1.5L là gì

Có phải động cơ chấm lớn hơn thì ô tô sẽ mạnh mẽ hơn?

Lê Tùng
Dung tích động cơ [chấm động cơ] không phải là tất cả, mà điều quan trọng là xe dùng cho việc gì, chạy nhanh hay chạy khỏe mới là điều mà người sử dụng cần phải chú ý...

Nói về sự vận hành của xe, hầu hết mọi người thường để ý đến sức mạnh của động cơ căn cứ vào dung tích máy như 1.6, 2.0 hay 3.0 ở phần đuôi xe; những người hiểu biết hơn thì chú ý đến sức mạnh của động cơ thông qua công suất 100, 150 hay 250 mã lực.

Mọi người hay bảo rằng dung tích [số chấm của động cơ] lớn hơn thì xe mạnh mẽ hơn. Vậy số chấm của động cơ là gì và có ý nghĩa như thế nào? Để giải đáp vấn đề này, anh Trung Hiếu chuyên viên kỹ thuật đại lý ô tô Toyota [cơ sở Long Biên] sẽ chia sẻ một số kiến thức cần nắm để hiểu rõ hơn về số chấm động cơ.

Định nghĩa về số chấm trên ô tô

Số chấm trên động cơ hay là thể tích hay dung tích công tác của động cơ hay bên ngoài thường gọi là dung tích xi lanh của động cơ [tên tiếng anh Engine Displacement] thường được tính bằng Lít [L] hay Cubic Centimeters [cc].

Lưu ý: 1 lít = 1 dm3 = 1000 cm3 = 1000 cc = 1000 phân khối

Đây là thể tích công tác của tổng các xi lanh trên động cơ và thường được làm tròn. Số này càng lớn có nghĩa là thể tích công tác của động cơ càng lớn, động cơ sinh công nhiều hơn và dĩ nhiên càng tốn nhiều nhiên liệu hơn.

Ví dụ, một chiếc xe Toyota Camry 2008 có ký hiệu đuôi xe là 2.4G. Thì ký hiệu 2.4G ở sau xe là số chấm của động cơ hay thể tích công tác của động cơ là 2.4 lít [thông số kỹ thuật chính xác 2.363cc].

Số chấm động cơ bao nhiêu là vừa?

Để trả lời câu hỏi này thì trước hết cần phải xem xét nhiều góc độ khác nhau, từ kích thước và khối lượng của xe, đặc tính vận hành; xe được ưu tiên thiết kế cho mục đích sử dụng như thế nào? Chú trọng đến tiết kiệm nhiên liệu hay mạnh mẽ và thể thao.

Ví dụ, một chiếc Toyota Land Cruiser vốn nặng tới hơn 2.5 tấn, được sản xuất để ưu tiên chạy đường địa hình, đòi hỏi máy khỏe thì không thể lắp động cơ 1.6 Lít , mà phải là các loại động cơ 4.0 lít, 4.6 lít, hay thậm chí 5.7 lít. Và tất nhiên, dung tích động cơ lớn như vậy thì Land Cruiser sẽ tốn xăng hơn rất nhiều so với Corolla.

Đơn giản hiểu rằng, các hãng ô tô có thể sản xuất ra nhiều cỡ động cơ khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của từng dòng xe. Và tương ứng với từng dòng xe thì hãng sẽ trang bị các phiên bản động cơ có dung tích phù hợp.

Chấm động cơ có quyết định tất cả?

Như đã nói ở trên, số chấm càng lớn thì đồng nghĩa với mạnh hơn, nó sẽ tốn nhiên liệu hơn và ngược lại. Điều này chỉ tạm đúng khi xét trong cùng một trình độ sản xuất và công nghệ tương đương nhau. Nhưng công nghệ thì luôn được nâng cấp và ngày càng hiện đại hơn.

Đối với động cơ đốt trong, sự phát triển của công nghệ đang ngày càng làm cho thông số dung tích động cơ giảm dần vai trò, và không còn là yếu tố quyết định lớn tới sức mạnh của một cỗ máy. Bởi lẽ, sức mạnh của động cơ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như tăng áp turbo, hút khí tự nhiên, phun nhiên liệu trực tiếp, hệ thống điều khiển cam thông minh

Ví dụ phiên bản EcoBoost của Ford có dung tích tích chỉ 1 lít, nhưng công suất cực đại tạo ra tới 125 mã lực, tương đương công suất của một dòng động cơ 1.6L thông thường, và cao gấp 1,5 lần các mẫu động cơ 1 lít khác.

Chính vì thế, số chấm động cơ [hay dung tích] sẽ chỉ phản ánh thể tích của động cơ, còn về công suất thì phải xem xét tới việc động cơ áp dụng công nghệ gì và tạo ra sức mạnh bao nhiêu.

Ngoài ra khi lựa chọn xe cũng cần chú ý, sử dụng xe cho mục đích gì và lựa chọn dựa trên tính năng thiết kế của chiếc xe. Đừng chỉ nhìn vào công suất máy nếu không phân biệt rõ, lúc này chiếc xe đã chọn sẽkhó mà làm thỏa mãn được mục đích của người dùng.

Từ khóa : xe ô tô thông số kỹ thuật dung tích động cơ
  • Màn hình cảm ứng có gây xao nhãng khi lái xe?
  • Dành cho lái mới: Có nên hạ kính ô tô khi đang chạy?
  • Chuẩn đoán bệnh ô tô qua màu sắc và mùi khí thải
  • Trường hợp nào không làm bung túi khí?
  • Rung tay lái, nguyên nhân và cách khắc phục

Video liên quan

Chủ Đề