8 điểm có được học sinh giỏi không cấp 2

Sau rất nhiều cải cách của Bộ Giáo dục liên quan đến chương trình đào tạo cũng như cách tổ chức, hình thức thi. Do đó, các vấn đề về cách xếp loại học lực cũng có sự thay đổi nhất định.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Cách xếp loại học lực cấp 1, cấp 2, cấp 3.

Cách sắp xếp học lực cấp 1

Cuối năm học, căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từ phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi, giáo viên chủ nhiệm thực hiện đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo 04 mức độ, cụ thể:

– Chưa hoàn thành:

Những học sinh không thuộc vào các đối tượng nêu phía dưới.

– Hoàn thành:

Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức hoàn thành tốt hoặc hoàn thành, các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt, bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên.

– Hoàn thành tốt:

Những học sinh chưa đạt mức hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt, bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên.

– Hoàn thành xuất sắc:

Những học sinh có két quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức hoàn thành tốt, các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt, bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên.

Để giải đáp toàn bộ thắc mắc: Cách xếp loại học lực cấp 1, cấp 2, cấp 3 như thế nào? cùng chúng tôi tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết.

Cách xếp loại học lực cấp 2 và cấp 3

Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào điểm trung bình các môn học kỳ và cả năm, xếp loại học tập được chia thành các mức: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém như sau:

– Loại Giỏi:

+ Điểm trung bình các môn học từ 8.0 trở lên. Trong đó, điểm trung bình của một trong ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8.0 trở lên. Riêng đối với học sinh lớp chuyên trường THPT phải thêm diều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8.0 trở lên.

+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6.5.

+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt Đ trở lên.

– Loại Khá:

+ Điểm trung bình các môn học đạt từ 6.5 trở lên. Trong đó, điểm trung bình của một trong ba môn Tóa, Văn, Ngoại ngữ đạt từ 6.5 trở lên. Riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện về điểm trung bình môn chuyên từ 6.5 trở lên.

+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5.0.

+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

– Loại Trung bình:

+ Điểm trung bình các môn học từ 5.0 trở lên. Trong đó, điểm trung bình của một trong ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ đạt từ 5.0 trở lên. Riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên phải đạt từ 5.0 trở lên.

+ Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3.5.

+ Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

– Loại Yếu:

Điểm trung bình các môn học từ 3.5 trở lên và không có môn học nào điểm trung bình dưới 2.0.

– Loại Kém:

Không thuốc các Loại đã nêu ở trên.

Một số trường hợp đặc biệt cần lưu ý khi xếp loại học lực

Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm đạt mức của loại Giỏi, loại Khá bên trên nhưng do của duy nhất một môn học nào đó thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh cụ thể:

– Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm đạt mức loại Giỏi nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại trung bình thì được điều chỉnh xếp loại Khá.

– Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm đạt mức loại Giỏi nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Yếu thì được điều chỉnh xếp loại Trung bình.

– Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm đạt mức loại Khá nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Yếu thì được điều chỉnh xấp loại Trung bình.

– Nếu điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình cả năm đạt mức loại Khá nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh xếp loại Yếu.

Như vậy, trong bài viết trên đây chúng tôi đã trình bày chi tiết nội dung Cách xếp loại học lực cấp 1, cấp 2, cấp 3. Chúng tôi hy vọng quý phụ huynh có thể theo sát và kiểm tra được học lực của con mình xem có đúng như những gì giáo viên chủ nhiệm hay nhà trường xếp loại.

Theo quy định tại Thông tư 22, những môn không chấm điểm, chỉ thực hiện đánh giá bằng nhận xét, gồm: giáo dục thể chất, nghệ thuật, âm nhạc, mỹ thuật, nội dung giáo dục của địa phương, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo một trong 2 mức: đạt, chưa đạt.

Với đánh giá bằng nhận xét, giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.

Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.

Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học nói trên.

Kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10.

Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, chọn số điểm đánh giá thường xuyên trong mỗi học kỳ như sau: môn học có 35 tiết/năm học: 2 điểm đánh giá thường xuyên; môn học có trên 35 tiết/năm học đến 70 tiết/năm học: 3 điểm đánh giá thường xuyên; môn học có trên 70 tiết/năm học: 4 điểm đánh giá thường xuyên.

Đánh giá định kỳ gồm đánh giá giữa kỳ và đánh giá cuối kỳ, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra [trên giấy hoặc trên máy tính], bài thực hành, dự án học tập.

Thời gian làm bài kiểm tra [trên giấy hoặc trên máy tính] đối với môn học có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học [không bao gồm cụm chuyên đề học tập] có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.

Không còn học sinh giỏi, trung bình, yếu, kém 

Thông tư mà Bộ GD-ĐT mới ban hành cũng không còn phân loại học sinh theo 4 mức: giỏi, trung bình, yếu kém như hiện nay. Thay vào đó, kết quả học tập của học sinh trong từng học kỳ và cả năm học được đánh giá theo 1 trong 4 mức: tốt, khá, đạt, chưa đạt.

Quy định mới cũng không cộng điểm trung bình tất cả các môn học để cho ra một mức điểm xếp loại học lực như trước.

Đáng chú ý, để đạt ở mức "tốt", quy định mới khắt khe và đòi hỏi cao hơn so với yêu cầu về "học sinh giỏi" như hiện nay.

Nếu theo quy định đang áp dụng, học sinh đạt học lực giỏi phải có ít nhất 1 trong 3 môn toán, văn, ngoại ngữ đạt 8,0 trở lên, thì quy định mới, để đạt được mức tốt: mỗi học sinh được xếp loại tốt thì các môn đánh giá bằng nhận xét phải ở mức đạt, các môn đánh giá cho điểm kết hợp nhận xét phải đạt mức 6,5 trở lên, trong đó có ít nhất 6 môn đạt mức 8,0 trở lên. 

Mức khá: tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức đạt. Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ , điểm trung bình môn cả năm từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 6 môn học có điểm trung bình môn học kỳ , điểm trung bình môn cả năm đạt từ 6,5 điểm trở lên.

Mức đạt: có nhiều nhất 1 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức "chưa đạt". Có ít nhất 6 môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có điểm trung bình môn học kỳ, điểm trung bình môn cả năm dưới 3,5 điểm.

Mức chưa đạt là các trường hợp còn lại.

Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh

Thông tư 22 ghi rõ, mục đích đánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh theo yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để học sinh điều chỉnh hoạt động rèn luyện và học tập, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học.

Yêu cầu đánh giá căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông; bảo đảm tính chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực và khách quan; đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật và công cụ khác nhau; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ .

Đặc biệt, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập của học sinh; không so sánh học sinh với nhau.

Áp dụng cách đánh giá mới theo tiến độ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới

Quy định về đánh giá học sinh trung học mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành có hiệu lực từ ngày 5.9.2021, tuy nhiên sẽ chỉ áp dụng theo tiến độ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cụ thể, sẽ áp dụng năm đầu tiên với lớp 6 năm học 2021 - 2022.

Năm học 2022 - 2023 áp dụng ở lớp 7 và lớp 10.

Năm học 2023 - 2024 áp dụng ở lớp 8 và 11.

Đến năm học 2024 - 2025 sẽ áp dụng với các lớp 9 và 12.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề