Xây dựng định mức chi phí

Hướng dẫn xây dựng và phân tích chi phí định mức chi tiết Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng định mức chi phí và phân tích các chi phí định mức đó. Khi nào chúng ta nên hạch toán theo nguyên vật liệu hay định mức giá thành? Chi phí định mức là gì? Công dụng của chi phí định mức,nguyên tắc xây dựng định mức tiêu chuẩn, phương pháp xác định chi phí định mứcvà cách xây dựng định mức cho các loại chi phí sản xuất như thế nào?

[Hình ảnh: Hướng dẫn xây dựng và phân tích chi phí định mức chi tiết]

Xem thêm:
+Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
+Hướng dẫn hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
A. Phương pháp xác định chi phí định mức :
1. Phương pháp phân tích số liệu lịch sử:Xem lại giá thành đạt được ở những kỳ trước như thế nào, tuy nhiên phải xem lại kỳ này có gì thay đổi và phải xem xét những chi phí phát sinh các kỳ trước đã phù hợp hay chưa, nếu không hợp lý, hợp lệ thì bỏ hay xây dựng lại.

2.Phương pháp kỹ thuật:Phương pháp này đòi hỏi sự kết hợp của các chuyên gia kỹ thuật để nghiên cứu thời gian thao tác công việc nhằm mục đích xác định lượng nguyên vật liệu và lao động hao phí cần thiết để sản xuất sản phẩm trong điều kiện về công nghệ, khả năng quản lý và nguồn nhân lực hiện có tại doanh nghiệp

3. Phương pháp điều chỉnh:Điều chỉnh chi phí định mức cho phù hợp với điều kiện hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp

B.Công dụng của chi phí định mức
Là cơ sở để DNlập dự toán hoạt động vì muốn lập dự toán CPNVLphải có định mức NVL, CPNCphải có định mức số giờ công
Giúp cho các nhà quản lý kiểm soát hoạt động kinh doanh của DNvì CP định mức là tiêu chuẩn, cơ sở để đánh giá
Góp phần thông tin kịp thời cho các nhà quản lý ra quyết định hàng ngày như định giá bán sản phẩm, chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng, phân tích khả năng sinh lời
Gắn liền trách nhiệm của CNđối với việc sử dụng NVLsao cho tiết kiệm
C.Nguyên tắc xây dựng định mức tiêu chuẩn:
Quá trình xây dựng định mức tiêu chuẩn là một công việc có tính nghệ thuật hơn là khoa học. Nó kết hợp giữa suy nghĩ với tài năng chuyên môn của tất cả những người có trách nhiệm với giá và chất lượng sản phẩm.
Phải xem xét một cách nghiêm túc toàn bộ kết quả đã đạt được.
Trên cơ sở đó kết hợp với những thay đổi về điều kiện kinh tế, về đặc điểm giữa cung và cầu, về kỹ thuật để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp

D. Xây dựng định mức cho các loại chi phí sản xuất
1. Xây dựng định mức chi phí NVL trực tiếp:
** Về mặt lượng NVL:Lượng NVLcần thiết để sản xuất một sản phẩm, có cho phép những hao hụt bình thường
** Về mặt giá NVL:Phản ánh giá cuối cùng của một đơn vị NVLTTsau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán.
** Để sản xuất mộtsản phẩm thì định mức tiêu hao NVL:
NVL cần thiết để sản xuất một sản phẩm
Hao hụt cho phép
Lượng vật liệu tính cho sản phẩm hỏng

Bạn đang xem: Hướng dẫn xây dựng và phân tích chi phí định mức chi tiết

** Định mức về giá NVL để sản xuất sản phẩm:
Giá mua [ trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán ]
Chi phí thu muaNVL
*** Như vậy ta có:

Định mức về chi phí NVL = Định mức về lượng * định mức về giá

2.Xây dựng định mức chi phí NCtrực tiếp:
** Định mức về giá một đơn vị thời gian lao động trực tiếp:Bao gồm không chỉ mức lương căn bản mà còn gồm cả các khoản phụ cấp lương, BHXH,BHYT,KPCĐ của lao động trực tiếp.

** Định mức giá 1 giờ công lao động trực tiếp ở một phân xưởng:
Mức lương căn bản một giờ
BHXH,
** Định mức về lượng thời gian cho phép để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm.Có thể được xác định bằng 2 cách:
Phương pháp kỹ thuật:Chia công việc theo nhiều công đoạn rồi kết hợp với bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật để định thời gian chuẩn cho từng công việc
Phương pháp bấm giờ:
** Về lượng thời gian để sản xuất 1 sản phẩm
Thời gian cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm
Thời gian nghĩ ngơi, lau chùi máy
Thời gian tính cho sản phẩm hỏng
*** Như vậy ta có:

Định mức chi phí NCTT = Định mức lượng x Định mức giá

3.Định mức chi phí sản xuất chung
a. Định mức biến phí sản xuất chung
Được xây dựng theo định mức giá và lượng.
Định mức giá phản ánh biến phí của đơn giá chi phí sản xuất chung phân bổ.
Định mức lương, ví dụ thời gian thì phản ánh số giờ của hoạt động được chọn làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung cho 1 đơn vị sản phẩm
** Ví dụ:Phần biến phí trong đơn giá SXC phân bổ là 3.200 đ và phân bổ số giờ lao động trực tiếp: 3.5 giờ/sp, định mức biến phí SXCcủa sản phẩm: 3.200đ/ giờ x 3.5 giờ/s.p = 11.200đ/s.p.

Bài viết: Hướng dẫn xây dựng và phân tích chi phí định mức chi tiết

b. Định mức định phí sản xuất chung
Được xây dựng tương tự như ở phần biến phí.

Sở dĩ tách riêng là nhằm giúp cho quá trình phân tích chi phí sản xuất chung sau này.
** Ví dụ:Phần định phí trong đơn giáSXC phân bổ là 9.6 00đ/giờ và phân bổ số giờ lao động trực tiếp: 3.5 giờ/s.p, phần định phí SXCcủa 1 sản phẩm: 9.600đ/giờ x 3.5 giờ/s.p = 33.600 đ/s.p
==> Vậy, đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung : 11.200đ/s.p + 33.600 đ/giờ = 44.800đ
==> Chi phí sản xuất chung để sản xuất 1 sản phẩm là: 44.800 đ/giờ x 3.5 giờ/s.p = 156.800 đ/s.p
** Từ cách xây dựng định mức trên ta đi xây dựng phương trình hồi quy dưới dạng tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên chi phí sản xuất:

Y = ao + a1X1 + a2X2 + a3X3

+ Y: Chi phí sản xuất sản phẩm
+ X1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ X2: Chi phí nhân công trực tiếp
+ X3: Chi phí sản xuất chung
** Ta đi xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên chi phí định mức về lượng và giá của chi phí NVLtrực tiếp, chi phí NCtrực tiếp, chi phí SXCnhư sau:

b.1.Chi phí định mứcNVL trực tiếp.

* Phương trình hồi quy chi phí định mức về lượng nguyên vật liệu:

G= ao +a1g1 + a2g2 + a3g3 +e

+ G : chi phí định mức về lượng nguyên vật liệu
+ g1 : lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất 1 sản phẩm
+ g2 : lượng nguyên vật liệu hao hụt cho phép
+ g3 : lượng nguyên vật liệu dùng cho sản phẩm hỏng
+ ao : số hạng cố định
+ a1 : mức tác động tới định mức lượng nguyên vật liệu khi lượng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1 đơn vị
+ a2 : mức tác động tới định mức lượng nguyên vật liệu khi lượng nguyên vật liệu hao hụt cho phép thay đổi 1 đơn vị
+ a3 : mức tác động tới định mức lượng nguyên vật liệu khi lượng nguyên vật liệu dùng cho sản phẩm hỏng thay đổi 1 đơn vị
+ e : sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác

* Phương trình hồi quy chi phí định mức về giá NVL :

Z = ao +a1z1 + a2z2 +e

+ Z: chi phí định mức về giá nguyên vật liệu
+ z1: giá mua [ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ]
+ z2: chi phí thu mua
+ ao ; là số hạng cố định
+ a1 : mức tác động tới định mức giá nguyên vật liệu khi giá mua thay đổi 1 đơn vị
+ a2 : mức tác động tới định mức giá nguyên vật liệu khi chi phí thu mua thay đổi 1 đơn vị
+ e : sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác

b.2. Chi phí định mức nhân công trực tiếp
* Phương trình hồi quy chi phí định mức về lượng chi phí NCtrực tiếp:

N= ao +a1n1 + a2n2 + a3n3 +e

+ G: chi phí định mức về lượng nhân công trực tiếp
+ g1: lượng thời gian cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm
+ g2: lượng thời gian nghỉ ngơi, lau chùi máy
+ g3: lượng thời gian tính cho sản phẩm hỏng
+ ao: số hạng cố định
+ a1: mức tác động tới định mức lượng nhân công khi lượng thời gian cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1 đơn vị
+ a2: mức tác động tới định mức lượng lượng thời gian nghĩ ngơi, lau chùi máy thay đổi 1 đơn vị
+ a3: mức tác động tới định mức lượng thời gian tính cho sản phẩm hỏng thay đổi 1 đơn vị
+ e: sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác

* Phương trình hồi quy chi phí định mức về giá NCtrực tiếp:

M= ao +a1m1 + a2m2 + a3m3 +e

+ M: chi phí định mức về giá NCtrực tiếp
+ g1: giá mức lương căn bản giờ công trực tiếp
+ g2: mức BHXH, BHYT, KPCĐ tính cho 1 sản phẩm
+ g3: phụ cấp tính cho 1 sản phẩm
+ ao: số hạng cố định
+ a1: mức tác động tới định mức giá NCkhi mức lương căn bản dùng thay đổi 1 đơn vị
+ a2: mức tác động tới định mức giá NCkhi mức BHXH, BHYT, KPCĐ thay đổi 1 đơn vị
+ a3: mức tác động tới định mức giá NCkhi mức phụ cấp thay đổi 1 đơn vị
+ e : là sai số, thể hiện sự tác động của các yếu tố khác

b.3. Chi phí định mức sản xuất chung:Chi phí sản xuất chung được phân thành biến phí và định phí
* Phương trình hồi quy định mức chi phí sản xuất chung như sau:

K = ao + a1k1 + a2k2

+ K: là định mức chi phí sản xuất chung
+ k1: là biến phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm
+ k2 : là định phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm
+ ao : là số hạng cố định
+ a1 : là mức tác động tới định mức chi phí sản xuất chung khi biến phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1 đơn vị
+ a2 : là mức tác động tới định mức chi phí sản xuất chung khi định phí sản xuất chung cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm thay đổi 1 đơn vị
*** Sau khi đã xây dựng được những phương trình toán học với mô hình hồi quy bội [hay hồi quy đa biến] ta sẽ sử dụng các kỹ thuật trong môn học kinh tế lượng để giải bài toán này. Từ đó mà việc phân tích được chính xác và chi tiết, xác định được những nhân tố trực tiếp làm ảnh hưởng đến sự biến động của chi phí, giúp nhà quản lý có nguồn thông tin chắc chắn để có giải pháp kịp thời và hiệu quả.

Bài viết: Hướng dẫn xây dựng và phân tích chi phí định mức chi tiết


Bạn có thể quan tâm:Giữ bằng gốc của người lao động
*Căn cứ:
Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Điều 5 khoản 2,3 Nghị định 95/2013/NĐCP ngày 22/8/2013
*Theo đó:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
+Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
** Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này

Video liên quan

Chủ Đề