1 năm đại học có bao nhiêu học kì

Trước hết là xét về mặt lợi ích, việc đào tạo 3 học kỳ giúp người học có thể rút ngắn thời gian học tập, thay vì phải học đầy đủ 4 năm thì có thể học trong 2 năm rưỡi hoặc 3 năm là có thể tốt nghiệp ra trường. Điều này giúp người học giảm bớt chi phí học tập được một năm. Bên cạnh đó, nhờ tốt nghiệp sớm nên sinh viên có thể sớm tham gia vào thị trường lao động hoặc có thể dùng một năm còn dư ấy để học thêm những khóa học ngắn hạn khác nhằm tăng các kỹ năng và nhờ đó có thể thêm cơ hội có việc làm sớm hơn.

Hầu hết trường ĐH hiện nay đào tạo theo tín chỉ, trong đó thường thiết kế 3 học kỳ/năm học

ĐÀO NGỌC THẠCH

Khó “tiêu hóa” chương trình, khó tham gia hoạt động xã hội

Tuy nhiên, việc đào tạo liên tục 3 học kỳ cũng có những hạn chế không thể không tính đến. Việc học cũng giống như việc ăn uống vậy, cần phải có thời gian để “tiêu hóa” và thẩm thấu những kiến thức đã học. Việc học 3 học kỳ sẽ buộc người học phải học liên tục, không có quãng nghỉ để có thể trải nghiệm hay chiêm nghiệm những gì mình vừa học bởi đa số các trường đào tạo 3 học kỳ thì gần như sinh viên vừa thi kết thúc học kỳ thì lập tức phải vào học kỳ mới. Như vậy gần như người học chỉ có học và thi liên tục, như thế rất khó để sinh viên có thể “tiêu hóa”, thẩm thấu những nội dung đã học.

Bên cạnh đó, việc học liên tiếp 3 học kỳ cũng có nghĩa là người học không thể có khoảng thời gian nghỉ hè đủ dài để tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tình nguyện như Mùa hè xanh hay Kỳ nghỉ hồng, vốn là những hoạt động hết sức cần thiết để trui rèn kỹ năng cho sinh viên.

Đối với những ngành học thuộc khối kỹ thuật, y khoa, khoa học cơ bản, những ngành học mang nặng tính nghiên cứu thì việc học liên tục hay học rút ngắn là hoàn toàn không phù hợp. Làm sao mà một sinh viên y khoa có thể liên tục đi học ở lớp, không có thời gian để thực hành những gì đã học lại có thể trở thành một bác sĩ y khoa lành nghề?

Như vậy, việc đào tạo 3 học kỳ, học liên tục chỉ phù hợp với những ngành học mang nặng tính kỹ năng chứ không thể phù hợp với những ngành thực hành và nghiên cứu được.

Về phần người dạy cũng thế. Việc giảng dạy liên tục, không có quãng nghỉ để đọc sách, nghiên cứu, bổ sung kiến thức, cập nhật kiến thức mới thì làm sao có thể cung cấp được nội dung dạy có chất lượng và mang tính cập nhật cho người học được?

Vì vậy, các trường ĐH cần phải tính thật kỹ các khía cạnh có liên quan đến việc đào tạo, tránh tình trạng đào tạo mang tính cấp tốc, để từ đó ra quyết định nên hay không nên đào tạo 3 học kỳ. Con người không phải là cái máy, cần phải được nghỉ ngơi và bồi bổ thì năng suất lao động mới cao được.

Ý kiến:

Học kỳ hè nên là tự nguyện

Hầu hết giảng viên và sinh viên đều mong muốn có kỳ nghỉ dài để nghỉ ngơi bên gia đình, về quê, hoặc có những kế hoạch khác sau một năm dạy và học. Vì vậy tôi nghĩ nên tổ chức 2 học kỳ chính thức, còn học kỳ hè là tự nguyện, bạn nào có nhu cầu học vượt hoặc cải thiện điểm tốt hơn thì đăng ký, chứ không phải là học kỳ chính thức bắt buộc toàn bộ sinh viên.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hoàn [giảng viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM]

Thích có kỳ nghỉ dài để thực hiện nhiều kế hoạch

Bản thân em vẫn thích có được kỳ nghỉ hè dài sau một năm học vất vả. Không chỉ để thư giãn mà còn có thời gian thực hiện nhiều kế hoạch riêng như về quê với ba mẹ, đi du lịch, làm thêm… Thầy cô nói khi chia làm 3 học kỳ thì sẽ giúp sinh viên giảm bớt thời lượng học liên tục kéo dài gây áp lực nhưng em thấy cũng vậy. Nếu 1 năm phải học 12 môn, tổ chức 2 học kỳ/năm thì mỗi học kỳ 5 tháng sẽ phải học 6 môn, trong khi tổ chức 3 học kỳ/năm thì mỗi học kỳ hơn 3 tháng phải học 4 môn, áp lực cũng vẫn vậy.

Nguyễn Quang Tuấn[sinh viên năm 4 Trường ĐH Mở TP.HCM]

Học 3 học kỳ cảm thấy bớt căng thẳng

Em lại đồng tình với việc tổ chức mỗi năm 3 học kỳ vì việc đóng học phí sẽ được giãn ra làm 3 đợt thay vì 2 đợt như trước đây. Số tiền phải đóng mỗi lần sẽ ít hơn. Hơn nữa em cũng cảm thấy việc học cũng được chia nhỏ ra, đỡ căng thẳng hơn. Khi học 3 học kỳ thì cứ sau mỗi học kỳ tụi em sẽ được nghỉ hơn 2 tuần. Em nghĩ một đợt nghỉ tầm 2, 3 tuần là được nên em ủng hộ học 3 học kỳ.

Theo quy định hiện nay, không có quy định về số lượng tín chỉ trong 1 năm đại học, tùy theo quy định của các trường đại học. Trên thực tế, các trường sẽ quy định số lượng tín chỉ trong 1 học kỳ mà sinh viên có thể đăng ký căn cứ vào khối lượng kiến thức và chương trình học của các ngành đào tạo. Mỗi học kỳ, trung bình sinh viên đăng ký khoản 30 tín chỉ.

Vậy, nợ tín chỉ thì bị xử lý như thế nào? Căn cứ theo Điều 11 Quy chế đào tạo trình độ đại học được ban hành kèm theo Thông tư 08/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định về xử lý kết quả học tập tín chỉ như sau:

1.Cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên một số điều kiện như sau:

a/Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;

b/Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo.

Ngoài ra, theo Điều 12 Quy chế đào tạo trình độ đại học được ban hành kèm theo Thông tư 08 về xử lý kết quả học tập theo niên chế, cụ thể:

1.Cuối mỗi năm học, sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu đạt cả 2 điều kiện sau:

a/Điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm thứ hai và từ 1,4 đối với năm thứ ba trở đi;

b/Số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16.

Căn cứ theo quy định hiện nay, trường hợp sinh viên nợ tín chỉ với một số lượng nhất định thì sẽ bị xử lý như sau:

1.Đối với xử lý kết quả học tập theo tín chỉ, sinh viên được cảnh báo học tập nếu như:

-Trường hợp số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa đến cuối mỗi học kỳ chính vượt 24 tín chỉ hoặc số tín chỉ không đạt [nợ môn] trong kỳ vượt quá 50% khối lượng tín chỉ đã đăng ký.

-Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học; dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;

-Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi;

1 năm học đại học có bao nhiêu học kỳ?

Một năm học có hai học kỳ chính và một học kỳ phụ [kỳ hè]. Học kỳ chính là học kỳ bắt buộc phải học. Học kỳ hè không bắt buộc phải học.

1 tín chỉ có bao nhiêu tiết học?

Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.

1 chu kỳ là bao nhiêu ngày?

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện đến khi bắt đầu ngày đầu của chu kỳ tiếp theo thường là 28- 30 ngày. Một chu kỳ ngắn lập lại đều đặn sau 21 ngày hoặc 32- 35 ngày cũng được coi là bình thường. Độ dài một chu kỳ thường 3- 5 ngày , kéo dài từ 2-7 ngày cũng có thể chấp nhận được.

Học kỳ 3 của đại học là gì?

- Học kỳ III là HK phụ kéo dài 8 tuần; trong đó gồm 5 tuần học, 3 tuần thi và xử lý kết quả. Học kỳ III bắt đầu từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 6. Học kỳ III giúp SV rút ngắn thời gian học, cải thiện kết quả học tập.

Chủ Đề