Yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự là gì

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Tóm tắt văn bản tự sự là gì?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về Tóm tắt văn bản tự sự  do Top Tài Liệu biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Tóm tắt văn bản tự sự là trình bày ngắn gọn nội dung chính, những sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng của văn bản tự sự một cách trung thành, chính xác và hoàn chỉnh. Từ đó để cho người đọc nắm được nội dung chính và hình dung được toàn bộ văn bản tự sự.

Cùng Top Tài Liệu trang bị thêm cho hành trang kiến thức của mình những kiến thức thú vị qua bài tìm hiểu Tóm tắt văn bản tự sự sau đây nhé!

– Văn tự sự [văn kể chuyện] là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, hiện tượng. Từ sự việc này đến sự việc kia, từ hiện tượng này đến hiện tượng kia và cuối cùng là kết thúc và ý nghĩa của sự việc, hiện tượng đó.

– Văn bản tự sự thường là những tác phẩm có cốt truyện, gắn với các nhân vật, các sự việc và chi tiết tiêu biểu. Tác giả có thể thêm nhiều chi tiết, yếu tố phụ để văn bản thêm lôi cuốn và sinh động.

– Tóm tắt văn bản tự sự giúp cho người nghe, người đọc có thể nắm bắt được khái quát nội dung chính của văn bản tự sự. Bởi văn bản tự sự sau khi được tóm tắt thường ngắn gọn, làm nổi bật được những sự việc quan trọng, nhân vật chính và lược bỏ đi được những chi tiết và yếu tố phụ không quan trọng.

– Văn bản tóm tắt có những đặc điểm khác so với văn bản tự sự gốc như sau:

+ Văn tóm tắt có dung lượng ngắn hơn văn bản gốc.

+ Văn bản tóm tắt có số lượng sự việc, nhân vật tí hơn so với tác phẩm

-Thể hiện được đúng mục đích và yêu cầu tóm tắt.

-Thể hiện được tính khách quan: Phản ánh trung thành nội dung chính của tác phẩm tự sự được tóm tắt; không thêm bớt chi tiết, sự việc so với văn bản được tóm tắt; không bình luận ý kiến chủ quan gì trong khi tóm tắt.

-Thể hiện được tính chỉnh thể của văn bản được tóm tắt: Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn để người nghe, người đọc dễ nắm bắt, dễ nhớ; đảm bảo trong đó cân đối số trang, số dòng dành cho sự việc chính, những sự kiện tiêu biểu… một cách hợp lí.

– Đọc kĩ tác phẩm: chỉ có thế tóm tắt được một tác phẩm nào đó khi đã đọc kĩ toàn bộ tác phẩm ấy và nắm được ý tưởng của tác giả.

– Xác định nội dung chính cần tóm tắt:

+ Các sự kiện chủ chốt, quyết định đến câu chuyện trong tác phẩm.

+ Các nhân vật quan trọng.

– Sắp xếp các nội dung chính theo một trình tự hợp lí:

+ Trình tự trước – sau của các sự việc.

+ Sự xuất hiện của các nhân vật trong tác phẩm.

– Diễn đạt bằng lòi văn của mình những nội dung đã xác định được

Câu 1: Hãy sắp xếp các bước tóm tắt văn bản tự sự theo một trình tự hợp lí.

1 – Đọc kĩ văn bản.

2 – Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.

3 – Xác định nhân vật chính và sự việc cơ bản.

4 – Sắp xếp các sự việc theo thứ tự hợp lí.

=>Đáp án: 1-3-4-2

Câu 2: Tóm tắt văn bản tự sự sau: Tác phẩm “Cô bé bán diêm”.

Mẫu tham khảo:

Cô bé bán diêm sống gia đình rất nghèo khổ, khó khăn mồ côi mẹ, bà mất sớm, tài sản tiêu tán nên cô phải bán diêm cho người bố rất tàn nhẫn hay đánh cô. Trong đêm giao thừa rét buốt, em đầu trần chân đất lang thang trên phố chưa về. Vì em chưa bán được bao diêm nào, về sợ bố mắng. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que thứ nhất quẹt lên, lò sưởi hiện ra. Que thứ hai quẹt lên, bàn ăn và con ngỗng quay trước mắt. Que thứ ba quẹt lên, cây thông noel hiện ra. Và que diêm thứ tư mang hình ảnh của người bà hiền từ hiện về. Nhưng mọi thứ tan biến khi que diêm tắt và cô bé đã chết cóng. Ngày đầu năm đường phố hiện lên hình ảnh một thiên thần với nụ cười trên môi nằm trên tuyết trắng. Cô bé đã lên thiên đàng cùng với bà của mình.

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT - Nắm được cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính. - Biết tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ DỰA THEO NHÂN VẬT CHÍNH

Nhân vật văn học là hình tượng con người [có thể là loài vật hay cây cỏ,... được nhân cách hoá] được miêu tả trong văn bản văn học. Nhân vật thường có tên tuổi, lai lịch, ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ, tình cảm,... Mỗi nhân vật còn có cốt truyện. Trong một tác phẩm có thể có nhiều loại nhân vật. Tuỳ theo vai trò, vị trí, tầm quan trọng của nhân vật trong tác phẩm, người ta chia ra nhân vật chính và nhân vật phụ. Mỗi nhân vật chính đều gắn liện với một số sự việc cơ bản của cốt truyện. Tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật đó. Việc tóm tắt ngay giúp ta nắm vững tính cách và số phận của nhân vật, góp phần đi sâu tìm hiểu và đánh giá tác phẩm. Muốn vậy, bản tóm tắt cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu chung của một văn bản, trung thành với văn bản gốc, nêu được đặc điểm và những sự việc xảy ra với nhân vật chính.

II – CÁCH TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ DỰA THEO NHÂN VẬT CHÍNH

Anh [chi] đọc lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ và thực hiện những yêu cầu dưới đây:

a] Xác định những nhân vật chính của truyện. b] Tìm hiểu và tóm tắt truyện dựa thoe nhân vật An Dương Vương Gợi ý: - Lai lịch của nhân vật - Các hành động, lời nói và việc làm trong mối quan hệ với những sự việc chính và diễn biến của cốt truyện. - Quan hệ giữa An Dương Vương với các nhân vật khác trong truyện.

- Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của minh.

c] Tiếp tục tìm hiểu và tóm tắt truyện dựa theo nhân vật Mị Châu [gợi ý như ỏ mục b] d] Cho biết cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.

GHI NHỚ

- Tóm tắt Việt Nam tự sự dựa theo nhân vật chính là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc co bản xảy ra với nhân vật đó. Bản tóm tắt phải trung thành với văn bản gốc. - Khi tóm tắt, cần: + Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính + Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó. + Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của các sự việc [một vài chỗ có thể kết hợp dẫ nguyên văn từ ngữ, câu văn trong bản gốc].

III – LUYỆN TẬP

1. Dưới đây là các bản tóm tắt hai văn bản khác nhau:

[1]

Tiễn dặn người yêu [Xống chụ xon xao] là một trong những truyện thơ nổi tiếng nhất trong kho tàng văn học dân gian của người Thái nói riêng, của các dân tộc it người ở Việt Nam nói chung. Truyện kể lại câu chuyện tình yêu – hôn nhân của một đôi trai gái. Truyện bắt đầu từ khi chàng trai và cô gái còn năm trong bụng mẹ. Từ ấu thơ họ đã là bạn thân thiết của nhau. Lớn lên, hai người cang quấn quýt với nhau hơn. Song cha mẹ cô gái chê chàng trai nghèo không nhận rể, quyết định gả con cho một người giàu có. Cô gái đau khổ nhưng bất lực, còn chàng trai, trước tình cảnh ấy quyết ra đi tìm sự giàu sang, mong trở về chuộc lại người yêu. Mấy năm trôi qua, khi người chồng hết thời hạn “rể ngoài”, rồi đủ công “rể trong”, cô gái đành phải về nhà chồng. Đúng lúc đó, chàng trai mới trở về thì mọi việc đã muộn. Đau đớn, anh đi theo tiễn dặn người yêu. Theo lời anh dặn, co gái cố làm ra vẻ vụng về, hậu đậu khiến gia đình nhà chồng chán chường mà trả về nhà cha mẹ. Trở về nhà, bị cha mẹ bán đứt vào cửa quan, cô gái càng thất vọng, đau khổ và phá phách mạn hơn: Cô “giã gạo – quăng chày; phơi thóc – chửi sàn, mắng cót; dỡ xôi – quật mâm vỡ” cốt sao để được trả về gia đình. Người nhà quan mang cô ra chợ bán “nhưng nghìn lần không đắt”. Cô gái ngày nào “ngón tay thon lá hành, đôi mắt đẹp dài như lá trầu xanh”, mà nay tiều tuỵ chỉ đáng đổi một bó lá dong. Người đổi được cô lại là anh. Nhưng anh giờ đã có nhà cao cửa rộng, vợ con yên ấm, làm sao nhận ra cô. Tủi phận, cô gái mang đàn môi anh tặng năm xưa ra thổi, gợi lại lời thề thốt ngày nào. Bàng hoàng nhận ra người yêu cũ, anh chia đôi tài sản và tiễn vợ về nhà cha mẹ đẻ. Anh cưới cô gái và hai người sống hạnh phúc bên nhau.

[Bản tóm tắt của NBS]

[2]
Ví dụ như chuyện vợ chồng chàng Trương: Chàng Trương đi đánh giặc khi vợ mới có mang. Lúc trở về, con đã biết nói. Một hôm đùa với con tự xưng là bố, đứa con không nhận mà nói rằng bố nó tối tối vẫn đến. Trương buồn và ghen, đay nghiến vợ đến nỗi nàng phải tự vẫn. Một tối, ngồi bên đèn đùa với con, thấy nó chỉ lên bóng mình trên tường mà nói: “Bố đã đến kìa”. Lúc đó mới biết là mình lầm thì không kịp nữa. Câu chuyện lẽ ra chấm hết ở đó, nhưng dân chúng không chịu nhạn cái tình thế đau đớn ây, và cố gắng đem một nét huyền ảo để an ủi ta. Vì thế mới có đoạn thứ hai, kể chuyện chàng Trương gặp mặt vợ một lần nữa...

[Theo Nguyễn Đình Thi, Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao, cổ tích]

a] Xác định phần tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương trong đoạn trích [2]. Mục đích tóm tắt ở [1] và [2] có gì khác nhau? b] Cách tóm tắt ở [1] và [2] khác nhau như thế nào, vì sao?

2. Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ dựa theo nhân vật Trọng Thuỷ.


3. Tóm tắt truyện Tấm Cám dựa theo nhân vật Tấm.

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ THEO NHÂN VẬT CHÍNH

- Nhân vật văn học:

+ Là hình tượng con người [có thể là loài vật hay cây cỏ,... được nhân cách hoa] được miêu tả trong văn bản văn học.

+ Thường có tên tuổi, lai lịch, ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ, tình cảm...

+ Có mối quan hệ với những nhân vật khác và thường được bộc lộ qua diễn biến của cốt truyện.

+ Phân loại nhân vật: Tuỳ theo vai trò, vị trí, tầm quan trọng của nhân vật trong tác phẩm:

> Nhân vật chính.

 > Nhân vật phụ.

- Tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những việc cơ bản xảy ra với nhân vật đó.

- Mục đích:

+ Nắm vững tính cách và số phận của nhân vật.

+ Góp phần đi sâu tìm hiểu và đánh giá tác phẩm.

- Yêu cầu:

+ Trung thành với văn bản gốc.

+ Nêu được đặc điểm và những sự việc xảy ra với nhân vật chính.

II. CÁCH TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ DỰA THEO NHÂN VẬT CHÍNH

- Bước 1: Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính và diễn biến của sự việc đó.

- Bước 2: Chọn sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của sự việc đó.

- Bước 3: Tóm tắt hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của sự việc.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Video liên quan

Chủ Đề