4 năm đại học bao nhiêu tín chỉ

Bộ GD&ĐT quy định, sinh viên tốt nghiệp khi hoàn thành tối thiểu 120-150 tín chỉ.

Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT quy định chương trình đào tạo, xây dựng, thẩm định và phê duyệt chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 7/8/2021

Thông tư quy định về chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo cho các lĩnh vực và ngành đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

Thông tư này không quy định đối với các chương trình đào tạo do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp bằng tốt nghiệp, bao gồm cả chương trình liên kết với nước ngoài theo quy định về hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, Thông tư là cơ sở để xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn chương trình đào tạo [CTĐT] của các ngành, nhóm ngành của từng lĩnh vực đối với từng trình độ để thực hiện Quyết định số 436/QĐ-TTg ngày 30/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của giáo dục đại học, giai đoạn 2020 - 2025. Điều này góp phần không nhỏ trong tiến trình xây dựng báo cáo tham chiếu Khung trình độ quốc gia Việt Nam và Khung tham chiếu trình độ ASEAN.

Cử nhân khối lượng học tối thiểu 120 tín chỉ

Thông tư quy định, chuẩn đầu vào đối với bậc cử nhân ở chương trình đào tạo đại học và chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7 là người học phải tốt nghiệp THPT hoặc trình độ tương đương.

Khối lượng học tập tối thiểu được yêu cầu là 120 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng-an ninh theo quy định hiện hành.

Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá.

Riêng với các chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7, khối lượng tối thiểu phải là 150 tín chỉ, cộng với khối lượng giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng - an ninh theo quy định hiện hành hoặc 30 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành.

Đối với khối lượng học tập tối thiểu đối với các chương trình đào tạo song ngành phải cộng thêm 30 tín chỉ, đối với chương trình đào tạo ngành chính - ngành phụ phải cộng thêm 15 tín chỉ so với chương trình đào tạo đơn ngành tương ứng.

Chương trình đào tạo thạc sĩ yêu cầu tối thiểu 60 tín chỉ

Ở bậc thạc sĩ, chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo thạc sĩ là người học phải tốt nghiệp đại học [hoặc trình độ tương đương trở lên] ngành phù hợp; có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

Đối với chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu, người học phải tốt nghiệp đại học hạng khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập.

Chương trình đào tạo thạc sĩ yêu cầu tối thiểu 60 tín chỉ đối với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành.

Về cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo, yêu cầu đối với chương trình đào tạo thạc sĩ nếu theo định hướng nghiên cứu là khối lượng nghiên cứu khoa học phải từ 24 - 30 tín chỉ, bao gồm 12 - 15 tín chỉ cho luận văn, 12 - 15 tín chỉ cho các đồ án, dự án, chuyên đề nghiên cứu khác.

Nếu đó là định hướng ứng dụng, nội dung thực tập phải từ 6 - 9 tín chỉ; học phần tốt nghiệp phải từ 6 - 9 tín chỉ dưới hình thức đề án, đồ án hoặc dự án.

Đạt trình độ tiến sĩ phải học tối thiểu từ 90 đến 120 tín chỉ

Đối với bậc tiến sĩ, chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo tiến sĩ phải là người tốt nghiệp thạc sĩ hoặc chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7 ngành phù hợp hoặc tốt nghiệp hạng giỏi trình độ đại học [hoặc trình độ tương đương trở lên] ngành phù hợp; có trình độ ngoại ngữ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam [hoặc trình độ tương đương trở lên]; có năng lực, kinh nghiệm nghiên cứu.

Chương trình đào tạo tiến sĩ yêu cầu tối thiểu 90 tín chỉ với người có trình độ thạc sĩ hoặc 120 tín chỉ với người có trình độ đại học thuộc cùng nhóm ngành.

Về cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo, yêu cầu đối với chương trình đào tạo tiến sĩ tối thiểu 80% nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ; tối đa 16 tín chỉ các học phần, môn học bắt buộc hoặc tự chọn đối với đầu vào trình độ thạc sĩ; tối thiểu 30 tín chỉ các học phần, môn học bắt buộc hoặc tự chọn đối với đầu vào trình độ đại học.

6 điểm mới của Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT như sau:

Thứ nhất, quy định của Thông tư yêu cầu việc xây dựng chuẩn đầu ra cho các CTĐT phải đảm bảo phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam cũng như chuẩn chương trình theo nhóm ngành, lĩnh vực. Điều này giúp quản lý được chất lượng đào tạo đồng bộ, tránh tình trạng cùng một ngành ở cùng một trình độ được đào tạo ở các trường khác nhau nhưng không đảm bảo những chuẩn mực chung tối thiểu để đào tạo ra nhân lực của ngành nghề đào tạo đó.

Thứ hai, do chuẩn CTĐT là những yêu cầu tối thiểu, cốt lõi mà tất cả CTĐT cần phải đáp ứng nên các cơ sở GDĐH hoàn toàn tự chủ và linh hoạt trong quá trình xây dựng, phát triển các CTĐT để khẳng định uy tín, thương hiệu của trường mình.

Thứ ba, với tiếp cận xuyên suốt theo hướng quản lý chất lượng đầu ra, việc "đánh giá đạt chuẩn đầu ra CTĐT" được xem là một yêu cầu mới đối với quản lý chất lượng đào tạo. Cách tiếp cận quản lý chất lượng này yêu cầu các cơ sở GDĐH không chỉ minh bạch chuẩn đầu ra cho các bên liên quan mà còn phải cung cấp được minh chứng người tốt nghiệp đạt được những chuẩn đầu ra mà cơ sở GDĐH đã tuyên bố với người học và các bên liên quan cũng như toàn xã hội.

Thứ tư, để đảm bảo quyền tự chủ của cơ sở GDĐH, Thông tư không quy định cụ thể theo hướng "cầm tay chỉ việc" mà quy định những yêu cầu cơ sở GDĐH cũng như các bên liên quan cần thực hiện trong mỗi nội dung công việc liên quan đến chất lượng các CTĐT.

Thứ năm, các nội dung quy định về chuẩn CTĐT đảm bảo đầy đủ các yếu tố cấu thành để phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong đối với CTĐT, làm cơ sở đối sánh trong quá trình kiểm định CTĐT. Cách tiếp cận này hỗ trợ các cơ sở GDĐH có cơ chế "tự bảo vệ sức khỏe" bền vững cho các CTĐT và tạo tiền đề quan trọng để các CTĐT đạt được tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trong nước cũng như của quốc tế.

Thứ sáu, quản lý chuẩn đầu ra không chỉ dừng lại ở việc minh bạch chất lượng CTĐT cho các bên liên quan mà còn phải "sử dụng kết quả đánh giá CTĐT để cải tiến chất lượng liên tục". Đây chính là triết lý chính của bảo đảm chất lượng mà các nhà giáo dục trên thế giới vẫn đang hướng đến và cũng là một thực hành tốt hiện các nước có nền giáo dục tiên tiến đang áp dụng.

Với cách tiếp cận sử dụng kết quả đánh giá để cải tiến chất lượng liên tục sẽ là "cú hích" để các cơ sở GDĐH thực hiện cải tiến chất lượng liên tục các CTĐT. Các yêu cầu về quản lý chất lượng đầu ra trong quy định này cũng hỗ trợ các cơ sở GDĐH xây dựng "hệ thống" bảo đảm chất lượng đồng bộ trong toàn trường để các CTĐT đều cùng hưởng lợi trong mô hình sinh thái đó.

Sau khi đã vượt qua kỳ thi Đại học “thập tử nhất sinh”. Các em học sinh sẽ chuẩn bị hành trang để bước vào những ngôi trường Đại học, cao đẳng mà mình mong muốn.

Đồng nghĩa với điều đó là các em phải tập làm quen với nhiều mới mẻ. Đặc biệt là hình thức đào tạo mới trong các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước hiện nay. Đó chính là hình thức đào tạo theo tín chỉ.

Vậy tín chỉ là gì? 1 năm học sẽ có bao nhiêu tín chỉ? 1 tín chỉ là bao nhiêu tiền?… Để giúp các em giải đáp những thắc mắc này. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Tín chỉ là gì?

Tín chỉ là một đơn vị dùng để đo lường khối lượng học tập của một học sinh, sinh viên. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết, 30 tiết học thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận. Bằng 60 giờ thực tập tại cơ sở hoặc bằng 45 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp.

Và để tiếp thu được một tín chỉ, đòi hỏi sinh viên phải dành ít nhất là 30 giờ chuẩn bị ngoài giờ lên lớp.

Một năm học có bao nhiêu tín chỉ?

Theo ban hành chuẩn của Bộ GD&ĐT, khối lượng tối thiểu mà sinh viên được đăng ký trong 1 kỳ học như sau:

  • Đăng ký 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học. Đối với những sinh viên được xếp hạng học lực bình thường.
  • Đăng ký 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học. Đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu.
  • Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ.

Số tín chỉ tối đa được đăng ký tại các trường học không được Bộ GD&ĐT nêu rõ. Nhưng dựa theo khối lượng chương trình học. Thì trung bình sinh viên sẽ đăng ký tối đa là 30 tín chỉ cho một kỳ học.

Bên cạnh đó, trong mỗi năm học, sẽ có thêm 1 kỳ học hè để sinh viên có thể học vượt tín chỉ. Hoặc học lại nếu có thành tích không tốt.

Việc sinh viên đăng ký tín chỉ vào kỳ nghỉ hè cũng không bắt buộc như ở một số trường. Chẳng hạn như trường Đại học Tài chính Marketing thì các bạn sinh viên có thể đăng ký tối đa là 5 môn, tối đa 14 tín chỉ.

Đối với những môn năng khiếu hoặc thể chất thì chỉ có 1 tín chỉ mà thôi. Còn các môn chính như chuyên ngành hoặc đại cương thì có thể đăng ký từ 2 tín chỉ trở lên. Thông thường đối với kỳ học hè thì sẽ học 2 buổi/ tuần.

Vậy 1 năm học sẽ có bao nhiêu tín chỉ?

Trên thực tế thì việc lựa chọn tín chỉ sẽ tùy thuộc vào năng lực và việc sắp xếp thời gian cho phù hợp của sinh viên. Và để các bạn có thể rõ ràng hơn việc đăng ký, trong một ngày. Các bạn có thể học 18 tiết [6 tiết sáng, 6 tiết chiều, 6 tiết tối].

Như vậy, có thể tính ra trong 1 năm học, các sinh viên có thể đăng ký tối đa là 84 tín chỉ. [còn với những bạn không học hè là 70 tín chỉ].

Có nên đăng ký tín chỉ học hè hay không?

Các trường Đại học hiện nay không có quy định bắt buộc học sinh phải học hè. Nhưng những bạn nào mà muốn nhanh chóng ra  trường thì học hè chính là một cách hiệu quả.

Thế nhưng vẫn có rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc học hè. Nhiều người cho rằng hè thì các sinh viên phải nên đi làm, lăn lộn. Đi tình nguyện hay học những kỹ năng khác. Còn ý kiến của bạn thì sao?

Nói chung, việc có nên đi học hè hay không là lựa chọn của mỗi người. Chẳng ai có thể ngăn cản các bạn đăng ký học hè. Cũng chẳng ai bắt buộc các bạn phải đăng ký học hè. Chỉ cần bạn muốn và tin mình làm đúng thì chắc chắn bạn sẽ hiểu mình nên làm gì nhé.

1 Tín chỉ bao nhiêu tiền?

Chắc hẳn đây là thắc mắc của rất nhiều bạn phải không nào? Và chúng tôi xin trả lời rằng vấn đề học phí này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Giữa những môi trường đào tạo cũng như ngành nghề mà các bạn sinh viên muốn theo học.

Chẳng hạn như trường Đại học Khoa học – Đại học Huế cũng có mức học phí tín chỉ giữa các ngành là không đồng đều:

  • Đối với khối Khoa học xã hội là 265.000 đ/ tín chỉ.
  • Đối với khối Khoa học tự nhiên và công nghệ thì mức học phí cao hơn là 320.000 đ/ tín chỉ.

Hay trường Đại học Hà Nội, mức học phí tín chỉ dao động giữa các nhóm ngành là không giống nhau. Cụ thể như sau:

  • Đối với những môn học cơ sở, chuyên ngành, thực tập hay khóa luận của những ngành đào tạo tiếng Anh là 650.000 đ/ tín chỉ.
  • Đối với những môn học còn lại sẽ có mức học phí là 480.000 đ/ tín chỉ.

Chính vì thế, để giải đáp thắc mắc 1 tín chỉ bao nhiêu tiền thì còn phụ thuộc vào việc các bạn sinh viên sẽ lựa chọn trường nào cũng như ngành đào tạo nào. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra lựa chọn ngành và trường phù hợp với năng lực bản thân cũng như điều kiện kinh tế gia đình mình nhé.

Hy vọng rằng những thông tin về tín chỉ là gì mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây. Sẽ thực sự hữu ích cho các bạn, đặc biệt là các bạn sinh viên mới. Bắt đầu bước chân vào các cánh cổng trường Đại học, Cao đẳng. Giúp các bạn  dễ dàng lên cho mình một kế hoạch học tập phù hợp. Phát huy được tính tích cực trong học tập. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi! Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề