1g bằng bao nhiêu gms

Định lượng giấy GSM là gì và được ứng dụng như thế nào trong lĩnh vực in ấn? Loại giấy in văn phòng nên có GSM bao nhiêu là hợp lý?

Định lượng giấy GSM là gì và được ứng dụng như thế nào?

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hầu như không nghe đến định lượng giấy GSM là gì. Tuy nhiên, đối với những người làm trong lĩnh vực in ấn đây là một thuật ngữ quen thuộc và bắt buộc nắm vững. Có thể nói, tùy vào giá trị GSM, giấy sẽ được phân chia thành nhiều loại khác nhau và đáp ứng cho các chức năng phù hợp. Cùng Nhất Thiên Tân tìm hiểu chi tiết hơn về thuật ngữ này và cách ứng dụng của nó thông qua nội dung sau.

Khái quát về định lượng GSM

Định lượng giấy GSM là gì?

1 Định lượng GSM xác định độ dày của giấy

GSM được viết tắt từ “Grams per Square Meter” nôm na là số gram trên mỗi mét vuông, nói cụ thể hơn, nếu giấy có chỉ số định lượng GSM càng cao thì nó lại càng nặng, hay đúng hơn là càng dày. Người ta dùng GSM để làm đơn vị định lượng cho giấy, nó được xác định giá trị bằng cách lấy khối lượng cân được của 1 tấm giấy chia cho diện tích m2 của miếng giấy đó. Mỗi loại giấy với GSM khác nhau được ứng dụng vào những lĩnh vực khác nhau.

Độ dày của giấy chỉ phụ thuộc yếu tố GSM?

Như đã nói, GSM càng cao giấy sẽ càng dày, tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ cần có GSM bằng nhau thì giấy sẽ có độ dày bằng nhau. Bởi độ dày còn được quyết định bởi tính chất của bột làm giấy. Đối với giấy được làm từ loại bột giấy nặng, dù có bằng GSM với giấy được làm từ loại bột giấy nhẹ vẫn mỏng hơn.

Ứng dụng của định lượng GSM trong ngành in ấn

Định lượng GSM rất quen thuộc với những người thuộc ngành in ấn, bởi mỗi loại giấy tờ khác nhau sẽ cần thực hiện trên loại giấy không giống nhau. Cụ thể:

  • GSM từ 35 g/m2 – 85 g/m2: được sử dụng để in báo hàng ngày, giấy tập loại thường, giấy in loại mỏng
  • GSM từ 90 g/m2 – 100 g/m2: được sử dụng làm một số ấn phẩm trong môi trường văn phòng công ty như catalog, giấy tiêu đề,…
  • GSM từ 120 g/m2 – 150 g/m2: được sử dụng để in các poster quảng cáo, tờ rơi, tờ gấp,…để tăng độ bền, chống thấm giấy có thể được phủ thêm lớp màng bên ngoài.
  • GSM từ 210 g/m2 – 300 g/m2: khác dày dặn và được sử dụng làm bìa sách, vỏ hộp, tờ rơi dày
  • GSM từ 350 g/m2 – 400 g/m2: loại dày cứng được sử dụng làm card visit , thiệp mời, tạp chí bìa cứng, tờ gấp sang trọng, menu,…

Các định lượng giấy GSM phổ biến

2 Định lượng giấy GSM là gì? Đơn vị phân chia các loại giấy khác nhau

Định lượng GSM thường gặp trong các loại giấy phổ biến từ giá trị 70 g/m2 đến 300 g/m2. Trong đó, những loại giấy có giá trị định lượng 60 gsm, 70 gsm, 80 gsm, 100 gsm hay 120 gsm được gọi là giấy Fort. Và những loại giấy có giá trị định lượng 80 gsm, 100 gsm, 120 gsm, 150 gsm, 180 gsm, 200 gsm, 250 gsm, 280 gsm hay 300 gsm được gọi là giấy Couche.

Như vậy, so với giấy Fort, giấy Couche thường dày, cứng và chất lượng hơn, đồng thời có giá thành cao hơn. Bên cạnh đó, cũng có những loại giấy được sản xuất dày hơn 300 gsm để dùng cho những chuyên ngành đặc thù. Loại giấy này thường được gọi là giấy bồi do được dán từ nhiều tờ giấy mỏng hơn với nhau để tạo ra một tờ giấy duy nhất.

Đặc điểm của một số loại giấy phổ biến

Giấy Ford

3 Giấy in văn phòng thường là giấy Ford

Giấy Ford là loại giấy được dùng để in ấn, photo tài liệu văn phòng mỗi ngày, bề mặt giấy nhám, khả năng bám mực cực tốt. Tài liệu in bằng giấy Ford bảo quản được lâu, không bị lem nhòe hay phai chữ. Bên cạnh đó, giấy còn được dùng để in sách, tập, bao thư, hóa đơn,…

Giấy Couche

Giấy Couche ngoài độ dày hơn hẳn Ford còn có những lợi thế khác về độ láng mịn, bóng loáng và độ sáng. Chính vì thế, những ấn phẩm báo chí, poster, catalog chuyên nghiệp thường sử dụng loại giấy này để tăng tính thẩm mỹ và sang trọng.

Giấy Bristol

Giấy Bristol mịn láng nhưng không được bóng loáng đến phản quang như giấy Couche. Thay vào đó, khả năng bám mực của nó tốt hơn và thường được dùng để in danh thiếp, thiệp cưới, hộp xà phòng,…

Giấy Ivory

Giấy Ivory thường có hai mặt khác nhau, một mặt láng mịn, bóng bẩy và mặt còn lại khá sần sùi. Loại giấy này thường được sử dụng làm bao bì thực phẩm mà hay gặp nhất là các vỏ hộp bánh trung thu hàng năm. Trong khi mặt ngoài bắt mắt được in họa tiết, màu sắc kèm những thông tin rõ nét thì mặt trong được để trơn.

Loại giấy nào thích hợp cho máy in văn phòng?

4 Giấy in văn phòng nên có định lượng tối thiểu 70 gsm

Loại giấy phổ thông nhất dùng trong việc in ấn tài liệu văn phòng thường có định lượng 80 gsm đến 90 gsm là phù hợp. Có thể nói, không nên chọn giấy mỏng hơn 70 gsm vì không cho bản in đẹp, dễ nhàu, dễ rách, lem mờ và không có độ bền cao. Trong khi đó, giấy có định lượng trên 100 gsm thường khá dày, chỉ thích hợp để làm ấn phẩm, catalog,…nếu sử dụng cho in ấn tài liệu văn phòng sẽ gây lãng phí.

Lời kết

Nói chung, sau khi tìm hiểu định lượng giấy GSM là gì tin chắc bạn đã biết được vai trò của nó trong ngành in ấn, sản xuất giấy. Đối với in ấn văn phòng, nên chọn loại giấy Fort với định lượng GSM phù hợp để nâng cao hiệu quả làm việc của máy đồng thời ngăn chặn nguy cơ kẹt giấy, Nhất Thiên Tân hy vọng đã mang đến cho bạn kiến thức bổ ích!

Chủ Đề