Wind turbine generator là gì

  • Admin
    • Sep 1, 2018
    • 2 min read

Cấu trúc và công nghệ tuabin gió loại công suất cỡ MW -- MW wind turbines

Updated: May 1, 2019


Chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn, giám sát các công trình điện gió tại Việt Nam, hãy liên hệ [email preferred] với chúng tôi để biết thêm chi tiết. / GETEC provides consulting and inspecting services for wind power. If you have any requests, please do not hesitate to contact us.


Nghiên cứu thiết kế và chế tạo tuabin gió là phức tạp, liên quan tới nhiều ngành như điện-điện tử, công nghệ thông tin, xây dựng, cơ khí, khí động học... ở đây tôi chỉ đề cập vắn tắt mang tính giới thiệu các vấn đề cơ bản của một tuabin điện gió.


Cấu trúc một tuabin gió bao gồm các phần cơ bản sau [xem hình dưới]: móng[foundation], tháp[tower], hộp vỏ[nacelle], hub, cách quạt[blades], máy phát điện[generator], bộ biến đổi công suất[power electronics converter], máy biến áp[transformer], bộ lọc[filters], hệ thống điều khiển cách quạt[pitch drives], điều khiển quay tuabin theo hướng gió[yaw drive], hệ thống giám sát và điều khiển chung [turbine control, SCADA], hệ thống làm mát[cooling system], Đối với tuabin gió công suất lớn từ 5 MW trở lên [ví dụ như tuabin gió trong hình nền của bài viết này] thường có thang máy cho khoảng 3 người, hệ thống điều hòa không khí bên trong tuabin và hệ thống điện dự phòng UPS.


Nguyên tắc cơ bản: Năng lương gió sẽ được chuyển thành năng lượng cơ làm quay máy phát điện thông qua hệ thống cánh quạt[blades]; bằng cách điều chỉnh góc quay của cách quạt công suất cơ làm quay máy phát sẽ được điều chỉnh. Năng lượng điện ở đầu ra máy phát sẽ đi qua bộ biến đổi công suất bán dẫn, nhờ đó mà tần số, điện áp và luồng công suất tác dụng và phản kháng sẽ được điều khiển phù hợp để có thể kết nối với lưới điện.


Hiện nay có 2 công nghệ tuabin gió chính: 1-Tuabin gió sử dụng bánh răng và hộp số [geared generator], và 2-Tuabin gió không dùng bánh răng và hộp số [gearless, direct-drive generator], xem thêm các hình dưới đây [các hình về tuabin gió lấy từ bài báo của nhà xuất bản INTECH -- an open access publisher].


Các tuabin gió lắp tại Việt Nam đều là loại 1, giá thành máy phát rẻ hơn loại 2 nhưng phải bảo dưỡng nhiều do có bánh răng hộp số lớn. Tuabin gió loại 2 điều khiển trực tiếp không có hộp số là xu thế của tương lai vì độ tin cậy cao hơn do không dùng hộp số và ít phải phải bảo dưỡng hơn. Tuy nhiên thiết kế tính toán tuabin loại 2 điều khiển trực tiếp khá phức tạp, bởi vì máy phát điều khiển trực tiếp chạy ở tốc độ thấp dẫn tới phải chịu các lực và mômen cơ điện từ rất lớn.


GETEC


P.S: Toàn bộ bài này được đăng tại Facebook của tác giả:

//www.facebook.com/notes/hung-vu-xuan/%C4%91i%E1%BB%87n-gi%C3%B3-vi%E1%BB%87t-nam-ti%E1%BB%81m-n%C4%83ng-c%C6%A1-h%E1%BB%99i-v%C3%A0-th%C3%A1ch-th%E1%BB%A9c/1390811614267039



5 MW wind turbine in Holland

0 views0 comments
Post not marked as liked

Chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn, giám sát các công trình điện gió tại Việt Nam, hãy liên hệ [email preferred] với chúng tôi để biết thêm chi tiết. / GETEC provides consulting and inspecting services for wind power. If you have any requests, please do not hesitate to contact us.


Nghiên cứu thiết kế và chế tạo tuabin gió là phức tạp, liên quan tới nhiều ngành như điện-điện tử, công nghệ thông tin, xây dựng, cơ khí, khí động học... ở đây tôi chỉ đề cập vắn tắt mang tính giới thiệu các vấn đề cơ bản của một tuabin điện gió.


Cấu trúc một tuabin gió bao gồm các phần cơ bản sau [xem hình dưới]: móng[foundation], tháp[tower], hộp vỏ[nacelle], hub, cách quạt[blades], máy phát điện[generator], bộ biến đổi công suất[power electronics converter], máy biến áp[transformer], bộ lọc[filters], hệ thống điều khiển cách quạt[pitch drives], điều khiển quay tuabin theo hướng gió[yaw drive], hệ thống giám sát và điều khiển chung [turbine control, SCADA], hệ thống làm mát[cooling system], Đối với tuabin gió công suất lớn từ 5 MW trở lên [ví dụ như tuabin gió trong hình nền của bài viết này] thường có thang máy cho khoảng 3 người, hệ thống điều hòa không khí bên trong tuabin và hệ thống điện dự phòng UPS.


Nguyên tắc cơ bản: Năng lương gió sẽ được chuyển thành năng lượng cơ làm quay máy phát điện thông qua hệ thống cánh quạt[blades]; bằng cách điều chỉnh góc quay của cách quạt công suất cơ làm quay máy phát sẽ được điều chỉnh. Năng lượng điện ở đầu ra máy phát sẽ đi qua bộ biến đổi công suất bán dẫn, nhờ đó mà tần số, điện áp và luồng công suất tác dụng và phản kháng sẽ được điều khiển phù hợp để có thể kết nối với lưới điện.


Hiện nay có 2 công nghệ tuabin gió chính: 1-Tuabin gió sử dụng bánh răng và hộp số [geared generator], và 2-Tuabin gió không dùng bánh răng và hộp số [gearless, direct-drive generator], xem thêm các hình dưới đây [các hình về tuabin gió lấy từ bài báo của nhà xuất bản INTECH -- an open access publisher].


Các tuabin gió lắp tại Việt Nam đều là loại 1, giá thành máy phát rẻ hơn loại 2 nhưng phải bảo dưỡng nhiều do có bánh răng hộp số lớn. Tuabin gió loại 2 điều khiển trực tiếp không có hộp số là xu thế của tương lai vì độ tin cậy cao hơn do không dùng hộp số và ít phải phải bảo dưỡng hơn. Tuy nhiên thiết kế tính toán tuabin loại 2 điều khiển trực tiếp khá phức tạp, bởi vì máy phát điều khiển trực tiếp chạy ở tốc độ thấp dẫn tới phải chịu các lực và mômen cơ điện từ rất lớn.


GETEC


P.S: Toàn bộ bài này được đăng tại Facebook của tác giả:

//www.facebook.com/notes/hung-vu-xuan/%C4%91i%E1%BB%87n-gi%C3%B3-vi%E1%BB%87t-nam-ti%E1%BB%81m-n%C4%83ng-c%C6%A1-h%E1%BB%99i-v%C3%A0-th%C3%A1ch-th%E1%BB%A9c/1390811614267039



5 MW wind turbine in Holland

Video liên quan

Chủ Đề