104 học sinh trước nguy cơ không được xét tuyển đại học vì nhà trường không có ban giám hiệu

104 học sinh lớp 12 trường THPT Đặng Thai Mai [Sóc Sơn, Hà Nội] có nguy cơ không được cấp bằng tốt nghiệp nên không thể tham gia xét tuyển đại học, cao đẳng.

Lý do là đến thời điểm này trường không có Ban Giám hiệu để kí phê duyệt học bạ cho học sinh.

Đây là một cơ sở giáo dục tư thục hoạt động từ năm 2004. Do mâu thuẫn giữa các thành viên góp vốn nên không thể bổ nhiệm được Hiệu trưởng và Hiệu phó. Hậu quả học sinh lại là người gánh chịu.

Học sinh có nguy cơ không được cấp bằng tốt nghiệp.


Học sinh trường THPT Đặng Thai Mai, huyện Sóc Sơn tiếp tục ôn tập, chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp [Ảnh: VTV]

Vài ngày trước, nhiều phụ huynh có con học lớp 12 trường THPT Đặng Thai Mai [huyện Sóc Sơn, Hà Nội] mới biết thông tin: Học bạ của con mình chưa được ký duyệt để hoàn thành thủ tục thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ bằng học bạ.  Quá lo lắng, các phụ huynh khối 12 làm đơn đề nghị nhà trường đối thoại với phụ huynh và có câu trả lời thỏa đáng. Tiếp phụ huynh là hai thành viên góp vốn của nhà trường mà không có hiệu trưởng, hiệu phó.

“Đề nghị nhà trường giải quyết sớm nhất sự việc này để các con kịp tham gia kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2022. Đây là tương lai của các con nên không thể đổi được bằng tiền…”- một phụ huynh bức xúc.

Qua tìm hiểu được biết: Hiệu trường cũ hết nhiệm kỳ và hết tuổi làm việc theo quy định nên đã nghỉ việc từ 1/5/2022 đến nay. Kể từ đó, do vướng mắc với các thành viên góp vốn nên trường không bổ nhiệm được hiệu trưởng, hiệu phó. Do vậy, hồ sơ, học bạ của 104 học sinh lớp 12 đang bị “treo”. Mặc dù vẫn tiếp tục ôn tập nhưng một số em đã lỡ cơ hội đăng ký xét tuyển ĐH bằng học bạ.

Phụ huynh học sinh trường THPT Đặng Thai Mai bức xúc, lo lắng [Ảnh: VTV]

Nhận được thông tin về vụ việc, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương đã triệu tập cuộc họp khẩn gồm Ban giám đốc, lãnh đạo các phòng ban của Sở và thành viên hội đồng góp vốn của trường để đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề ngay trong chiều 14/6.

Theo Sở GD&ĐT Hà Nội thì thời gian qua, các nhà đầu tư của trường THPT Đặng Thai Mai có một số nội dung không thống nhất trong nội bộ, ảnh hưởng đến việc điều hành của nhà trường.  

Sau khi trao đổi, các nhà đầu tư đã thống nhất cao quan điểm đảm bảo quyền lợi cho học sinh; do đó, sẽ kéo dài nhiệm kỳ của hiệu trưởng cũ đến 30/8/2022 để điều hành, quản lý, quản trị của nhà trường và giải quyết các vấn đề liên quan. Từ 15/6 hiệu trưởng cũ tiếp tục điều hành công việc để giải quyết các phần việc còn dang dở của nhà trường liên quan đến học sinh, trong đó có công tác hoàn thiện hồ sơ, sổ sách cho học sinh theo quy định của Sở.

“Đến giờ phút này, học sinh, phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm vì mọi vấn đề lo lắng đều có hưởng xử lý ổn thỏa. Sở GD&ĐT yêu cầu các nhà đầu tư tiếp tục thống nhất để cùng nhau giải quyết vấn đề trong nội bộ theo quy định pháp luật”- Sở GD&ĐT cho biết.

Trường THPT Đặng Thai Mai là trường tư thục, được thành lập ngày 29/12/2006, có trụ sở tại thôn 4, Xã Hồng Kỳ, Huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Được biết, đây không phải là lần đầu các thành viên hội đồng góp vốn của trưởng xảy ra mâu thuẫn nội bộ.

Hơn 100 học sinh ngoại thành Hà Nội có nguy cơ không được cấp bằng tốt nghiệp

VTV.vn - 104 học sinh lớp 12 trường THPT Đặng Thai Mai [Sóc Sơn, Hà Nội] có nguy cơ không được cấp bằng tốt nghiệp nên không thể tham gia xét tuyển đại học, cao đẳng.

Lý do là đến thời điểm này trường không có Ban Giám hiệu để kí phê duyệt học bạ cho học sinh.

Đây là một cơ sở giáo dục tư thục hoạt động từ năm 2004. Do mâu thuẫn giữa các thành viên góp vốn nên không thể bổ nhiệm được Hiệu trưởng và Hiệu phó. Hậu quả học sinh lại là người gánh chịu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

ngoại thành hà nội, học sinh lớp 12, Ban giám hiệu

104 học sinh lớp 12 trường THPT Đặng Thai Mai [Sóc Sơn, Hà Nội] có nguy cơ không được cấp bằng tốt nghiệp nên không thể tham gia xét tuyển đại học, cao đẳng.

  • Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Môn Sinh không ảnh hưởng đến kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Lý do là đến thời điểm này trường không có Ban Giám hiệu để kí phê duyệt học bạ cho học sinh.

Đây là một cơ sở giáo dục tư thục hoạt động từ năm 2004. Do mâu thuẫn giữa các thành viên góp vốn nên không thể bổ nhiệm được Hiệu trưởng và Hiệu phó. Hậu quả học sinh lại là người gánh chịu.

Học sinh có nguy cơ không được cấp bằng tốt nghiệp.

Lo ngại xảy ra tiêu cực khi Hà Nội xét tuyển thí sinh F0 vào lớp 10

  • Trang chủ
  • Xem trực tuyến
  • Kênh Số VTV
  • Tin tức
  • Kho video

104 học sinh trước nguy cơ không được xét tuyển đại học | Việt Nam hôm nay

Video liên quan

Chủ Đề