, nếu chính phủ áp giá trần cho mỗi cân thịt lợn, mỗi mớ rau thì sẽ đều gây thiệt hại về mặt tổng thể.

Tuần vừa rồi diễn ra trận bóng đã giữa Hà Nội và Malay trong đó giá vé chính thức khán đài A là 400.000đ nhưng giá chợ đen là 2.000.000 đồng. Tại sao vẫn có người trả gấp 5 lần giá công bố? Để biểu diễn điều này trong kinh tế học có khái niệm hệ số co giãn của cầu nếu bạn đủ kiên nhẫn có thể tham khảo ở dưới.

Cầu: là số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người mua muốn và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.

Công thức của cầu P = a -bQ trong đó P là giá và Q là sản lượng. Giá tăng thì số người có khả năng mua giảm, giá giảm thì số người có khả năng mua tăng vì vậy đường cầu dốc xuống [Giá và sản lượng có quan hệ nghịch đảo]. Về lý thuyết thì sản lượng phụ thuộc vào giá nên sản lượng nên là trục tung còn giá là trục hoành và công thức nên là Q= a – b.P sẽ hợp lý hơn; nhưng đây là quy ước từ trước tới nay vẫn vậy.

Khi giá bằng 0 thì Q đạt tối đa [cắt trục hoành tại F]. Khi giá tăng đến một mức nào đó thì không còn ai có khả năng mua nữa [cắt trục tung tại G].

Cầu không co giãn và Cầu hoàn toàn co giãn

Hệ số co giãn của cầu theo giá  
  được định nghĩa bằng % thay đổi của lượng cầu chia cho % thay đổi giá của giá với giả định các yếu tố khác không thay đổi.

Gửi xe chung cư là một tình huống có đường cầu thẳng đứng. Về lý thuyết giá bao nhiêu thì người dân cũng phải chấp nhận; tất nhiên trong trường hợp không có bất cứ chỗ gửi xe nào khác và nạn ăn cắp xe thì vô đối khiến họ không dám vứt xe ngoài đường mà không có người trông. Tới mức giá nào đó thì người dân sẽ bán xe đi và đi bộ :P, nên tình huống cầu thẳng đứng không phải thường xuyên. Đường cầu thằng đứng thì hệ số co giãn = 0.

Đường cầu nằm ngang là sản lượng tăng mà không ảnh hưởng tới giá. Đây cũng là tình huống rất đặc biệt và thường nhìn dưới góc độ nhà sản xuất hơn. Một nhà sản xuất cung ra một lượng hàng hóa vào thị trường, về lý thuyết thì cung lượng càng nhiều thì giá càng phải giảm. Nhưng ở đây nếu NSX rất nhỏ trong thị trường có rất nhiều NSX như anh ta thì việc anh ta cung bao nhiêu cũng không ảnh hưởng tới giá. Ví dụ như trong một cái chợ có 100 bà bán rau với tổng sản lượng cung ra là 5000 mớ rau/ngày. Nếu một bà A tăng cung từ 10 mớ lên 20 mớ thì giá cũng vẫn vậy. Bà A không phải lo tới chuyện mình tăng số mớ rau lên sẽ phải giảm giá; nhưng bà cũng chỉ được tăng tới mức nào đó thôi chứ mình bà tăng lên 1000 mớ thì giá sẽ phải giảm rồi.

Nếu như sân vận động Mỹ Đình có 1 triệu chỗ ngồi thì cho dù số người muốn tham gia tăng tới mấy thì giá cũng vẫn vậy. Nhưng vì hiện tại chỗ ngồi ít hơn số nhu cầu nên giá tăng hơn. Giá chợ đen là giá cân bằng cung cầu còn giá niêm yết của VFF là giá ấn định không phụ thuộc vào cung cầu.

Hình bên có đường cầu có hệ số co giãn = 1 [ gọi là cầu co giãn đơn vị]. Khi đó % thay đổi trong lượng cầu bằng % thay đổi trong giá.

Nếu hệ số co giãn < 1 thì % thay đổi trong lượng cầu ít hơn % thay đổi trong lượng giá. Gọi là cầu không co giãn.

Nếu hệ số co giãn > 1 thì % thay đổi trong lượng cầu nhiều hơn % thay đổi trong lượng giá. Cầu co giãn.

Mỗi một doanh nghiệp sẽ có đường cầu của riêng mình. Đơn giản như quán cafe cũng có đường cầu riêng và người chủ nên hiểu được đường cầu này:

Nếu đường cầu của quán thoải [hệ số co giãn > 1] thì để tăng doanh thu anh ta nên giảm giá. Mức giảm phụ thuộc vào mức đáp ứng sản lượng vì khả năng sản xuất là có hạn, giống như quán cafe thì có chỗ ngồi hữu hạn.

Nếu đường cầu của quán dốc [hệ số co giãn < 1] thì anh ta nên tăng giá để Doanh thu tăng hơn trong khi phải làm ít hơn.

Đường cầu đương nhiên không phải tuyến tính như trên nhưng luôn luôn có một mức giá mà tại đó quán có được lợi nhuận tốt nhất. Doanh số nhiều có nghĩa là phải bỏ công ra nhiều nhưng chưa chắc đã lợi nhuận bằng doanh số thấp hơn.

Hệ số co giãn phụ thuộc vào:

1. Tính chất thay thế của hàng hóa:

  • Nếu như ngay cạnh chung cư đó có chỗ gửi xe thì chung cư tăng giá sẽ làm một lượng người dịch chuyển sang chỗ bên ngoài [Cầu co giãn]. Nhưng nếu quanh đó không có chỗ gửi xe nào khác thì khi tăng giá thì lượng gửi xe gần như không đổi [Cầu không co giãn].
  • Trận đấu giữa Việt Nam và Malaysia có phương án thay thế là vào quán cafe ngồi hay ở nhà. Nhưng phương án thay thế kém rất xa so với việc ngồi trong sân nên cầu không co giãn.

2. Thời gian

  • Thời gian càng dài thì cầu càng co giãn. Khi chung cư tăng giá xe, trong vòng 1 tháng số lượng gửi xe sẽ không đổi [không co giãn trong ngắn hạn]. Nhưng song song với chấp nhận trong ngắn hạn, cư dân sẽ tìm phương án thay thế khác, họ lùng xục xung quanh, họ bán bớt xe,…. Trong vài tháng tiếp theo lượng gửi xe sẽ giảm dần; tới mức mà doanh số gửi xe giảm hơn so với giá cũ [cầu trở nên co giãn hơn khi có nhiều thời gian hơn].

3. Tỷ trọng hàng hóa trong thu nhập người tiêu dùng

  • Tỷ trọng giá hàng hóa/dịch vụ so với thu nhập người tiêu dùng càng thấp thì cầu càng co giãn. Nếu dân của chung cư đó toàn những người có thu nhập tháng trăm triệu thì việc tăng giá gửi xe từ 300N lên 600N/tháng thì cũng không nhằm nhò gì. Nhưng nếu dân chung cư đó có thu nhập tháng 6 triệu thì họ sẽ kêu la thảm thiết hơn nhiều.

4. Mức độ thiết yếu của hàng hóa

  • Hàng hóa càng thiết yếu, bắt buộc phải sử dụng khi cần thì cầu càng co giãn. Khi ốm thì phải đi khám bệnh mua thuốc; đó là bắt buộc nên cầu rất co giãn. Và đúng là các hiệu thuốc tăng giá vô tội vạ thật.

Comments

comments

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề