5 tháng bao nhiêu tuần

Tuy nhiên, số liệu trên chỉ mang tính tham khảo. Mỗi thai nhi khác nhau có sự phát triển khác nhau, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Giới tính thai nhi.

  • Số lượng thai trong bụng mẹ [thai đôi, thai ba].

  • Tuổi của mẹ.

  • Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của mẹ bầu.

  • Tình trạng sức khỏe của mẹ bầu.

Cách theo dõi cân nặng thai nhi theo tháng tuổi

Có nhiều cách theo dõi cân nặng thai nhi theo từng tháng tuổi, mẹ có thể tham khảo một số phương pháp như sau:

Siêu âm

Siêu âm là một trong những phương pháp theo dõi cân nặng thai nhi chính xác nhất. Thông qua siêu âm, bác sĩ sẽ tính được cân nặng thai nhi thông qua thông số cơ thể mẹ. 


Siêu âm là một trong những biện pháp theo dõi cân nặng thai nhi chính xác nhất

Trước tiên, chúng ta cần hiểu được một vài chỉ số liên quan đến cân nặng thai nhi như sau: 

AC [Abdominal circumference]: Chu vi vòng bụng thai nhi

BPD [Biparietal diameter]: Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính do ở mặt cắt lớn nhất của hộp sọ thai nhi.

TAD [ Transverse abdominal diameter]: Đường kính ngang bụng, hay còn gọi là đường kính cơ hoành.

HC [Head circumference]: Chu vi vòng đầu

FL: Chiều dài xương đùi

- Cách 1: Tính cân nặng thai nhi dựa vào đường kính vòng đầu [BPD]:

Cân nặng [gam] = [BPD [mm] - 60] x 100

Hoặc cân nặng [gam] = 88.96 x BPD [mm] - 5062

- Cách 2: Theo dõi cân nặng thai nhi dựa trên đường kính ngang bụng [TAD]

Cân nặng [gam] = 7971 x TAD [mm]/100 - 4495

- Cách 3: Tính theo FL, BPD, TAD

Cân nặng [gam] = 13.54 x BPD + 43.32 x TAD + 30.53 x FL - 4213.37

- Cách 4: Tính dựa vào FL, BPD, TAD

Cân nặng [gam] = 1.07 x 0.3 x BPD [cm] x BPD [cm] x BPD [cm] x AC [cm] x AC [cm] x FL [cm]

Tuy nhiên, cách tính cân nặng thai nhi thông qua siêu âm không chính xác hoàn toàn, không có sự sai lệch so với thực tế nhưng không đáng kể. Có những bà mẹ tính theo phương pháp nêu trên, em bé nặng khoảng 3.5kg nhưng khi sinh ra thì con lại nặng chỉ 3.3 kg.

Càng về cuối thai kỳ, các chỉ số của thai nhi càng chính xác hơn, do vậy những cách tính này sẽ có độ chính xác hơn so với các giai đoạn trước đó.

Đo chỉ số của mẹ bầu

Với những bà bầu chưa đến lịch hẹn khám thai, chị em vẫn có thể ước lượng được cân nặng của em bé của mình thông qua chỉ số cơ thể của mình. Trước khi tính toán cân nặng thai nhi theo cách này, mẹ có thể dùng thước đo chu vi bụng và chiều cao tử cung [khoảng cách từ mu đến đáy tử cung].


Mẹ có thể ước lượng cân nặng của em bé thông qua chỉ số cơ thể của mình 

Công thức thai nhi dựa trên các chỉ số cơ thể mẹ bầu được tính như sau:

Cân nặng [gam] = [[chu vi bụng [cm] + chiều cao tử cung [cm]] x100] / 4

Nhưng phương pháp tính toán này không thật sự chính xác vì chu vi bụng chưa phản ánh hoàn toàn được sự phát triển của thai nhi. Bởi mỗi mẹ bầu có chu vi vòng bụng khác nhau tùy thuộc vào cân nặng trước khi mang thai, có mẹ vòng bụng to hoặc vòng bụng nhỏ khác nhau.

Biện pháp điều chỉnh cân nặng thai nhi đạt chuẩn

Nhiều trường hợp thai nhi không đạt được chuẩn cân nặng theo mức quy định, mẹ bầu đừng quá lo lắng và có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây để kiểm soát trọng lượng của con.

Thai nhi nhẹ cân

Có nhiều nguyên nhân khiến cho em bé trong bụng nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn bình thường: 

+ Bất thường nhiễm sắc thể trong quá trình hình thành phôi thai.

+ Bệnh nhiễm trùng truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, chẳng hạn như: sốt rét, cytomegalovirus, toxoplasmosis.

+ Thiểu năng nhau thai: cản trở chất dinh dưỡng và oxy tới em bé. Tình trạng này thường xảy ra ở mẹ bầu huyết áp cao, tiền sản giật, lupus ban đỏ, lạm dụng chất kích thích.

+ Hội chứng truyền máu song thai: biến chứng thường gặp ở mẹ mang thai đôi, gây hạn chế phát triển của thai nhi.

Không phải nguyên nhân nào khiến thai nhi nhẹ cân cũng đều được khắc phục triệt để. Tuy nhiên, vẫn có một số biện pháp dưới đây giúp mẹ cải thiện cân nặng của em bé trong bụng:

- Thường xuyên theo dõi tình trạng huyết áp để kịp thời giải quyết nếu có bất thường xảy ra.

- Không sử dụng rượu bia, chất kích thích hoặc hút thuốc lá khi đang mang thai.

- Trong trường hợp mẹ bầu cần sử dụng thuốc trong thai kỳ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để dùng thuốc đúng cách. Tránh tự ý sử dụng gây ảnh hưởng đến thai nhi.

- Xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học [bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng] để nâng cao sức khỏe tổng thể cho mẹ và tạo điều kiện tốt cho bé phát triển.

- Cố gắng không nấu quá chín thực phẩm giàu tinh bột. Khi thực phẩm giàu tinh bột được chiên, nướng, quay ở nhiệt độ cao sẽ hình thành hợp chất acrylamide. Bằng chứng cho thấy rằng ăn nhiều thực phẩm giàu acrylamide trong thai kỳ có liên quan đến việc thai nhi nhẹ cân

Thai nhi nặng hơn mức bình thường

Thai nhi quá nặng so với mức bình thường cũng rất đáng lo ngại, em bé quá lớn có thể gây ra nhiều biến chứng khi chuyển dạ và ảnh hưởng tới sự phát triển sau này của trẻ. 


Thai nhi nặng hơn bình thường cũng rất đáng lo ngại 

Thai nhi quá nặng cân thường gặp ở những bà mẹ:

Mắc tiểu đường thai kỳ: Lượng glucose quá cao trong cơ thể sẽ đi qua nhau thai, kích thích cơ thể thai nhi sản xuất insulin và dẫn đến sự tăng trưởng quá mức ở mẹ bầu.

Mẹ bị béo phì: Làm tăng nguy cơ thai nhi mắc bệnh macrosomia, làm kích thước của em bé lớn vượt mức bình thường.

Tiền sử thai nhi lớn trước đây: Nếu lần sinh trước, mẹ sinh con quá nặng thì ở lần sinh sau này, nguy cơ sinh con béo phì ngày càng cao.

Để đối phó với tình trạng này, mẹ có thể làm theo một số lời khuyên như sau:

- Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý: cân bằng các chất dinh dưỡng có trong thực đơn giúp bé phát triển toàn diện và không lo tăng cân quá mức. Mẹ nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả chứa ít đường, bổ sung thêm chất đạm và chất béo ở mức vừa phải.

- Kiểm soát lượng đường máu trong cơ thể, nếu đường máu quá cao thì nên đi khám ngay từ sớm để bác sĩ hướng dẫn xử lý đúng cách.

- Duy trì cân nặng phù hợp: Đừng tăng cân quá mức trong thai kỳ, tốt nhất chỉ nên tăng 10 - 12kg để cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh. Nếu phát hiện tăng trọng lượng quá nhiều, mẹ nên kiểm soát chế độ ăn uống và vận động của mình.

- Thường xuyên vận động nhẹ nhàng: rèn luyện cơ thể sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng tích lũy mỡ thừa khiến thai nhi nặng cân, giảm bớt lo lắng phiền muộn và nâng cao sức khỏe tổng thể cho mẹ bầu.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến cân nặng thai nhi và biện pháp điều chỉnh trọng lượng thai nhi đạt chuẩn mà mẹ cần biết. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho mẹ kiến thức hữu ích. Chúc các chị em luôn khỏe mạnh và em bé tăng trưởng tốt trong bụng mẹ.

Chủ Đề