Vở bài tập Toán lớp 5 tập 1 trang 111, 112

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần 1

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng

1. Phần đã tô đậm chiếm bao nhiêu phần trăm hình bên dưới

A. 2%                                                           B. 4%

C. 20%                                                         D. 40%

Phương pháp:

Viết phân số chỉ phần đã tô đậm rồi viết dưới dạng tỉ số phần trăm.

Cách giải :

Phân số chỉ phần đã tô đậm trong hình vẽ là : \[\dfrac{2}{5}\].

Ta có :  \[\dfrac{2}{5} = \dfrac{40}{100} = 40\%\].

Vậy phần đã tô đậm chiếm \[40\%\]  hình vẽ đã cho.

Chọn đáp án D.

2. Kết quả tính : 3,2 + 4,65 : 1,5 là:

A. 6,783                                                      B. 6,3

C. 5,233                                                      D. 0,969

Phương pháp:

Biểu thức có phép phép cộng và phép chia thì thực hiện phép chia trước, thực hiện phép cộng sau. 

Cách giải :

3,2 + 4,65 : 1,5 = 3,2 + 3,1 = 6,3.

Vậy kết quả tính : 3,2 + 4,65 : 1,5 là 6,3.

Chọn đáp án B.

3. Một lớp học có 18 nữ và 12 nam. Hỏi số học sinh nam chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp ?

A. 150%                                                      B. 66%

C. 60%                                                        D. 40%

Phương pháp:

- Tìm tổng số học sinh cả lớp : 18 + 12 = 30 học sinh

-  Muốn tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nam và số học sinh cả lớp ta tìm thương của số học sinh nam và số học sinh cả lớp [hay 12 : 30] sau đó nhân thương tìm được với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được.

Cách giải :

Lớp đó có tất cả số học sinh là :

                18 + 12 = 30 [học sinh]

Tỉ số phần trăm của số học sinh nam và số học sinh cả lớp là :

               12 : 30 = 0,4 = 40% 

Chọn đáp án D.

4. Một người bán hàng được lãi 50 000 đồng và số tiền lãi bằng 10% số tiền vốn bỏ ra. Để tính số tiền vốn của người đó, ta cần tính:

A. 50000 : 10                                              B. 50 000 × 10 : 100

C. 50 000 : 10 × 100                                   D. 50 000 × 10

Phương pháp:

Theo đề bài ta có 10% số tiền vốn là 50 000 đồng, do đó để tìm số tiền vốn ta có thể lấy 50 000 chia cho 10 rồi nhân với 100, hoặc lấy 50 000 nhân với 100 rồi chia cho 10. 

Cách giải :

Theo đề bài ta có 10% số tiền vốn là 50 000 đồng, do đó để tìm số tiền vốn ta có thể lấy 50 000 chia cho 10 rồi nhân với 100, tức là 50 000 : 10 × 100 , hoặc lấy 50 000 nhân với 100 rồi chia cho 10, tức là 50 000 × 100 : 10. 

Chọn đáp án C.

Phần 2

1. Đặt tính rồi tính

\[605, 16 + 247, 64\]                                      \[362,95 – 77,28\]

\[36,14 \times 4,2\]                                           \[45,15 : 8,6\]

Phương pháp :

Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học về phép cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. 

Cách giải :

2. Cho hình tam giác ABC có độ dài cạnh BC là 20cm, chiều cao AH là 12cm. Gọi M là trung điểm của cạnh đáy BC [theo hình vẽ]. Tính diện tích của hình tam giác ABM.

Phương pháp:

- Tính BM :  \[ \displaystyle BM = {1 \over 2}BC\].

- Hình tam giác ABM có chiều cao chính là chiều cao AH của hình tam giác ABC và bằng 12cm.

- Diện tích hình tam giác ABM = BM × AH : 2.

Cách giải :

Ta có: M là trung điểm của cạnh đáy BC nên : 

\[ \displaystyle BM = {1 \over 2}BC = {{20} \over 2} = 10\,[cm]\].

Hình tam giác ABM có chiều cao chính là chiều cao AH của hình tam giác ABC và bằng 12cm.

Diện tích tam giác ABM là :  

\[10 \times 12 : 2 = 60 [cm^2]\]

                 Đáp số: \[60cm^2\].

Loigiaihay.com

Toán lớp 5 trang 111

  • 1. Lý thuyết Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
  • 2. Sách Toán lớp 5 trang 111
    • Sách giáo khoa toán lớp 5 trang 111 bài 1
    • Sách giáo khoa toán lớp 5 trang 111 bài 2
  • 3. Sách Toán lớp 5 trang 112
    • Sách giáo khoa toán lớp 5 trang 112 bài 1
    • Sách giáo khoa toán lớp 5 trang 112 bài 2
    • Sách giáo khoa toán lớp 5 trang 112 bài 3
  • 4. Bài tập Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

Giải bài tập trang 111, 112 SGK Toán 5: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết. Lời giải hay bài tập toán 5 này sẽ giúp các em học sinh hiểu được cách giải các bài tập về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương; cách tính và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương. Sau đây mời các em cùng tham khảo chi tiết lời giải để học tốt toán lớp 5 hơn.

>> Bài trước: Toán lớp 5 trang 110 Luyện tập

1. Lý thuyết Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

a] Các mặt của hình lập phương là các hình vuông bằng nhau nên:

Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4. Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6.

b] Ví dụ: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 5cm.

- Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:

[5 × 5] × 4 = 100 [cm2]

- Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:

[5 × 5] × 6 = 150 [cm2]

>> Chi tiết: Lý thuyết Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

2. Sách Toán lớp 5 trang 111

Hướng dẫn giải bài tập 1, 2 trang 111 SGK Toán lớp 5. Các lời giải bám sát chương trình học. Các cùng so sánh đối chiếu.

Sách giáo khoa toán lớp 5 trang 111 bài 1

Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 1,5 m.

Phương pháp giải

Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.

Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6

Đáp án

Diện tích xung quanh của hình lập phương đã cho là:

1,5 × 1,5 × 4 = 9 [m2]

Diện tích toàn phần của hình lập phương đã cho là:

1,5 × 1,5 × 6 = 13,5 [m2]

Đáp số: Diện tích xung quanh: 9m2 ;

Diện tích toàn phần: 13,5m2

Sách giáo khoa toán lớp 5 trang 111 bài 2

Người ta làm một cái hộp không có nắp bằng bìa cứng dạng hình lập phương có cạnh 2,5 dm. Tính diện tích phần bìa dùng để làm hộp.

Phương pháp giải

Vì hộp không có nắp nên chỉ có 5 mặt. Do đó, diện tích bìa cần dùng để làm hộp bằng 5 lần diện tích một mặt.

Đáp án

Vì không có nắp nên chỉ có 5 mặt. Vậy diện tích phần bìa dùng để làm hộp là:

Diện tích một mặt của hộp là:

2,5 × 2, 5 = 6,25 [dm2]

Diện tích bìa cần dùng để làm hộp là:

6,25 × 5 = 31,25 [dm2]

Đáp số: 31,25dm2.

Để chuẩn bị cho bài tiếp các em học sinh theo dõi lời giải dưới đây. Hoặc có thể tham khảo lời giải khác Bài tiếp theo: Toán lớp 5 trang 112 Luyện tậpchi tiết, dễ hiểu.

3. Sách Toán lớp 5 trang 112

Hướng dẫn giải bài tập 1, 2, 3 Luyện tập trang 112 SGK Toán lớp 5.Các em học sinh cùng so sánh đối chiếu đáp án sau đây.

Sách giáo khoa toán lớp 5 trang 112 bài 1

Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương có cạnh 2m 5cm.

Phương pháp giải

Áp dụng các công thức:

Diện tích xung quanh = diện tích một mặt × 4 = cạnh × cạnh × 4.

Diện tích toàn phần = diện tích một mặt × 6 = cạnh × cạnh × 6.

Đáp án

2m 5cm = 2,05m

Diện tích xung quanh của hình lập phương đã cho là:

2,05 × 2,05 × 4 = 16,81 [m2]

Diện tích toàn phần của hình lập phương đã cho là:

2,05 × 2,05 × 6 = 25,215 [m2]

Đáp số: Diện tích xung quanh: 16,81m2;

Diện tích toàn phần: 25,215m2.

Sách giáo khoa toán lớp 5 trang 112 bài 2

Mảnh bìa nào dưới đây có thể gấp thành hình lập phương?

Đáp án

Cách 1: Học sinh vẽ hình lên giấy rồi gấp thử và trả lời.

Cách 2: Suy luận:

- Dễ thấy không thể gấp hình 1 thành một hình lập phương.

- Với hình 2, khi ta gấp dãy 4 hình vuông ở dưới thành 4 mặt xung quanh thì 2 hình vuông ở trên sẽ đè lên nhau, không tạo thành một mặt đáy trên và một mặt đáy dưới được. Do đó không thể gấp hình 2 thành một hình lập phương.

- Hình 3 và hình 4 đều có thể gấp thành hình lập phương vì khi ta gấp dãy 4 hình vuông ở giữa thành 4 mặt xung quanh thì 2 hình vuông trên và dưới sẽ tạo thành hai mặt đáy trên và đáy dưới.

Vậy mỗi mảnh bìa ở hình 3 và hình 4 đều có thể gấp thành một hình lập phương.

Sách giáo khoa toán lớp 5 trang 112 bài 3

Đúng ghi Đ, sai ghi S

a] Diện tích xung quanh của hình lập phương A gấp 2 lần diện tích xung quanh của hình lập phương B.

b] Diện tích xung quanh của hình lập phương A gấp 4 lần diện tích xung quanh của hình lập phương B.

c] Diện tích toàn phần của hình lập phương A gấp 2 lần diện tích toàn phần của hình lập phương B.

d] Diện tích toàn phần của hình lập phương A gấp 4 lần diện tích toàn phần của hình lập phương B.

Phương pháp giải

- Tính diện tích xung quanh và diện tích từng phần của từng hình lập phương rồi so sánh kết quả với nhau:

+ Diện tích xung quanh = diện tích một mặt × 4 = cạnh × cạnh × 4.

+ Diện tích toàn phần = diện tích một mặt × 6 = cạnh × cạnh × 6.

Đáp án

Diện tích xung quanh của hình lập phương A là:

10 × 10 × 4 = 400 [cm2]

Diện tích toàn phần của hình lập phương A là:

10 × 10 × 6 = 600 [cm2]

Diện tích xung quanh của hình lập phương B là:

5 × 5 × 4 = 100 [cm2]

Diện tích toàn phần của hình lập phương B là:

5 × 5 × 6 = 150 [cm2]

Diện tích xung quanh của hình lập phương A gấp diện tích xung quanh của hình lập phương B số lần là:

400 : 100 = 4 [lần]

Diện tích toàn phần của hình lập phương A gấp diện tích toàn phần của hình lập phương B số lần là:

600 : 150 = 4 [lần]

Vậy diện tích xung quanh [toàn phần] của hình A gấp 4 lần diện tích xung quanh [toàn phần] của hình B.

Ta có kết quả:

a] S

b] Đ

c] S

d] Đ

Bài tiếp theo: Giải bài tập trang 113, 114 SGK Toán 5: Luyện tập chung

Chuyên mục Toán lớp 5 tổng hợp tất cả các bài trong năm học có lời giải đầy đủ cho từng bài học SGK cũng như VBT trong năm học. Tất cả các tài liệu tại đây đều được tải miễn phí về sử dụng. Các em học sinh có thể lựa chọn lời giải phù hợp cho từng bộ sách trong chương trình học.

4. Bài tập Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

  • Bài tập Toán lớp 5: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
  • Giải Toán lớp 5 VNEN bài 70: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
  • Bài tập nâng cao Toán lớp 5: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

Giải bài tập trang 111 SGK Toán lớp 5: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. Luyện tập bao gồm các bài tập tự luyện có phương pháp giải và lời giải chi tiết cho từng dạng bài tập cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán về hình học - diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. Tham khảo và luyện tập bài tập SBT Toán 5: Giải vở bài tập Toán 5 bài 107: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để biết thêm các cách giải bài tập toán ôn tập tổng hợp học kì 1, 2. Chúc các bạn học tốt.

Ngoài các dạng bài tập SGK Toán 5, các em học sinh lớp 5 còn có thể tham khảo lời giải hay Vở bài tập Toán lớp 5 hay đề thi học kì 1 lớp 5 và đề thi học kì 2 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Tin học, Sử, Địa chuẩn kiến thức, kỹ năng mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Toán lớp 5 hơn mà không cần sách giải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Video liên quan

Chủ Đề