Yêu cầu bất buộc trong chống thấm mái là gì

Sàn mái hay còn gọi là trần nhà là vị trí chịu tác động chủ yếu, thường xuyên của thời tiết từ nắng nóng, hanh khô, ẩm thấp, mưa gió bão. Do chịu tác động trực tiếp các hiện tượng thời tiết nên việc nứt sàn mái, rêu mốc và thấm dột, … là điều rất dễ xảy ra. Lúc này việc tìm kiếm một giải pháp chống thấm hiệu quả là phương án gấp rút, khẩn cấp tránh việc nứt dột trở nên trầm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của các thành viên trong gia đình cũng như gây ra nấm mốc ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân tình trạng thấm dột sân thượng?

Trước khi tiến hành công tác thi công chống thấm sân thượng, mái nhà, chúng ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại bị thấm dột, từ đó sẽ đưa ra được đánh giá mức độ nặng nhẹ và dễ dàng đưa ra phương pháp xử lý.

Các nguyên nhân gây thấm dột, nứt gãy có thể là do:

  • Công tác chống thấm trước đó [khi xây dựng] sử dụng vật liệu kém chất lượng hoặc các nhà thầu thi công công trình không đúng kĩ thuật kiến trần nhà dễ bị co giãn nở, bong tróc và không phục hồi lại được khi thời tiết thay đổi.
  • Kỹ thuật thi công chống thấm sàn mái không triệt, không đúng kĩ thuật do lượng keo quá mỏng, quá ít nên hiệu quả không đạt yêu cầu.
  • Biện pháp chống thấm sàn mái bằng màng khò nóng do không dán khít mép của các tấm với nhau gây ra hiện tượng nước mưa dễ dàng xâm nhập qua các khe sau một thời gian ngắn.
  • Hệ thống thoát nước của ngôi nhà kém làm nước mưa ứ đọng dài ngày liên tục trên sàn mái gây ra hiện tượng thấm dột.
  • Thi công làm sân thượng không đảm bảo kỹ thuật [khi xây dựng] hoặc sau khi đổ mái thời tiết nóng bức hanh khô mà ta không tưới nước thường xuyên dẫn đến xi măng bị giòn nên bề mặt bê tông trên sân thượng nhanh chóng bị xuống cấp, dễ nứt gãy, bong vôi vữa xi măng và nước mưa xâm nhập.
  • Công trình xây dựng thi công đã lâu, nhà bị xuống cấp, cũ kĩ nên sân thượng bị nứt nẻ, thấm dột nước đọng.
  • Hư hỏng đường ống dẫn nước sinh hoạt khiến tình trạng nước rò rỉ liên tục trên sàn mái nhà. Tạo sự thấm dột tự nhiên.
  • Một số nguyên nhân khác có thể như sự giãn nở, co ngót đột ngột của bê tông, tác động lực từ bên ngoài [đồ vật từ trên cao rơi xuống] làm sàn mái sân thượng bị thủng, nứt…

Quy trình thi công dịch vụ chống thấm

Trước khi nhận việc thi công chống thấm một hạng mục bất kì của công trình, các kĩ thuật viên sẽ tiến hành thực hiện nghiêm túc theo các bước cụ thể và theo một quy trình làm việc rõ ràng, chi tiết đảm bảo công trình được hoàn thiện tốt, không lặp lại tình trạng nứt gãy ảnh hưởng đến khách hàng và uy tín của công ty.

Bước 1: Khảo sát công trình bị nứt gãy

Khi nhận được yêu cầu từ phía khách hàng, đội ngũ kỹ thuật viên sẽ đến tận nơi xem xét, khảo sát, đánh giá mức độ thấm dột nặng nhẹ của công trình.

Bước 2: Tư vấn biện pháp phù hợp, tối ưu

Sau khi khảo sát, đánh giá và nhận định được các mức độ cụ thể, đội ngũ kỹ thuật viên công ty sẽ tư vấn, trao đổi với khách hàng những cách chống thấm sàn mái hiệu quả nhất, an toàn và tiết kiệm chi phí tối đa. Tùy vào từng mức độ cũng như hạng mục công trình mà sẽ có những tư vấn khác nhau như thấm dột trần góc nhà, giữa mái nhà, …

Bước 3: Báo giá cho khách hàng

Sau khi tư vấn cụ thể, đội ngũ kĩ thuật chống thấm sẽ báo giá chi tiết từng hạng mục công trình, từng nguyên vật liệu chống thấm đến các nhãn hàng mã sản phẩm cho khách hàng lựa chọn.

Các phương pháp, vật liệu chống thấm hiệu quả nhất

  • Keo chống thấm sàn bê tông chuyên dụng

Đối với các bề mặt bê tông sàn mái nhà bị nứt, gãy, thấm dột ở mức độ nhẹ chúng ta cần sử dụng loại keo chuyên dụng. trên thị trường chống thấm hiện nay, loại keo được khách hàng ưa chuộng nhất là TX-911 có cấu tạo từ PU và Bitum. Đầu tiên chúng ta dùng keo bơm trực tiếp vào để trám vết nứt, chú ý là ta bơm keo vào những ngày thời tiết khô ráo, nếu trời mưa nước ngấm vào keo sẽ giảm hiệu quả của keo. Sau khi xử lý xong, chúng ta mới cần đến vật liệu chống thấm toàn diện.

  • Chống thấm sàn mái nhà bằng nhựa đường triệt để

Nhựa đường là vật liệu được đun nóng chảy ở nhiệt độ cao với khả năng thẩm thấu, kết dính cực kì tốt, vì vậy mà nhựa đường thường được sử dụng để làm đường. Nhựa đường có thể tạo lớp màng chắn dày dặn, chắc chắn ngăn nước mưa thấm dột triệt để. Thời điểm lý tưởng nhất để chúng ta quét nhựa đường là sau khi dùng keo bít hết vết nứt như đã nói ở trên. Trong số các phương pháp thi công chống thấm trần nhà hiện nay, đây là biện pháp đáng cân nhắc nhất bởi tính hiệu quả cao.

Nhựa đường với khả năng ngăn nước tuyệt đối, kết cấu lớp màng dày dặn cùng tính đàn hồi ưu việt hoàn toàn đáp ứng yêu cầu thi công. Với cách này, chúng ta có thể an tâm vì tuổi thọ của nhựa đường kéo dài lên đến hàng chục năm. Phương án này thường được dùng cho các công trình, ngôi nhà chịu tác động thấm dột nghiêm trọng.

  • Chống thấm mái bê tông bị nứt, dột bằng Sika

Cũng như nhựa đường hay Flinkote, chúng ta dùng sika chống thấm mái bê tông bị nứt sau khi các vết nứt nẻ đã được trám. Sika là thương hiệu chống thấm được ưa chuộng nhất hiện nay bởi tính hiệu quả, bền bỉ, an toàn. Sika có thể mang đến lớp màng ngăn nước vượt trội cho toàn bộ bề mặt sàn mái nhà vì vậy mà mọi người có thể yên tâm lựa chọn vật liệu Sika.

  1. Chống thấm nhà vệ sinh

Nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm dột?

Nhà vệ sinh bị thấm dột, nứt kẽ, rò rỉ nước là tình trạng khá phổ biến ở các ngôi nhà chung cư, nhà tầng, nhà cấp 4, nhà liền kề, …có rất nhiều nguyên nhân khiến nhà bị nứt, một vài lý do đó là: Sàn nhà vệ sinh thường xuyên có nước, nước đọng lại liên tục sau đó thẩm thấu qua các mạch lát nền và đọng lại dưới sàn bê tông, lâu ngày ngấm dần và lan rộng thành mảng, ngày càng trầm trọn hơn. Hệ thống ống dẫn nước bị rò rỉ, bị hỏng, đường ống nước lắp đặt không đúng kĩ thuật, vật liệu ống nước chất lượng kém bị nứt vỡ khiến nước bị rò rỉ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm nhà vệ sinh.

Các hạng mục cần kiểm tra trước khi tiến hành chống thấm nhà vệ sinh

Trước khi tiến hành thi công chống thấm bất cứ công trình nào, đội ngũ kĩ thuật viên sẽ có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá mức độ nặng nhẹ, nguyên nhân tác động và mức độ ảnh hưởng của các vết thấm, nứt để đưa ra biện pháp xử lý phù hợp, an toàn nhất cho khách hàng.

Các vị trí cần chú ý kiểm tra như:

+ Cống thoát nước sàn nhà vệ sinh: Đây là vị trí dễ phát sinh thấm dột nhất do quá trình thi công, xây dựng khiến miệng cống không được đảm bảo. Nước sinh hoạt lâu ngày có thể ngấm qua miệng cống, thấm vào mao mạch của công trình.

+ Mặt sàn nhà vệ sinh: nếu việc lát gạch đá hoa, gạch chống trơn trượt không được kín, nước có thể ngấm qua các kẽ hở. Hoặc do độ dốc sàn không đảm bảo cho nước thoát xuống cống nhanh chóng thì đây đều là những lưu ý quan trọng khi chúng ta đang cần xử lý chống thấm dột sàn nhà vệ sinh.

+ Hệ thống đường ống nước: kiểm tra xem có bị rò rỉ, hay nứt vỡ không.

+ Nước mưa: Nước mưa có thể thấm từ bên ngoài qua chân tường, vào bên trong. Trường hợp này thường xảy ra với những nhà có kẽ hở ngăn vách với nhà hàng xóm, nước từ kẽ hở ngấm dần vào tường. Điều này đe dọa trực tiếp an toàn của toàn bộ công trình bởi nó có thể gây nứt dọc, sụt lún căn nhà.

Kĩ thuật chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất hiện nay

  • Xử lý chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng Sika

Hiện nay, hóa chất chống thấm như Flintkote, sika, … là lựa chọn phù hợp cho việc xử lý chống thấm sàn nhà vệ sinh triệt để bởi tính hiệu quả cao, giá thành phug hợp.

So với hoạt động chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm. Thì giải pháp này được đánh giá là dễ thực hiện hơn, bền vững hơn, an toàn và tiết kiệm chi phí.

  • Chống thấm nhà vệ sinh bằng hợp chất lưới thủy tinh

Nhắc đến các loại vật liệu có khả năng chống thấm thì ta không thể bỏ qua lưới thuỷ tinh bởi những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại.

Lưới thủy tinh là vật liệu tăng cường sức chịu lực, tính năng chống thấm, chống nứt cho nhà vệ sinh, được dùng kết hợp với chất chống thấm lỏng để chống thấm những vị trí vị nứt gãy, những cấu trúc xây dựng có độ giao động thường xuyên.

  1. Chống thấm tường nhà

Tại sao cần chống thấm tường nhà?

“Nhà là nơi để về” ngôi nhà không chỉ là chỗ che mưa, che nắng mà còn là tổ ấm sum họp cho các thành viên trong gia đình. Vì vậy, ngôi nhà sạch sẽ, tươm tất sẽ giúp mọi người them hạnh phúc và khỏe mạnh hơn, một ngôi nhà thấm dột sẽ mang theo ẩm mốc khiến không gian nhà trở nên ô nhiễm rất có hại cho sắc khỏe. Hơn nữa, việc thấm dột lâu ngày gây nứt gãy bê tông đe dọa đến tính mạng con người. do vậy, việc chống thấm tường, mái nhà, sàn nhà cần được gia chủ chú trọng đến từng chi tiết, nếu việc thấm dột nhẹ chúng ta có thể tự khắc phục nhưng với những công trình bị nứt dột nặng nề thì cần có sự can thiệp của các kĩ thuật viên chống thấm chuyên nghiệp.

Sau đây là một số nguyên nhân chúng ta cần xử lý thấm dột nứt gãy tường càng sớm càng tốt:

  • Công trình nhà ở bị xuống cấp nhanh chóng: các vết bong tróc, nứt của bê tông, ngấm nước là dấu hiệu cảnh báo nhà bạn đang xuống cấp và ẩn chứa các nguy hiểm khó lường trong tương lai không xa.
  • Thấm, dột, nứt tường nhà làm mất tính thẩm mỹ của toàn bộ công trình bởi những vết ố vàng thậm chí là rêu mốc sẽ khiến công trình mất tính mỹ quan.
  • Nguy cơ tiềm ẩn việc cháy nổ bởi khi tường bị ngấm nước tạo môi trường ẩm thấp dẫn đến ổ điện hay thiết bị điện âm tường vốn được xem là an toàn bị ẩm theo, lâu dần các thiết bị đó sẽ bị chập cháy nổ hoặc gây ra hư hỏng cho các thiết bị điện tử trong nhà như máy giặt, tivi, tủ lạnh, quạt, điều hòa.
  • Môi trường ẩm mốc sẽ gây hại đến sức khỏe bởi đây là điều kiện thuận lợi để nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi, nảy nở, bám vào các mảng tường và bay lơ lửng trong không khí. Khi hít phải sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hô hấp như các bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm nấm da…

Chống thấm tường bên trong nhà

Những trường hợp sau đây cần áp dụng việc chống thấm tường bên trong nhà, đó là chống thấm ngay sau khi nhà vừa xây xong phần thô bởi thời điểm này thuận lợi cho việc chống thấm vì nhà chưa có dấu hiệu thấm dột, cũng chưa có các vết nứt hoặc bong tróc. Sau đây là các bước chống thấm tường bên trong nhà bạn:

Bước 1: Làm sạch bề mặt tường bằng giấy ráp

Bước 2: Sử dụng bột trét quét đều và kín bề mặt tường cần chống thấm.

Bước 2: Láng phẳng mịn bề mặt tường bằng dụng cụ chuyên dụng phủ sơn lót

Bước 3: Quét lớp sơn chống thấm tường gạch và sau đó đợi cho thật khô.

Chống thấm tường ngoài trời

Phương pháp chống thấm tường ngoài trời cho ngôi nhà bạn chỉ nên áp dụng trong các trường hợp như sau:

  • Tường của công trình riêng biệt, không kề sát vách hay chung tường với nhà khác.
  • Tường của công trình thi công trước đó chưa bị che khuất bởi các công trình thi công sau.
  • Tường khu chung cư, nhà cao tầng có thể chống thấm ngoài trời, được sự cho phép của ban lãnh đạo khu chung cư.
  • Tường tiếp giáp giữa 2 nhà liền kề nhau.

Những sai lầm khi chống thấm tường nhà

Việc chống thấm tường nhà đòi hỏi cần có kinh nghiệm, các kĩ thuật viên chuyên nghiệp bởi nếu chống thấm không tốt sẽ gây ra việc tiếp tục thấm dột, vật liệu chống thấm chồng chéo nhau không hiệu quả. Sau đây là một số sai lầm khi chống thấm nhà chúng ta cần biết:

Chỉ tập trung chống thấm nhưng khu vực ẩm ướt, nấm mốc

Dưới tác động của môi trường, khí hậu nóng ẩm, khô hanh, mưa dầm thì hầu như chỗ nào trong ngôi nhà bạn cũng có thể bị thấm dột, đặc biệt là những vị trí tiếp xúc nhiều đối với môi trường như trần nhà, tường bên ngoài, mái tôn, mái bằng bê tông, ... Điển hình là khu vực tường hai bên nhà có khe nứt. Do đó, tường nhà rất dễ có hiện tượng thấm dột

Chỉ chống thấm khi có dấu hiệu tường thấm dột

Thực tế, khi bạn thấy các vết thấm bắt đầu xuất hiện thì chứng tỏ tường nhà bạn đã bị nước ngấm nước từ rất lâu trước đó rồi. Hậu quả là cho dù bạn có thực hiện chống thấm đi chăng nữa thì cấu tạo ngôi nhà cũng như tuổi thọ của bê tông đã bị giảm thiểu đi đáng kể. do vậy mà chúng ta cần thực hiện việc chống thấm ngay sau khi xây xong phần thô.

Chỉ dùng xi măng hồ dầu đơn sơ

Tuy xi măng có chức năng kết dính các thành phần với nhau tốt nhưng lại mang tính chất cấu chúc phân tử rỗng nên không hề có tác dụng trong việc chống thấm. Điều rõ ràng nhất bạn sẽ thấy đó là dưới tác động của nắng gió, lớp hồ dầu sẽ dễ bị nứt, đo đó nước mưa dễ thẩm thấm vào hơn.

Chống thấm tường làm mất thẩm mĩ công trình

Đây là quan niệm sai lầm của rất nhiều người, trên thực tế chất chống thấm giống như một lớp sơn bao phủ tường càng làm tang tính thẩm mĩ cho ngôi nhà sau khi được phủ bằng lớp sơn phủ, sơn màu. Cách làm theo chu trình sau là sơn lót – 2 lớp chống thấm – 2 lớp sơn phủ.

Quy trình chống thấm tường nhà

Bước 1: cạo sạch lớp sơn bị bong trên bề mặt tường nhà. Sau đó đánh rpas, vệ sinh sạch sẽ những khu vực có hiện tượng thấm nước. Những khu vực bị thấm thường sẽ bị lớp rong rêu bao phủ hoặc ố vàng.

Bước 2: Tìm những vết nứt, vết hở trên bề mặt tường, đánh dấu những nơi cần chống thấm.

Bước 3: Trám lại những vết hở này bằng hồ vữa. Dùng loại bột vữa chuyên dùng cho tường ngoại thất.

Bước 4: Dùng sơn chống thấm để xử lý cho bề mặt bị nấm mốc, nứt. Cần phủ từ 1 – 2 lớp sơn chống thấm tùy theo tình trạng của tường bị ngấm nước, ẩm mốc. Bề mặt trước khi sơn cần khô thoáng, độ ẩm dưới 15 %.

  1. Chống thấm ngược

Chống thấm ngược là gì?

Chống thấm ngược hay chống thấm nghịch được hiểu đơn giản là việc chống thấm theo hướng ngược lại so với nguồn gây thấm. ví dụ nếu nước ngấm từ ngoài tường vào thì tiến hành xử lý chống thấm bên trong tường. Hoặc nếu thấy nước từ trong thấm ra sẽ chống thấm ở bên ngoài bức tường.

Trong trường hợp giữa khe của 2 nhà kề sát nhau nhưng vẫn có nước chảy đọng lại ở giữa, hay đó là bể bơi, bể chứa nước, tường nhà đã cũ bị thấm, … Lúc này hãy chọn cách chống thấm ngược bằng Sika hoặc chống thấm ngược bằng Kova là lựa chọn tốt nhất bởi chúng ta không thể chống thấm trực tiếp theo cách thông thường.

Tại sao phải chống thấm ngược

Việc chống thấm ngược là bắt buộc trong những trường hợp không thể chống thấm xuôi [thuận] bởi các kĩ thuật viên không thể luồn lách để xử lý chống thấm, đó là nhiệm vụ bất khả thi bởi chỗ cần chống thấm là: tường giáp giữa hai nhà, bể, hầm, tầng ngầm, móng. Hoặc những trường hợp mà đã hoàn thiện xây dựng bên ngoài, không muốn phá dỡ để chống thấm xuôi.

Với các chân tường, nước có thể được hút từ dưới lên từ 0.4 đến 1 mét cao tính từ cốt nền. Độ cao này tùy lượng nước, áp lực nước, độ xuống cấp của công trình. Thông thường người ta chống thấm ngược 0.4-0.5m cho tường nhà vệ sinh.

Do vậy, nếu bên ngoài chưa có biện pháp chống thấm từ nguồn. Thì phải làm ở mặt phía còn lại.

Ưu điểm của chống thấm ngược

Sở dĩ cách chống thấm với Sika là phổ biến nhất hiện nay bởi những nhiều lý do. Đây là loại hóa chất chống thấm cao cấp nhất hiện nay với thương hiệu nổi tiếng nước ngoài, chống thấm Sika có khả năng kết dính cực tốt, bền bỉ, an toàn. Sản phẩm này còn có giá thành hợp lý phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng với hàng chục mẫu mã chất liệu khác nhau, xử lý được tất cả các trường hợp nứt, thấm, dột từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Cách thi công chống thấm ngược

Chống thấm tuân thủ các logic tự nhiên nên cách xử lý công trình thấm dột không khó khăn. Bạn chỉ cần hiểu cấu tạo bên trong tường xi măng của ngôi nhà, cấu trúc đường ống nước, đường điện và cách bịt đường nước chảy vào, hiểu qua những vật liệu trên là hoàn toàn có thể làm được mà không cần biết quá sâu xa.

Một công trình nhà vệ sinh nho nhỏ có thể có chi phí khoảng 3-5 triệu đồng cho việc chống thấm. Thời gian thi công thường không tới 2 ngày với 2 thợ.

Đối với chống thấm sàn, mái, tường thường định mức bình quân 150.000 – 200.000 đ/m2 thi công. Giá có thể cao gấp rưỡi, gấp đôi, tùy vào độ phức tạp của mặt bằng. Hoặc do yêu cầu chất lượng cao của gia chủ. Hầu hết các kĩ thuật viên đều tuân thủ mức giá này để đảm bảo chi phí nhân lực, vật tư đầy đủ và chất lượng.

Top 10 sản phẩm chống thấm ngược tốt nhất hiện nay

  • Sơn chống thấm ngược Spec
  • Sơn chống thấm ngược Mykolor
  • Sơn chống thấm ngược Toa 4 Seasons
  • Sơn chống thấm ngược Tuylips
  • Sơn lót gốc dầu Joton chống ố vàng Jowin
  • Sơn chống thấm ngược Intoc 04
  • Sơn chống thấm Cadin
  • Sơn chống thấm ngược Intoc - 04 Super
  • Bột chống thấm Fosroc TGP
  • Sơn chống thấm ngược Water Seal DPC
  • Keo chống thấm trần nhà

Keo chống thấm là gì?

Keo chống thấm là loại keo có độ kết dính tốt, bền chắc, đảm bảo độ bền, độ dẻo, độ dính và đặc biệt là hiệu quả trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của nước mà các loại keo khác không làm được. keo chống thấm được sản xuất trên dây chuyền tiên tiến, hiện đại bởi các thương hiệu chống thấm nổi tiếng thế giới.

Các trường hợp cần dùng keo chống thấm

Khi biết rõ keo chống thấm là gì thì chúng ta cũng cần phải biết khi nào thì cần vật liệu keo chống thấm. đó là khi ta dùng keo để tram vít các vết nứt nhỏ trên bề mặt trần mái, tường bê tông hoặc dùng để xử lý mối hở, mối bắt vít bị hoen rỉ, điểm tiếp giáp mái tôn trần nhà … đôi khi là các khe nứt của các vật dụng, đồ dùng trong gia đình như cửa sổ, thiết bị gỗ, ổ điện, …

Top 5 loại keo chống thấm tốt nhất

  • Keo chống thấm AS – 40001SG

Keo chống thấm AS-4001SG là loại keo có hiệu quả rất cao. Không chứa dung môi, không chứa silicon. Có khả năng chống thấm nước cực tốt, chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết, chống tia UV.

Ưu điểm

Điểm mạnh của keo AS – 40001SG là bám dính tốt nên nó có thể bám dính được trên hầu hết các bề mặt như bê tông, gỗ, sắt, thép, nhựa, ... Sau khi tram một lớp keo, bạn có thể sơn lót mà không bị lộ vết sần sùi. Đây là một trong những loại keo chống thấm dột hiệu quả nhất được khách hàng ưa chuộng.

Thông tin sản phẩm

Màu sắc: Trắng, xám, đen.

Trạng thái: Dạng bột nhão.

Dung tích: 600ml, có hình dạng giống cái xúc xích có đầu bơm bằng nhựa.

Điều kiện lưu trữ: Khô mát có bóng râm, tránh ánh nắng mặt trời.

Hạn sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất

  • Keo chống thấm triệt để TX911

Keo TX911 là loại keo chống thấm trần nhà có gốc Polyurethane 2 thành phần, tồn tại ở dạng lỏng. Đây là sản phẩm được đánh giá cao bởi tính đàn hồi, khả năng bám dính và ngăn nước cực kì hiệu quả.

Ưu điểm

Tạo màng chống thấm tốt, với sự co dãn, đàn hồi cao. Có thể áp dụng được cho cả những bề mặt dãn nở do nhiệt độ hay bị nứt do kết cấu như hồ vữa, gạch đá, nhựa, bê tông, gỗ, mái tôn, …

Thông tin sản phẩm

– Dạng/màu: Chất lỏng màu trắng

– Trọng lượng: 27kg.

– Định mức: 1,3 – 1,6kg/m2.

– Bao gồm: Thùng 9kg [A] + thùng 18kg [B]

– Điều kiện lưu trữ: Khô mát có bóng râm, tránh ánh nắng mặt trời.

– Thời hạn sử dụng: 6 tháng kể từ ngày sản xuất

  • Keo chống thấm Silicone Apollo

Keo chống thấm Silicone Apollo 500 là một trong những loại keo được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Mỗi gia đình cần có ít nhất một hộp keo chống thấm Apollo trong nhà để tram những vết nứt của các thiết bị gia đình hay những nơi thấm dột nhỏ, Apollo có độ bền và độ đàn hồi cao. Đặc biệt khi tiếp xúc với hơi ẩm chúng sẽ tạo thành một dạng chất dẻo rất bền và có độ bám dính tốt.

Ưu điểm

Apollo có độ đàn hồi cao, không bị ăn mòn, ít bị biến dạng.

Lưu hóa nhanh.

Thông số sản phẩm

Màu: Trắng sữa, xám, đen.

Hình dạng: hình khối trụ có đầu bơm nhọn bằng nhựa

Đóng gói: Dạng chai nhựa.

Dung tích: 300ml

  • Keo chống thấm Neomax 820

Là hợp chất chống thấm một thành phần, ở thể lỏng, gốc nhựa copolyme, chứa dung môi. Có tính bám dính và che phủ các vết nứt hiệu quả, độ bền cao, giá cả cạnh tranh.

Ưu điểm

Thi công dễ dàng bằng chổi quét, máy phun.

Chịu được va đập mạnh, chống mài mòn, biến dạng

Chịu được môi trường hoá chất công nghiệp

Không độc hại sau khi đã khô hoàn toàn.

Thông số sản phẩm

– Trạng thái: dạng lỏng

– Màu sắc: ghi, xám.

– Bao bì: 08kg/thùng; 20kg/thùng.

– Bảo quản: sản phẩm dễ bắt lửa nên cần bảo quản tránh xa khu vực bếp gas, bật lửa, ổ điện, …

– Hạn sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất

  • Keo chống thấm Sika Multiseal

Sika Multiseal là băng keo tự dính gốc Bitum cải tiến gốc cao su phủ lớp phôi nhôm mỏng dùng để dán, trám kín khe nứt hở, …

Ưu điểm

Làm từ chất bultin công nghệ hiện đại nhất

Lớp keo dày, độ bám dính cao không bong tróc, không độc hại khi khô

Thích ứng với tất cả mọi điều kiện, cách nhiệt và chịu nhiệt tốt.

Đặc biệt chống thấm nước cực tốt.

Thông số sản phẩm

– Xuất xứ: Thụy Sỹ.

– Độ dày của lớp keo: 1.5mm.

– Độ rộng: 5cm, 10cm, 15cm và 20cm.

– Độ dài: 5m.

– Hạn sử dụng: 12 tháng.

Quy trình chống thấm trần nhà bằng keo

Sử dụng keo để chống thấm trần nhà là một trong những phương pháp phổ biến, được nhiều hộ gia đình áp dụng. tuy nhiên, việc sử dụng keo chỉ phù hợp với các trường hợp thấm dột nhẹ, vết nứt nhỏ.

Bước 1: Trước khi tiến hành quy trình chống thấm trần nhà, bạn cần làm sạch trần bằng cách bóc hết các lớp vảy bên ngoài.

Bước 2: Sử dụng keo chống thấm quét một lớp mỏng lên bề mặt trần nhà, lấp kín những chỗ có vết nứt. Sau đó, đợi khoảng 10 phút cho lớp keo thứ nhất khô, ta tiến hành quét lên bề mặt lớp keo thứ 2.

Bước 3: Cuối cùng, sau khi đợi tiếp 10 phút cho lớp keo thứ 2 khô, ta tiến hành kiểm tra lại khu vực đã quét đảm bảo chưa, đạt được độ thẩm mỹ nhất định chưa.

  1. Chống thấm nhà chung cư

Bạn có thể tự chống thấm chung cư không?

Nếu nguồn rò rỉ là mới ở mức độ nhẹ, dễ phát hiện bằng mắt thường thì bạn có thể tự làm chống thấm chung cư rất đơn giản. Tuy nhiên, khi mái nhà, trần nhà bị dột rất khó phát hiện ra nguồn gây dột trong trường hợp này, việc chống thấm dột là một công việc phức tạp đòi hỏi sự đánh giá, thẩm định của các kĩ thuật viên chống thấm chuyên nghiệp.

Các hạng mục trong chống thấm căn hộ chung cư, nhà tập thể?

  • Chống thấm tường nhà chung cư

Khu vực bị nứt, thấm dột thường xuất hiện các vết loang nổ ố vàng, nấm mốc hay bong tróc sơn nhìn rất mất mỹ quan. Ta cần dùng bàn chải hoặc giấy nhám cọ thật sạch bề mặt trước khi sơn. Nếu muốn tường nhà được vệ sinh tối đa, bạn nên sử dụng hóa chất diệt nấm mốc để diệt tận gốc vi khuẩn. Phòng khi chúng có thể phát sinh trở lại khi gặp thời tiết ẩm ướt, mưa nhiều.

Sau đó, chúng ta cần lấp đầy các vết nứt, khe hở bằng xi măng hoặc bằng bột chuyên dụng cho chống thấm. yêu cầu để công đoạn này đạt hiệu quả tối đa là tường phải khô ráo, không ẩm ướt.

Cuối cùng là phủ một lớp sơn chống kiềm trước, sau đó sơn khô mới tiến hành sơn 1 – 2 lớp chống thấm lên tường. 2 lớp sơn chống thấm nên cách nhau khoảng 12 tiếng. Cuối cùng sơn hoàn thiện tường như cũ bằng sơn lót, sơn màu. Như vậy là chúng ta đã hoàn thiện xong các bước chống thấm tường nhà chung cư.

  • Chống thấm trần nhà chung cư

Các bước chống thấm trần nhà cũng thực hiện tương tự như đối với tường căn hộ chung cư. Việc chống thấm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu ta sử dụng biện pháp chống thấm ngược.

  • Chống thấm cửa sổ chung cư

Cửa sổ chung cư thường được làm bằng chất liệu khung nhôm kính và thường xuyên gặp phải tình trạng bị thấm dột, nước mưa rò rỉ qua các mối hàn, khe cửa vào nhà, nước mưa từ cửa sổ vào nhà nếu không phát hiện sớm sẽ ngấm xuống chân tường gây hậu quả nấm mốc, thấm tường. Để xử lý vấn đề này, bạn có thể sử dụng keo silicon chống thấm để bít khe hở, công việc này rất dễ dàng chúng ta hoàn toàn có thể tự làm. Tuy nhiên, nếu cửa sổ của bạn bị thấm nghiêm trọng thì phương pháp này không thực sự phù hợp mà bạn cần sử dụng phương pháp Silic hữu cơ, dùng hóa chất….

  • Chống thấm sàn nhà vệ sinh chung cư

Nhà vệ sinh chung cư là nơi rất dễ bị thấm dột bởi độ ẩm cao, nếu đội thi công công trình áp dụng không đúng kĩ thuật, độ dốc để thoát nước không tốt sẽ gây tình trạng ứ đọng nước, trong trường hợp này chúng ta nên chống thấm thuận. Bởi phương pháp này không đòi hỏi trình độ cao, chi phí thấp và độ bền cao.

Các bước tiến hành bao gồm 3 khâu chính:

Bước 1: Làm sạch bề mặt sàn nhà vệ sinh

Bước 2: Tiến hành thi công, bước đầu sẽ trát hỗn hợp vữa xi măng quanh chân tường cho đều. Tiếp đó hãy dùng bay để phủ sơn chống thấm lên những bề mặt cần xử lý thấm dột. Ở những vị trí như cổ ống xuyên sàn nhà thì cần phủ kỹ và cẩn thận kẻo ảnh hưởng đến đường ống nước. Quét thêm một lớp sơn chống thấm để đạt hiệu quả cao nhất, đợi lớp sơn thứ 1 khô ta tiến hành quét lớp thứ 2 và cần quét vuông góc với lớp thứ 1 để không bị tạo bọt khí.

Bước 3: Đợi khoảng 10 tiếng cho lớp chống thấm hoàn toàn khô hẳn, ta tiến hành test thử bằng cách ngâm thử nước trong vòng 1 ngày. Nếu không có vấn đề xảy ra, có thể sử dụng như bình thường, nếu vẫn bị ngấm dột thì chúng ta cần xử lý bằng những vật liệu chống thấm khác.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấm dột nhà chung cư

Với những căn hộ chung cư giá rẻ, nhà tập thể đã xuống cấp thường xuất hiện tình trạng trần nhà và góc tường có nhiều vết chân chim rạn nứt ngả màu ố vàng, kèm theo đó là trần nhà bị đọng nước, ứ nước nhỏ giọt vừa gây mất thẩm mỹ, vừa gây phiền toái, ô nhiễm môi trường vừa nguy hiểm với các thành viên trong gia đình. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tường nhà chung cư bị thấm nước như:

– Ngay từ công đoạn thi công [xây dựng phần thô] các biện pháp chống thấm đã không được chú trọng hoặc làm không đúng kĩ thuật hay sử dụng chất liệu chống thấm không tốt dẫn đến những hệ lụy về lâu về dài.

– Hệ thống đường ống cấp thoát nước của chung cư bị rò rỉ, đường ống có chất liệu kém chất lượng dẫn đến tình trạng tường nhà chung cư bị thấm nước gây nấm mốc, loang lổ màu sơn.

– Do các yếu tố khách quan khác tác động khiến nhà chung cư bị nứt, thấm dột ví dụ như thời tiết, khí hậu, nắng nóng, mưa ẩm, … khiến các vật liệu bị giãn nở đột ngột, co giãn gây cong vênh và kết cấu tòa nhà bị biến dạng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng công trình mà còn đe dọa đến sự an toàn của cư dân sống trong tòa nhà.

Chống thấm nhà chung cư có mất nhiều thời gian không?

Điều này tùy thuộc vào mức độ chung cư bị thấm dột ở tình trạng nhẹ hay nặng, mức độ lan như thế nào. Việc xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấm dột là công đoạn vô cùng quan trọng để đưa ra những biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời, hiệu quả. Thông thường một công đoạn chống thấm chung cư được thực hiện từ 2 – 5 ngày với đầy đủ các công đoạn thích hợp để đảm bảo xử lý triệt để tình trạng thấm cho ngôi nhà của bạn.

  1. Chống thấm khe tiếp giáp

Tại sao khe tiếp giáp giữa 2 nhà lại bị dột?

Không gian giữa khe tường mặc dù nhỏ chúng ta không quan sát được bằng mắt thường. Song nó lại lớn so với dòng chảy của nước mưa, đặc biệt những hôm gió bão, mưa ẩm lâu ngày. Mỗi khi trời mưa, nếu phía trên của các khe rãnh không được che chắn kín đáo thì nước sẽ chảy vào hay lâu ngày sẽ thấm dần dần vào bê tông. Đây cũng là tác nhân chính cho mọi sự cố thấm dột nhà chứ không riêng gì đối với khe tường giữa 2 nhà.

Đôi khi, sự thấm dột, ẩm mốc là do khe rãnh bị tường 2 nhà che chắn kín nên không có ánh nắng chiếu vào. Do đó, không gian tại đây luôn ẩm ướt tạo điều kiện cho tường bê tông bị ẩm mốc.

Tác hại khi không xử lý kịp thời khe tiếp giáp bị thấm dột?

Nếu công tác xử lý chống thấm khe tường không được triển khai kịp thời, hiệu quả, thì ngôi nhà của bạn sẽ đối mặt với nhiều hậu quả cả vô hình và hữu hình, đó là:

Tường phía trong nhà bị nước ngấm vào, mọc rêu mốc gây ra sự mất thẩm mỹ, hơn nữa nấm mốc bay lơ lửng trong không khí ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình như các bệnh về viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, viêm phổi, …

Tường bị ố nước loang lổ, lem màu, ngấm nước ảnh hưởng đến chất lượng công trình gây ra hiện tượng nứt nhà, tuổi thọ công trình bị giảm sút, ngôi nhà nhanh xuống cấp. hơn nữa, còn tiềm ẩn các nguy cơ cháy nổ các thiết bị điện âm tường do tường bị ẩm.

Nếu là tường bếp sẽ khiến không khí luôn ẩm ướt, gây hư hỏng thực phẩm, hư hỏng mối mọt tủ bếp gỗ, …

Giải pháp xử lý khe tiếp giáp bị dột?

Chống thấm khe giáp ranh quá nhỏ hẹp

Trường hợp này rất khó quan sát và thi công. Phương pháp tối ưu nhất có thể áp dụng đó là sử dụng hóa chất chống thấm chuyên dụng thành phần từ gốc polymer, acrylic hoặc Polyurethane cao cấp bằng cách bơm trực tiếp hóa chất vào khe tiếp giáp của 2 nhà.

Chúng ta cũng có thể sử dụng các loại keo chống thấm chuyên dụng như keo Apollo, AS – 40001 SB, … với tính năng đàn hồi cao, ít biến dạng, độ bền cao nê cho dù sau này khe bị sụt lún, nứt gãy thì cũng không còn lo vấn đề thấm ướt do nước mưa. Tuy nhiên, điều kiện để thực hiện chống thấm bằng keo phải trong thời tiết khí hậu khô ráo để keo nhanh khô.

Chống thấm khe giáp ranh lớn

Trường hợp khe nứt lớn có thể xử lý đơn giản hơn vì dễ dàng quan sát và có thể xử lý trực tiếp bằng màng khò nóng sika hoặc bitum. Dán màng khò chạy dọc từ sàn theo chân tường bằng đèn khò khí ga. Miết chặt để đảm bảo gắn được chắc chắn nhất. Sau khi dán xong, gia cố lớp bảo vệ phía trên bằng các loại phụ gia thích hợp.

Một số loại keo chống thấm khe tường tốt nhất hiện nay

Keo chống thấm AS – 4001SB

Keo silicone x’traseal

Keo chống thấm RTV

Keo chống thấm Acrylic

Keo chống thấm CT-02

  1. Chống thấm sàn bê tông

Nguyên nhân gây thấm nứt sàn bê tông

Các yếu tố chủ yếu dẫn đến nứt sàn bê tông gây tình trạng ngấm dột là như sau:

Loại bê tông, chất lượng xi măng bê tông, cường độ chịu nén của bê tông, bê tông co ngót, giãn nở do chịu tác động của nhiệt độ, thời tiết… là nguyên nhân đầu tiên cần xem xét thì xác định yếu tố dẫn đến nứt vỡ sàn bê tông. Nếu bạn đổ bê tông thủ công, bê tông tự pha trộn bằng tay hoặc bằng máy trộn không đúng với tỉ lệ cát, xi măng, đất đá thì sẽ rất dễ gây ra nứt vỡ, thấm sàn bê tông ...

Bê tông co ngót, giãn nở: Sàn bê tông phải chịu rất nhiều tác động từ môi trường như nhiệt độ thời tiết, độ ẩm không khí, hanh khô, nắng nóng khiến bê tông lúc nào cũng chịu ảnh hưởng nếu nóng thì giãn nở, lạnh thì co lại nên dẫn đến hiện tượng nứt thấm sàn bê tông gây nguy hiểm và mất thẩm mỹ cho công trình. Bởi vậy, lúc thi công xây dựng công trình, các kỹ sư xây dựng nhà ở phải tính toán kỹ lưỡng đến các yếu tố thời tiết, khí hậu để đảm bảo độ co ngót, giãn nở của bê tông không gây nứt vỡ, thấm sàn.

Vật liệu xây dựng không đảm bảo chất lượng ví dụ như đá non, cát bẩn, xi măng chất lượng kém, gạch đá vỡ… sẽ khiến bê tông có chất lượng kém, chịu lực không tốt, độ bền không cao, kết cấu kém bền vững… dẫn đến nứt sàn bê tông. Hơn nữa, nếu sự liên kết giữa các vật liệu kém thì chịu lực kém như vậy thì vết nứt thường lớn và rất khó chống thấm, công trình sử dụng không đảm bảo an toàn cho mọi người.

Tải trọng quá lớn: Phải chịu áp lực do tải trọng quá lớn cũng khiến cho bề mặt sàn bê tông dễ bị nứt thấm, vì vậy mà khi xây dựng chúng ta cần có những kĩ sư xây dựng tư vấn cho công trình bởi nếu kết cấu bê tông không tốt hoặc cốt thép thưa, khả năng chịu lực kém dẫn đến những vết nứt lớn, khó xử lý.

Cách xử lý chống thấm sàn bê tông

Để xử lý chống thấm bê tông một cách triệt để, hiệu quả thì trước tiên cần xác định rõ nguyên nhân của việc thấm dột, nứt gãy bề mặt bê tông [kết cấu hay bề mặt], đánh giá mức độ trình trạng nặng, nhẹ để có thể đưa ra phương án xử lý tốt nhất.

  • Đối với sàn bê tông nứt do kết cấu

Sàn bê tông nứt do kết cấu nguyên nhân là do kết cấu hạ tầng kém bởi nguyên vật liệu kém chất lượng hay kĩ thuật thi công kém. Kết cấu của công trình rất quan trọng ảnh hưởng đến cả ngôi nhà vì vậy mà bạn không nên tự xử lý tại nhà mà cần tìm những kỹ sư xây dựng, kĩ thuật viên chống thấm có chuyên môn để xử lý đúng cách, nếu không sẽ khó có thể xử lý triệt để mà lại tiềm ẩn các nguy hiểm như nứt gãy nhà, sập nhà, …

Phương pháp xử lý vết nứt kết cấu nhà hiện được các kĩ thuật viên chuyên nghiệp áp dụng nhiều nhất đó là bơm keo Epoxy trực tiếp vào trong các vết nứt. Các loại keo Epoxy có độ nhớt thấp, chống nước, độ kết dính cao, khả năng thấm sâu vào vết nứt một cách dễ dàng hạn chế tình trạng thấm nứt và ngấm nước của bê tông.

Keo Epoxy không chỉ giúp chống thấm mà còn chống ăn mòn, ít biến dạng, độ liên kết tốt, bền bỉ, gia cố kết cấu bê tông bằng loại keo này khiến chất lượng bê tông ở vị trí được xử lý vết nứt tốt hơn.

  • Đối với những kiểu nứt nhẹ, nứt bề mặt

Đối với các vết nứt nhẹ, trình trạng mới bắt đầu thấm nứt mà không ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà thì bạn có thể tự xử lý chống thấm bê tông tại nahf mà không cần các kĩ thuật viên bằng cách sử dụng chất chống thấm WP 100 của Sơn Nippon.

Chất chống thấm WP 100 giúp ngăn chặn sự thấm nước cho các bề mặt thi công, chất này có khả năng chống kiềm hoá, rêu mốc theo thời gian, độ bám dính của sơn chống thấm rất chắc chắn, bền bỉ, màng sơn khô dày dặn đem lại sự an tâm cho người sử dụng, sau khi khô cũng không gây độc hại, thân thiện với môi trường.

Top 4 vật liệu chống thấm sàn bê tông hiệu quả nhất hiện nay

  • Chống thấm sàn mái bê tông bị nứt bằng Kova

Kova là sản phẩm được ứng dụng nhiều nhất hiện nay để khắc phục sự cố thấm nước, nứt vỡ bê tông cực kì hiệu quả bởi đặc tính vượt trội như kết dính tốt, chống nước, ít biến dạng, … vật liệu này không chỉ thích hợp để chống thấm sàn nhà, mái nhà mà nó còn có thể ứng dụng cho các công trình khác như bể nước, tầng hầm, hầm, nhà vệ sinh….

Ưu điểm của chống thấm Kova:

Ngăn chặn nước tuyệt đối

Liên kết tốt, chắc chắn với chất liệu, bề mặt bê tông, xi măng

Chống chịu được sự mài mòn do thời tiết, kháng kiềm cao

Khả năng bề bỉ lên đến 20 năm

Không chứa những hóa chất độc hại, an toàn với người sử dụng, thân thiện với môi trường.

  • Chống thấm sàn mái bằng Sika

Sika là một trong những loại vật liệu chống thấm cao cấp nhất hiện nay được sản xuất theo công nghệ cao đến từ Thụy Sĩ. vật liệu Sika thì rất đa dạng gồm nhiều loại phổ biến như Sika Latex, Sika Membrane, Sika Grout… mỗi loại vật liệu Sika mẫu mã đều có những đặc điểm và tính chất riêng nên tùy thuộc vào chống thấm cái gì, mức độ ra sao để chọn được sản phẩm phù hợp.

Ưu điểm chống thấm Sika

Khả năng thấm thấu tốt, tốc độ liên kết nhanh với các tinh thể bê tông ở nhiệt độ thường

Tạo lớp màng chống nước hiệu quả, độ bền cao lên đến hơn 10 năm

Dễ dàng thi công tại nhà

Thân thiện cho người sử dụng và môi trường, không chứa chất độc hại.

  • Chống thấm sàn mái bằng Flinkote

Flinkote là sản phẩm đang được các chuyên gia đánh giá cao trong quá trình xử lí chống thấm sàn mái bê tông bị nứt, đây là vật liệu được sử dụng trực tiếp, nó giúp cho thợ tiết kiệm được thời gian và công sức, dễ dàng trong việc thi thông, giá thành hợp lý mang lại hiệu quả cao.

Ưu điểm của chống thấm Flinkote

Chất liệu Flinkote có thể tạo thành lớp phủ liền mạch, không có mối nối trên bề mặt. độ bền cao, ít biến dạng, chống thấm rất hiệu quả.

Sản phẩm gốc nước, không độc hại cho người sử dụng, thân thiện với môi trường

  • Chống thấm sàn mái bằng nhựa đường

Nhựa đường là vật liệu được sử dụng để trải đường, làm cầu đường, khi sử dụng ta cần đun nóng ở nhiệt độ cao cho nhựa đường tan chảy để dễ dàng cho việc chống thấm, chất liệu này có thể tạo thành một lớp màng dày dặn trên bề mặt bê tông sàn mái, ngăn chặn tuyệt đối tình trạng thấm nước qua bề mặt, tình trạng nứt gãy của công trình. Sau đây là các bước tiến hành thi công chống thấm sàn mái bằng nhựa đường:

Bước 1: Cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn mái trước khi thực hiện chống thấm để làm tang tối đa hiệu quả, ta có thể dùng các thiết bị như búa đục để loại bỏ những vị trí lồi lỗm, các mảng bê tông yếu, bong tróc. Đảm bảo bề mặt bê tông phải khô ráo, sạch sẽ, bằng phẳng.

Bước 2: Đun sôi nhựa đường ở nhiệt độ vừa phải để làm tan chảy chất liệu, sau đó dùng vật dụng chuyên dụng để múc chất liệu nhựa đường nóng rồi rãi đều trên sàn mái đợi khoảng 24h để chất liệu khô, đông kết lại thì thực hiện ván vữa bảo vệ. lưu ý, nhựa đường rất nóng nên khi thi công chúng ta cần sử dụng quần áo, gang tay, kính mũ bảo vệ chuyên dụng.

  • Chống thấm sàn mái dùng màng bitum khò nóng

Màng khò bitum nóng là sản phẩm cực tốt giúp tối ưu mọi công đoạn chống thấm được các kĩ thuật viên đánh giá cao, đây là vật liệu có giá thành khá cao, tuy nhiên khả năng xử lí sự cố thấm nước của nó rất hiệu quả và bền

Chủ Đề