0.5 M là gì trong hóa học

2021-08-13T13:12:03-04:00 2021-08-13T13:12:03-04:00 //www.hoahoc24h.com/ly-thuyet/mol-29.html //www.hoahoc24h.com/uploads/hoa-hoc-8/2020_04/mol-va-tinh-toan-hoa-hoc.jpg

Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

Con số 6.1023 được gọi là số Avogaddro và kí hiệu số Avogadrolà N.

Ví dụ:

Một mol nguyên tử đồng là một lượng đồng có chứa N nguyên tử Cu

Một mol nguyên tử kẽm là một lượng kẽm có chứa N nguyên tử Zn

Một mol phân tử hidro là một lượng khí hidro có chứa N phân tử khí H2

Xem thêm ví dụ về mol là gì trong SGK hóa học lớp 8 trang 63

II - Khối lượng Mol là gì ?

Khối lượng mol của một chất nào đó chính là khối lượng được tính bằng gam [g] của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

Kí hiệu của khối lượng mol là M.

1. Cách tính khối lượng mol đơn chất

Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử của một đơn chất có cùng số trị với nguyên tử khối hay phân tử khối của chất đó.

Ví dụ khối lượng mol

- Khối lượng mol của Nguyên Tử Hidro là MH = 1 g/mol

- Khối lượng mol của Phân Tử Hidro là MH2 = 2 g/mol

- Khối lượng mol của nguyên tử oxi là MO = 16 g/mol

- Khối lượng mol của phân tử oxi là MO2 = 32 g/mol

- Khối lượng mol của lưu huỳnh là MS = 32

Khối lượng mol của Natri là MNa = 23

2. Cách tính khối lượng mol của hợp chất, phân tử

Khối lượng mol của một phân tử, hợp chất bao gồm nguyên tử của nhiều nguyên tố khác nhau bằng tổng khối lượng mol số nguyên tử có trong phân tử chất đó.

Xét trường hợp tổng quát với một hợp chất bất kì nào đó được cấu tạo bởi 3 nguyên tố hóa học có công thức hóa học là AaBbCc trong đó:

- A, B, C là nguyên tố hóa học tạo nên hợp chất.

- a, b, c là số nguyên tử tương ứng với mỗi nguyên tố.

Vậy khối lượng mol của hợp chất trên được tính bằng công thức sau

Mhc = MA x a + MB x b + MC x c

Ví dụ: Tính khối lượng mol của hợp chất sau đây

- Khối lượng mol của phân tử nước có công thức hóa học H2O là MH2O = MH2 + MO = [1 x 2 + 16] = 18 g/mol.

- Khối lượng mol của axit clohidric là MHCl = 1 + 35,5 = 36,5 g/mol

Lưu ý:

- Thường gặp nhiều khối lượng mol trong các bài tập tính toán

- Quy đổi khối lượng ra mol để tính toán cho tiện

III - Thể tích mol của chất khí là gì ?

Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.

Người ta xác định được rằng: Một mol của bất kì chất khí nào trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất đều chiếm những thể tích bằng nhau. Nếu ở nhiệt độ 0oC và áp suất là 1 atm [ Sau này viết tắt là đktc gọi là điều kiện tiêu chuẩn] thì thể tích đó là 22,4 lít.

Như vậy, những chất khí khác nhau thường có khối lượng mol không như nhau những thể tích mol của chúng lại giống y như nhau ở cùng điều kiện.

Ví dụ:

Thể tích của 1 mol khí hidro bằng thể tích 1 mol khí oxi bằng thể tích 1 mol khí nitơ . . .

Ở điều kiện bình thường [ 20oC và 1 atm] thì 1 mol chất khí có thể tích là 24 lít.

Ở điều kiện tiêu chuẩn [0oC và 1 atm] thì 1 mol khí có thể tích là 22,4 lít.

Các em nhớ hai điều kiện trên để sau này lưu ý khi làm những bài tập tính toán nhé.

IV - Bài tập mol

Bài số 01: Em hãy tính số nguyên tử hoặc phân tử có trong mỗi lượng chất sau:

a. 2 mol nguyên tử nhôm

b. 3 mol phân tử H2

c. 0,25 mol phân tử NaCl

d. 0.004 mol phân tử H2O

Bài số 02: Em hãy tính khối lượng của:

a. 1 mol nguyên tử Clo và 1 mol phân tử Clo

b. 1 mol nguyên tử đồng và 1 mol phân tử đồng [II] oxit

c. 1 mol nguyên tử cacbon, 1 mol phân tử khí cacbon [II] oxit và 1 mol phân tử Cacbon đi oxit

Bài số 03: Em hãy tính thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn của:

a. 1 mol phân tử CO2, 2 mol phân tử H2, 1,5 mol phân tử O2

b. 0,25 mol phân tử O2 và 1,25 mol phân tử N2

Bài số 04: Em hãy tính khối lượng của N phân tử những chất sau:

a. H2O

b. HCl

c. Fe2O3

d. C12H22O11

Hướng dẫn bài 04: Khối lượng của N phân tử chính là khối lượng mol nhé các em.

V - Tài liệu tham khảo

- Sách giáo khoa hóa học lớp 8 - NXB Giáo Dục - Mã số: 2H807T7

Table of Contents

  • Định nghĩa nồng độ dung dịch là gì?
  • Phân loại nồng độ dung dịch
    • 1. Nồng độ phần trăm [ kí hiệu C%]
    • 2. Nồng độ % theo thể tích 
    • 3. Nồng độ mol  [CM]
    • 4. Nồng độ molan [Cm]  
    • 5. Nồng độ phần mol và nồng độ đương lượng:
    • 6. Mối quan hệ giữa các nồng độ dung dịch

Định nghĩa nồng độ dung dịch là gì?

  • Dung dịch gồm chất tan và dung môi.
  • Nồng độ dung dịch là đại lượng cho biết lượng chất tan có trong một lượng dung dịch nhất định.
    • Nồng độ có thể tăng bằng cách thêm chất tan vào dung dịch, hoặc giảm lượng dung môi.
    • Ngược lại, nồng độ có thể giảm bằng cách tăng thêm dung môi hay giảm chất tan.
    • Khi dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan thì ta gọi đó là dung dịch bão hòa, khi ấy dung dịch có nồng độ cao nhất [Gọi là điểm bão hòa, điểm bão hoà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ môi trường, bản chất hoá học của dung môi và chất tan.].
      • Ví dụ như điểm bão hòa của muối NaCl tại áp suất 1atm ở 20 độ C là 35,9g/100ml , còn ở 60 độ C là 37,1g/100ml

Phân loại nồng độ dung dịch

Có các loại nồng độ dung dịch thường gặp sau:

1. Nồng độ phần trăm [ kí hiệu C%]

Số gam chất tan trong 100 gam dung dịch:               

Ví dụ:

Dung dịch NaOH 20% nghĩa là cứ 100g dung dịch thì có 20g NaOH tan trong đó.

Các công thức suy ra từ công thức tính nồng độ phần trăm:

  • Công thức tính khối lượng chất tan:  = .
  • Công thức tính khối lượng dung dịch:  =

2. Nồng độ % theo thể tích 

Biểu thị số ml chất tan có trong 100ml dung dịch.

Ví dụ: ancol etylic 70o nghĩa là trong 100ml dung dịch rượu này cần có 70ml

C2H5OH nguyên chất và 30ml H2O.

3. Nồng độ mol  []

Số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch:

4. Nồng độ molan [Cm]  

Số mol của chất tan có trong 1kg hoặc 1000g dung môi:

Với nct là số mol chất tan có trong lượng dung môi là mdm.

 Ví dụ: dung dịch NaCl 0,2 molan: dung dịch chứa 0,2 mol NaCl trong 1000 gam nước.

5. Nồng độ phần mol và nồng độ đương lượng:

2 đại lượng này ta sẽ được dạy khi học lên đến trình độ cao đẳng, đại học [chuyên ngành liên quan hóa học].

  • Nồng độ phần mol [χ]

Nồng độ phần mol [hay còn gọi là tỉ lệ mol] là tỉ lệ giữa số mol chất nào đó với tổng số mol của các chất trong dung dịch. Ðối với dung dịch tạo thành từ hai chất A, B với số mol tương ứng là nA, nB , ta có B biểu thức phân mol như sau:

* Chú ý:  Tổng nồng độ phần mol của các chất có trong dung dịch bằng 1.

Ví dụ: trong 1 mol dung dịch NaCl có chứa 0.3mol NaCl 0.7 mol H20 thì

 == 0,3 [đơn vị phần mol]

  • Nồng độ đương lượng  []

Một loại nồng độ khác thường được sử dụng để tính toán trong các phương pháp phân tích thể tích là nồng độ đương lượng [hoặc nồng độ chuẩn] được định nghĩa là số đương lượng gam của chất tan trong một lít dung dịch.

  • n’: số đương lượng gam chất tan có trong dung dịch.
  • V: thể tích [l]

Ví dụ: dung dịch HCl 2N là dung dịch có chứa 2 đương lượng gam hoặc 2×36,5g HCl nguyên chất.

Kiến thức nâng cao : Áp dụng định luật đương lượng cho các phản ứng trong dung dịch.

Giả sử phản ứng :      A   +   B  →  C

Gọi:    

  • Nồng độ đương lượng gam của 2 dung dịch A và B. Ký hiệu lần lượt là NA NB
  • Thể tích của 2 dung dịch A và B phản ứng vừa đủ với nhau.  Ký hiệu lần lượt là VA VB

Đây là biểu thức toán học áp dụng định luật đương lượng cho dung dịch :

NA .VA  =  NB .VB

6. Mối quan hệ giữa các nồng độ dung dịch

Giữa nồng độ mol [] và nồng độ phần trăm []:

  • M:  khối lượng phân tử chất tan.
  •  : nồng độ mol của dung dịch.
  • d  : khối lượng riêng của dung dịch.
  • : nồng độ phần trăm của dung dịch.

Giữa nồng độ đương lượng [] và nồng độ phần trăm []:

  • D:  đương lượng gam [Tham khảo từ wiki].
  • d :  khối lượng riêng của dung dịch.
  •  : nồng độ tương đương của dung dịch
  • : nồng độ phần trăm của dung dịch.

Giữa nồng độ mol [] và nồng độ tương đương []:

  • n = Số điện tích mà 1 chất trao đổi.
  • hoặc n = Số e mà 1 chất trao đổi.

Ví dụ 1: Ta có dung dịch  0,5M H2SO4. 1 mol H2SO4 ứng với số đương lượng gam là 2.  Do đó  CN = 2. 0,5 = 1N.

Ví dụ 2: Dung dịch sử dụng bình acqui là dung dịch H2SO4 3,75M, có khối lượng riêng là: 1,230 g/ml. Tính nồng độ %, nồng độ molan và nồng độ đương lượng của H2SO4 trong dung dịch trên.

Giải:

  • Khối lượng của 1 lít dung dịch: 1000 x 1,230 = 1230g
  • Khối lượng của H2SO4  trong 1 lít dung dịch: 3,75 x 98 = 368g
  • Khối lượng của H2O trong 1 lít dung dịch: 1230 - 368 = 862g

Do đó:

  •    

Trên đây là định nghĩa và tên gọi các kiểu đơn vị nồng độ dung dịch có trong chương trình Hóa học cấp 3 và 1 số kiến thức nâng cao cho các bạn thi học sinh giỏi.

Chủ Đề