Buồn nôn là gì

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Nôn là một tình trạng không quá hiếm gặp, nôn đôi khi là do bạn ăn phải những thức ăn không đảm bảo, sức khỏe yếu hay do thai kỳ, sau tàu xe.... Tuy nhiên nếu tình trạng nôn diễn ra liên tục thì đây lại là một dấu hiệu, có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm khác. Khi cơ thể buồn nôn hoặc nôn, bạn cần nghĩ đến các biện pháp khắc phục tốt nhất.

Hít thở sâu bằng cách thở không khí qua mũi và vào phổi. Bụng của bạn sẽ nở ra khi bạn hít vào. Thở ra từ từ bằng miệng hoặc mũi và thư giãn bụng sau mỗi nhịp thở. Lặp lại điều này vài lần.

Nghiên cứu cho thấy hít thở sâu, có kiểm soát từ cơ hoành sẽ kích hoạt hệ thần kinh phó giao cảm. Điều này giúp kiểm soát phản ứng sinh học gây say tàu xe. Hít thở sâu cũng giúp làm dịu sự lo lắng có thể xảy ra khi bạn cảm thấy ốm.

Bánh quy khô như saltines là một cách đã được thử nghiệm và đúng cho chứng ốm nghén. Người ta cho rằng, bánh quy giúp hấp thụ axit dạ dày. Đối với chứng ốm nghén, hãy thử ăn một vài chiếc bánh quy giòn khoảng 15 phút trước khi ra khỏi giường để giúp ổn định dạ dày của bạn. Các loại thực phẩm nhạt nhẽo khác như bánh mì nướng khô hoặc cơm trắng cũng rất tốt để ăn trong khi phục hồi sau khi bị đau dạ dày.

Bánh quy giúp hấp thụ axit dạ dày ở người bệnh

Bấm huyệt là một phương thuốc y học cổ truyền phổ biến của Trung Quốc. Khi bấm huyệt sử dụng áp lực để kích thích các điểm nhất định trên cơ thể nhằm làm giảm các triệu chứng. Áp lực lên điểm áp lực Neiguan trên lòng bàn tay của cẳng tay có thể giúp giảm buồn nôn và nôn.

Để xoa bóp điểm áp lực này có thể làm theo cách sau:

  • Đặt ba ngón tay ngang cổ tay.
  • Đặt ngón tay cái của bạn dưới ngón trỏ.
  • Xoa điểm này theo chuyển động tròn, chắc trong vòng hai đến ba phút.
  • Lặp lại trên cổ tay còn lại.

Nếu bạn bị nôn nhiều, điều quan trọng là phải uống nhiều nước để giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, ngay cả khi bạn nôn một số chất lỏng trở lại. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống từ từ và không quá dồn dập. Các chất lỏng giúp giữ nước và giảm buồn nôn là:

  • Soda gừng
  • Trà bạc hà
  • Nước chanh
  • Nước

Uống nhiều chất lỏng hơn giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước

5.1 Gừng

Hãy thử nhâm nhi một tách trà gừng ấm khi cơn buồn nôn ập đến. Hoặc từ từ ăn một miếng gừng tươi nhỏ hoặc kẹo gừng. Theo một nghiên cứu năm 2016, gừng an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa và điều trị chứng buồn nôn và nôn ở phụ nữ mang thai và người đang hóa trị .

Bạn cũng có thể pha trà gừng tươi bằng cách thêm một thìa cà phê củ gừng tươi vào một cốc nước sôi, đun trong 10 phút và lọc trước khi uống.

5.2 Thì là

Hạt thì là giúp làm dịu đường tiêu hóa, tuy nhiên các nghiên cứu khoa học về thì là để chữa nôn còn thiếu. Các bằng chứng giai thoại cho thấy bạn nên nhâm nhi một tách trà thì là vào lần tiếp theo khi cơn buồn nôn xuất hiện.

Để pha trà thì là, cho khoảng một thìa cà phê hạt thì là vào một cốc nước sôi, đun trong 10 phút và lọc trước khi uống.

5.3 Đinh hương

Đinh hương là một phương thuốc dân gian chữa buồn nôn và nôn do say tàu xe. Đinh hương cũng chứa eugenol, một hợp chất được cho là có khả năng kháng khuẩn. Để pha trà đinh hương, hãy cho một cốc nước sôi vào một thìa cà phê đinh hương, náu trong 10 phút và lọc trước khi uống.

Liệu pháp hương thơm có thể giúp giảm buồn nôn và nôn, mặc dù các nghiên cứu còn lẫn lộn về hiệu quả của nó. Theo một nghiên cứu năm 2014, hít dầu chanh giúp giảm buồn nôn và nôn do mang thai.

Để thực hành phương pháp trị liệu bằng hương thơm, hãy thử hít thở sâu với một lọ tinh dầu đã mở hoặc nhỏ vài giọt vào miếng bông gòn. Bạn cũng có thể thêm dầu vào máy khuếch tán phòng [máy xông]. Nếu bạn không có tinh dầu chanh, hãy thử cắt một quả chanh tươi và hít hà hương thơm của nó.

Các mùi hương khác có thể làm dịu cơn buồn nôn là:

  • Đinh hương
  • Hoa oải hương
  • Hoa cúc
  • Hoa hồng
  • Bạc hà

Liệu pháp hương thơm có thể giúp giảm buồn nôn và nôn ở một số người bệnh

Thuốc không kê đơn [OTC] để ngừng nôn [thuốc chống nôn] như Pepto-Bismol và Kaopectate có chứa bismuth subsalicylate. Chúng có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm nôn mửa do ngộ độc thực phẩm.

Thuốc kháng histamin [thuốc chẹn H1] giúp ngừng nôn do say tàu xe. Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn các thụ thể histamin H1 chịu trách nhiệm kích thích nôn mửa. Tác dụng phụ của thuốc kháng histamin có thể bao gồm khô miệng, mờ mắt và bí tiểu.

Giữ trẻ nằm nghiêng để giảm thiểu khả năng trẻ hít phải chất nôn vào đường thở. Điều quan trọng là phải theo dõi tình trạng mất nước ở trẻ em. Khuyến khích trẻ uống nước và cần cho trẻ khám bác sĩ nếu cơ thể trẻ không thể giữ chất lỏng trong tám giờ.

Bạn cũng có thể sử dụng bất kỳ biện pháp khắc phục nào, chẳng hạn như bánh quy, xoa bóp và uống nước để giảm nôn. Mặc dù bạn có thể muốn tránh sử dụng các biện pháp khắc phục hoặc thuốc mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.

Trong một vài trường hợp sau đây bạn cần tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và tình trạng sức khỏe hiện tại.

  • Bạn bị nôn hơn một đến hai ngày.
  • Bạn đang giảm cân.
  • Kèm theo biểu hiện đau ngực
  • Đau bụng nặng
  • Mờ mắt
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Sốt cao
  • Cổ cứng
  • Lạnh, da sần sùi, nhợt nhạt
  • Nhức đầu dữ dội
  • Không thể giữ thức ăn hoặc chất lỏng trong 12 giờ

Các biện pháp khắc phục tại nhà có thể hiệu quả hơn nếu bạn bị say xe hoặc ốm nghén. Nôn mửa do cảm cúm hoặc ngộ độc thực phẩm có thể cần được chăm sóc y tế. Nhớ uống đủ nước để tránh mất nước. Nôn mửa là một cảm giác khó chịu, nhưng nó thường tự khỏi trong vòng một ngày hoặc lâu hơn.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện là địa chỉ thăm khám uy tín, với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó cơ sở vật chất, trang thiết bị với máy móc hiện đại giúp phục vụ quá trình thăm khám và điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất. Vì thế, khi có vấn đề về sức khỏe, khách hàng có thể đăng ký khám tại bệnh viện để được tư vấn chuyên sâu.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Tài liệu tham khảo

Acupressure for nausea and vomiting. [2015, August 21]

mskcc.org/cancer-care/patient-education/acupressure-nausea-and-vomiting

Digestive Health Team. [2014, July 14]. Do you know when to visit the ER for vomiting? Retrieved from

health.clevelandclinic.org/2014/07/what-causes-vomiting-and-what-should-you-do-about-it/

Exploring aromatherapy: Methods of application. [n.d.]

naha.org/explore-aromatherapy/about-aromatherapy/methods-of-application/

Flake, Z. A., Scalley, R. D., & Bailey, A. G. [2004, March 1]. Practical selection of antiemetics. 1169-1174

aafp.org/afp/2004/0301/p1169.html

Food poisoning. [n.d.]

foodsafety.gov/poisoning/

Griffiths, J. D., Gyte, G. M. L., Paranjothy, S., Brown, H. C., Broughton, H. K., & Thomas, J. [2012]. Interventions for preventing nausea and vomiting in women undergoing regional anesthesia for caesarian section. ,

ncbi.nlm.nih.gov/pubmedhealth/PMH0048480/

Hines, S., Steels, E., Chang, A., & Gibbons K. [2012, April 18]. Aromatherapy for treating postoperative nausea and vomiting

cochrane.org/CD007598/ANAESTH_aromatherapy-for-treating-postoperative-nausea-and-vomiting

Lete, I., & Allué, J. [2016]. The effectiveness of ginger in the prevention of nausea and vomiting during pregnancy and chemotherapy. , , 11-17

ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4818021/

Mayo Clinic Staff. [2014, July 24]. Food Poisoning Treatments and Drugs

mayoclinic.org/diseases-conditions/food-poisoning/basics/treatment/con-20031705

XEM THÊM:

Buồn nôn [tiếng Latin nausea, từ tiếng Hy Lạp ναυσία - nausia,[1] "ναυτία" - nautia, say tàu xe", "cảm thấy bị bệnh và buồn nôn"[2]] là trạng thái khó chịu của dạ dày [thường gọi là đau bụng hay cảm giác bệnh ở dạ dày] có thể là sự buồn nôn tự dạ dày cho đến rất muốn mửa[3]. Đôi khi, nhưng không phải là luôn luôn, nó có thể dẫn đến nôn mửa.[4]

Buồn nôn
NauseaMột bức tranh năm 1681 miêu tả một người đang nônPhân loại và tài liệu bên ngoàiICD-10R11.0ICD-9787.03MedlinePlus003117MeSHD009325

Buồn nôn là một triệu chứng không đặc hiệu, tức là có nhiều nguyên nhân gây ra. Một số nguyên nhân phổ biến của buồn nôn là say tàu xe, chóng mặt, đau nửa đầu, choáng ngất, viêm loét dạ dày tá tràng [viêm dạ dày] hoặc ngộ độc thực phẩm. Buồn nôn là một tác dụng phụ của nhiều loại thuốc bao gồm thuốc hóa trị ung thư, hoặc do ốm nghén trong kỳ sớm của thai kỳ. Buồn nôn cũng có thể được gây ra bởi sự lo lắng, cảm giác kinh tởm hay trầm cảm.[5][6][7]

Thuốc dùng để phòng ngừa và điều trị buồn nôn được gọi là thuốc chống nôn. Các thuốc chống nôn thường được dùng là promethazine, metoclopramide và ondansetron. Từ buồn nôn trong tiếng Hy Lạp là từ ναῦς - naus, "con tàu"; ναυσία: "say sóng".[2]

Có nhiều nguyên nhân gây buồn nôn. Năm 2009 có tổ chức y học đã liệt kê 700 lý do.[8]

Trong đó nhiễm khuẩn đường tiêu hóa [37%] và ngộ độc thực phẩm là hai nguyên nhân phổ biến nhất.[3][9] Tuy nhiên, chỉ có 25% những người bị buồn nôn đến bác sĩ gia đình của họ để thăm khám.[3] Buồn nôn phổ biến nhất ở độ tuổi từ 15 đến 24 và ít hơn ở lứa tuổi khác.[9]

Ngoài ra, tác dụng phụ của thuốc [3%] và mang thai cũng là những nguyên nhân thường gặp.[3][9] Khoảng 10% nguyên nhân buồn nôn vẫn chưa được biết rõ.[9]

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm làm khởi phát đột ngột chứng buồn nôn và ói mửa trong 1-6 giờ đầu sau khi ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm và thường kéo dài từ 1 đến 2 ngày.[10] Nguyên nhân là sự tồn tại độc tố được sản xuất bởi vi khuẩn có trong thực phẩm, nhất là thực phẩm bẩn.[10]

Thuốc

Nhiều loại thuốc có thể gây buồn nôn.[10] Như thuốc điều trị ung thư hay các nhóm thuốc dùng trong phác đồ hóa trị và thuốc gây mê phổ quát.

Mang thai

Buồn nôn trong mang thai còn gọi là chứng "ốm nghén", phổ biến nhất là ở kỳ đầu mang thai, nhưng đôi khi có thể tiếp tục vào tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Ở tam cá nguyệt đầu tiên khoảng 80% phụ nữ có dấu hiệu buồn nôn.[11] Vì vậy mang thai được coi là một nguyên nhân gây ra buồn nôn ở bất kỳ phụ nữ nào trong độ tuổi sinh đẻ.[10] Thông thường chỉ biểu hiện nhẹ và tự khỏi, tuy nhiên với trường hợp nghiêm trọng được gọi là chứng nôn nghén có thể được yêu cầu điều trị.[12]

Mất cân bằng

Một số tình trạng có liên quan đến sự mất cân bằng của cơ thể như say tàu xe và chóng mặt, có thể dẫn đến buồn nôn và ói mửa.

Căng thẳng và trầm cảm

Buồn nôn có thể được gây ra bởi căng thẳng và trầm cảm.

Nghiêm trọng

Trong khi hầu hết nguyên nhân gây buồn nôn không phải là nghiêm trọng, tuy vậy có một số nguyên nhân là nghiêm trọng. Bao gồm tăng áp lực nội sọ thứ phát trong chấn thương đầu hay xuất huyết, đột quỵ[13], nhiễm toan tăng ceton đái đường, u não, phẫu thuật, đau tim, viêm tụy, tắc ruột non, viêm màng não, viêm ruột thừa, viêm túi mật, suy thượng thận cấp tính, sỏi ống mật chủ [từ sỏi mật], viêm gan. Cũng như dấu hiệu của nhiễm độc cacbon mônôxít và một số tình trạng khác.[3]

  Những thông tin y khoa của Wikipedia tiếng Việt chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến chuyên môn. Trước khi sử dụng những thông tin này, đề nghị liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.

Mất nước do nôn mửa được bù nước bằng dung dịch điện giải.[3] Trường hợp không hiệu quả bù dịch truyền tĩnh mạch có thể được yêu cầu.[3] Chăm sóc y tế được khuyến khích nếu: bệnh nhân mất nước nhiều hay có các triệu chứng nhiều hơn 2 ngày như sốt, đau dạ dày, nôn nhiều hơn hai lần trong một ngày hoặc không đi tiểu trong hơn 8 giờ.[14]

Thuốc

Nhiều loại thuốc có sẵn để điều trị cơn buồn nôn.[15] Lựa chọn thuốc chống nôn để điều trị có thể dựa trên các nguyên nhân gây buồn nôn cho người bệnh. Đối với những người say tàu xe và chóng mặt, thuốc kháng histamin và thuốc kháng cholinergic như meclizine và scopalamine đặc biệt hiệu quả.[16] Buồn nôn và ói mửa liên quan đến chứng đau nửa đầu đáp ứng tốt với đối kháng dopamin như metoclopramid, prochlorperazine, và chlorpromazine.[16] Trong trường hợp viêm dạ dày tá tràng, thuốc đối kháng serotonin như ondansetron được dùng để ngăn chặn buồn nôn và ói mửa, cũng như giảm nhu cầu hồi sức dịch IV.[16] Sử dụng kết hợp giữa thuốc pyridoxine và doxylamine là điều trị bậc đầu tiên cho buồn nôn và ói mửa liên quan đến mang thai.[16] Dimenhydrinate dùng hiệu quả trong buồn nôn và nôn sau phẫu thuật.[17] Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn thuốc chống nôn bao gồm mong muốn của bệnh nhân, những tác dụng phụ, và chi phí.

Liệu pháp thay thế

Ở một số bệnh nhân nhất định, cần sa có thể có hiệu quả trong việc giảm buồn nôn và ói sau hóa trị.[18][19] Một số nghiên cứu đã chứng minh tác dụng điều trị của cần sa cho buồn nôn và nôn trong giai đoạn tiến triển của bệnh như ung thư và AIDS.[20][21]

Ở bệnh viện, dùng gel bôi tại chỗ để chống buồn nôn không được chỉ định vì chưa có nghiên cứu đầy đủ.[22] Gel bôi có chứa lorazepam, diphenhydramine, và haloperidol đôi khi được sử dụng cho buồn nôn nhưng không hiệu tương đương bằng phương pháp điều trị thông thường.[22]

Gừng cũng đã được chứng minh là có hiệu quả tiềm năng trong điều trị một số dạng buồn nôn.[23][24]

Một số bằng chứng cho thấy châm cứu cũng góp phần hỗ trợ chống lại buồn nôn.[25]

Hầu hết buồn nôn và nôn ngắn hạn nói chung là không gây hại, tuy nhiên đôi lúc lại gặp một tình trạng nghiêm trọng hơn. Việc nôn mửa kéo dài có thể dẫn đến mất nước và /hoặc mất cân bằng chất điện giải. Nếu không điều trị để lặp đi lặp lại, đặc trưng của chứng bệnh loạn ăn uống, có thể gây ra axit dạ dày, lâu dần gây men răng dẫn đến phá hủy răng. [26]

  1. ^ ναυσία, Henry George Liddell, Robert Scott,.A Greek-English Lexicon, on Perseus
  2. ^ a b ναυτία, Henry George Liddell, Robert Scott, A Greek-English Lexicon, on Perseus
  3. ^ a b c d e f g Metz A, Hebbard G [tháng 9 năm 2007]. “Nausea and vomiting in adults--a diagnostic approach”. Aust Fam Physician. 36 [9]: 688–92. PMID 17885699.
  4. ^ “Nausea”.
  5. ^ “Stress symptoms: Effects on your body, feelings and behavior”. Mayo Clinic.
  6. ^ “Diagnostic Criteria: Clinical Guidelines for the Management of Anxiety”. PubMed.
  7. ^ “Disease Information for Stress/Emotional/Physical: Clinical Manifestations”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2016.
  8. ^ “Differential Diagnosis for Nausea”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2010.
  9. ^ a b c d Helena Britt; Fahridin, S [tháng 9 năm 2007]. “Presentations of nausea and vomiting” [PDF]. Aust Fam Physician. 36 [9]: 673–784. PMID 17885697. Bản gốc [PDF] lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2016.
  10. ^ a b c d Scorza K, Williams A, Phillips JD, Shaw J [tháng 7 năm 2007]. “Evaluation of nausea and vomiting”. Am Fam Physician. 76 [1]: 76–84. PMID 17668843.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]
  11. ^ Koch KL, Frissora CL [tháng 3 năm 2003]. “Nausea and vomiting during pregnancy”. Gastroenterol. Clin. North Am. 32 [1]: 201–34, vi. doi:10.1016/S0889-8553[02]00070-5. PMID 12635417.
  12. ^ Sheehan P [tháng 9 năm 2007]. “Hyperemesis gravidarum--assessment and management”. Aust Fam Physician. 36 [9]: 698–701. PMID 17885701.
  13. ^ O'Connor RE, Brady W, Brooks SC, Diercks D, Egan J, Ghaemmaghami C, Menon V, O'Neil BJ, Travers AH, Yannopoulos D [2010]. “Part 10: acute coronary syndromes: 2010 American Heart Association Guidelines for Cardiopulmonary Resuscitation and Emergency Cardiovascular Care”. Circulation. 122 [suppl 3]: S788. doi:10.1161/circulationaha.110.971028.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]
  14. ^ “When you have nausea and vomiting: MedlinePlus Medical Encyclopedia”. Nlm.nih.gov. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2014.
  15. ^ Furyk, Jeremy S; Meek, Robert A; Egerton-Warburton, Diana [ngày 28 tháng 9 năm 2015]. Drugs for the treatment of nausea and vomiting in adults in the emergency department setting. John Wiley & Sons, Ltd. doi:10.1002/14651858.cd010106.pub2. ISSN 1465-1858.
  16. ^ a b c d Flake, ZA [ngày 1 tháng 3 năm 2015]. “Practical selection of antiemetics in the ambulatory setting”. American Family Physician. 91: 293–6. PMID 25822385. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= [trợ giúp]
  17. ^ Kranke P, Morin AM, Roewer N, Eberhart LH [tháng 3 năm 2002]. “Dimenhydrinate for prophylaxis of postoperative nausea and vomiting: a meta-analysis of randomized controlled trials”. Acta Anaesthesiol Scand. 46 [3]: 238–44. doi:10.1034/j.1399-6576.2002.tngày 1 tháng 1 năm 460303.x Kiểm tra giá trị |doi= [trợ giúp]. PMID 11939912.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]
  18. ^ Tramèr MR, Carroll D, Campbell FA, Reynolds DJ, Moore RA, McQuay HJ [tháng 7 năm 2001]. “Cannabinoids for control of chemotherapy induced nausea and vomiting: quantitative systematic review”. BMJ. 323 [7303]: 16–21. doi:10.1136/bmj.323.7303.16. PMC 34325. PMID 11440936.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]
  19. ^ Drug Policy Alliance [2001]. “Medicinal Uses of Marijuana: Nausea, Emesis and Appetite Stimulation”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2007.
  20. ^ “WHO”. Truy cập 10 tháng 5 năm 2016.
  21. ^ “Cannabinoids for medical use: A systematic review and meta-analysis”. JAMA. 313 [24]: 2456–2473. ngày 23 tháng 6 năm 2015. doi:10.1001/jama.2015.6358. ISSN 0098-7484. PMID 26103030.
  22. ^ a b American Academy of Hospice and Palliative Medicine, “Five Things Physicians and Patients Should Question”, Choosing Wisely: an initiative of the ABIM Foundation, American Academy of Hospice and Palliative Medicine, truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2013, which cites
    • Smith, T. J.; Ritter, J. K.; Poklis, J. L.; Fletcher, D.; Coyne, P. J.; Dodson, P.; Parker, G. [2012]. “ABH Gel is Not Absorbed from the Skin of Normal Volunteers”. Journal of Pain and Symptom Management. 43 [5]: 961–966. doi:10.1016/j.jpainsymman.2011.05.017. PMID 22560361.
    • Weschules, D. J. [2005]. “Tolerability of the Compound ABHR in Hospice Patients”. Journal of Palliative Medicine. 8 [6]: 1135–1143. doi:10.1089/jpm.2005.8.1135. PMID 16351526.
  23. ^ Marx, WM; Teleni L; McCarthy AL; Vitetta L; McKavanagh D; Thomson D; Isenring E. [2013]. “Ginger [Zingiber officinale] and chemotherapy-induced nausea and vomiting: a systematic literature review”. Nutr Rev. 71 [4]: 245–54. doi:10.1111/nure.12016. PMID 23550785.
  24. ^ Ernst, E.; Pittler, M.H. [ngày 1 tháng 3 năm 2000]. “Efficacy of ginger for nausea and vomiting: a systematic review of randomized clinical trials” [PDF]. British Journal of Anesthesia. 84 [3]: 367–371. doi:10.1093/oxfordjournals.bja.a013442. PMID 10793599. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2006.
  25. ^ Lee, A; Chan, SK; Fan, LT [ngày 2 tháng 11 năm 2015]. “Stimulation of the wrist acupuncture point PC6 for preventing postoperative nausea and vomiting”. The Cochrane database of systematic reviews. 11: CD003281. doi:10.1002/14651858.CD003281.pub4. PMID 26522652.
  26. ^ “Bulimia Nervosa-Topic Overview”. WebMD. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2012.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Buồn_nôn&oldid=68086404”

Video liên quan

Chủ Đề