Bà bầu mất ngủ vì sao

Bà bầu mất ngủ cả đêm là tình trạng thường gặp ở phụ nữ trong thai kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi nội tiết tố, thai phát triển lớn gây khó khăn khi ngủ… Cùng tìm hiểu thêm về bệnh và cách điều trị để chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu đúng cách qua bài viết sau. 

Bà bầu mất ngủ cả đêm là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi này, các mẹ bầu thường khó ngủ, dễ tỉnh giấc vào ban đêm. Bên cạnh đó các triệu chứng phổ biến còn là tình trạng mất tập trung, cơ thể uể oải vào ban ngày, đau đầu, đau người…

Phụ nữ mang thai bị mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phổ biến là:

  • Thay đổi hormone: Những thay đổi trong cơ thể người mẹ kéo theo sự lo lắng, ức chế hệ thần kinh khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút.
  • Vấn đề tiêu hóa: Thai nhi phát triển lớn kèm túi ối to chèn ép vào các cơ quan tiêu hóa của người mẹ. Theo đó bà bầu bị ợ hơi, táo bón, đầy bụng…. Triệu chứng các bệnh tiêu hóa thường xuất hiện vào ban đêm gây mất ngủ.
  • Đi vệ sinh nhiều: Đi vệ sinh nhiều lần là điều bất cứ bà bầu nào cũng gặp phải. Vì phải thức giấc để đi vệ sinh khiến giấc ngủ người mẹ gián đoạn, khó ngủ lại.
Đi vệ sinh nhiều lần là điều bất cứ bà bầu nào cũng gặp phải
  • Tư thế ngủ: Với chiếc bụng bầu to, phụ nữ sẽ khó tìm được một tư thế nằm ngủ thoải mái. Những tháng cuối thai kỳ, cơ thể người mẹ còn gặp các cơn đau nhức ở vùng xương chậu. Việc xoay người khi ngủ gặp khó khăn, thậm chí còn bị chuột rút, co thắt cơ. Giấc ngủ của mẹ bầu bị ảnh hưởng nhiều vì nguyên nhân này.
  • Thai nhi hoạt động về đêm: Một vài trường hợp thai nhi hiếu động, hoạt động tích cực về đêm. Em bé trong bụng mẹ có thể tác động đến mẹ bởi những cú đạp nhẹ, từ đó khiến mẹ bầu tỉnh giấc và khó ngủ lại.

Bà bầu mất ngủ về đêm là tình trạng phổ biến nhưng lại tiềm ẩn không ít nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé. Mất ngủ diễn ra quá thường xuyên và có mức độ nặng, cơ thể người mẹ sẽ gặp các vấn đề như:

  • Cơ thể người mẹ trở nên kém tỉnh táo, kiệt sức kéo theo bệnh lý về huyết áp, thần kinh,…
  • Mất ngủ kéo dài gây cản trở tình quá tình sinh nở. Người mẹ bị mất ngủ thường có nguy cơ phải sinh mổ cao, quá trình chuyển dạ cũng kéo dài hơn.
  • Sức khỏe mẹ bầu giảm sút dẫn đến nhanh lão hóa, da chảy xệ và khó phục hồi.

Xem thêm

Mất ngủ sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất

Mẹ bầu nên thận trọng với việc bị thiếu máu

Ngoài ra, mất ngủ cả đêm còn khiến sự phát triển của thai nhi bị tác động, cụ thể là:

  • Trẻ bị thiếu máu do khoảng thời gian 23h-3h là cơ thể tạo ra hồng cầu. Khi cơ thể người mẹ thiếu ngủ làm cho quá trình tuần hoàn máu đến thai nhi kém đi.
  • Phụ nữ mang thai ở tuần thứ 24 trở đi đặc biệt cần ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ để em bé phát triển toàn diện về trí não. Nếu người mẹ mất ngủ triền miên, quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng sẽ làm cho em bé chậm phát triển.
  • Mẹ bầu căng thẳng, cáu gắt tác động trực tiếp đến thai nhi. Em bé sau khi sinh ra thường khó nuôi, kém thông minh thậm chí chậm phát triển hơn các bé khác.

Việc điều trị mất ngủ ban đêm khi mang thai cần hết sức cẩn trọng. Thông thường để điều trị bằng thuốc, mẹ bầu cần được thăm khám và kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên các loại thuốc chữa mất ngủ thường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Do đó, chữa cho bà bầu mất ngủ cả đêm được khuyến khích bằng việc điều chỉnh sinh hoạt, dinh dưỡng và các thói quen hàng ngày.

Trong 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai mất ngủ do các cơn ốm nghén. Nguyên nhân là do tăng hormone progesterone gây mệt mỏi. Ở giai đoạn này, nếu mẹ bầu thường xuyên mất ngủ, ngủ chập chờn có thể khắc phục bằng các cách sau:

  • Bà bầu nên để cơ thể nghỉ ngơi thật nhiều, tranh thủ ngủ bất kỳ khi nào có thể để bù lại thời gian mất ngủ vào ban đêm. Từ đó giúp đảm bảo ngủ đủ thời gian cần thiết mỗi ngày.
  • Mẹ bầu nên uống nhiều nước, ăn độ ăn nhẹ, chia thành nhiều bữa trong ngày để tránh các cơn nôn do ốm nghén. Không nên uống quá nhiều nước vào ban đêm để tránh việc mất ngủ vì đi vệ sinh.
  • Tư thế ngủ nghiêng bên trái giúp cơ thể mẹ bầu lưu thông máu tốt.
  • Người bệnh nên tạo thói quen lên giường đi ngủ đúng giờ mỗi ngày.
Mẹ bầu nên uống nhiều nước, ăn độ ăn nhẹ

3 tháng giữa của thai kỳ là giai đoạn an toàn nhất với cơ thể người mẹ. Bà bầu hoàn toàn có thể an tâm ngủ ngon vì các cơn ốm nghén đa phần đã qua và em bé phát triển bình thường trong bụng.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này, mẹ bầu vẫn gặp tình trạng khó ngủ do vấn đề tiêu hóa hay những nguyên nhân khác. Cách khắc phục giấc ngủ cho người mẹ lúc này là:

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm có hại như đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, khó tiêu, đặc biệt là vào buổi tối.
  • Tư thế ngủ kê cao đầu và cổ tránh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Người mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày, không nên ăn quá no hay để bụng đối.
  • Bà bầu nằm tư thế nghiêng, kê gối dưới bụng và sau lưng nhằm giảm áp lực lên hông và lưng. Thời gian này, mẹ bầu có thể dùng đến gối bầu để hỗ trợ có tư thế ngủ thoải mái.
  • Hạn chế suy nghĩ bằng việc chia sẻ với chồng hay bác sĩ chuyên khoa để không gặp căng thẳng, lo âu.
  • Các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền định phù hợp cho các mẹ bầu giai đoạn này.
  • Sử dụng các loại trà thảo dược an toàn, lành tính giúp an thần, thư giãn thần kinh từ đó ngủ dễ hơn.

Đây là giai đoạn mà bà bầu thường xuyên bị mất ngủ nhất. Thai nhi phát triển lớn, chèn lên bàng quang khiến mẹ bầu đi vệ sinh liên tục về đêm. Các chuyển động của thai nhi ngày một nhiều cũng làm cơ thể khó chịu, giấc ngủ bị cản trở. Để đảm bảo sức khỏe, sẵn sàng cho quá trình sinh nở, mẹ bầu cần khắc phục sớm chứng mất ngủ bằng cách sau:

  • Mẹ bầu nằm ngủ nghiêng bên trái nhằm tốt cho em bé, tử cung và thận. Tư thế ngủ này còn làm thông máu đến tim, giảm tình trạng tim đập nhanh và khó thở.
  • Mẹ bầu hạn chế các loại đồ uống kích thích thần kinh như trà xanh, cà phê nước có gas….
  • Thường xuyên xoa bóp tay, chân để giảm co thắt cơ, chuột rút vào đêm.
Xoa bóp giúp mẹ bầu ngủ ngon
  • Dùng phương pháp ngâm chân với nước ấm và thảo dược để thư giãn cơ thể, thần kinh và ngủ ngon hơn.
  • Mẹ bầu mất ngủ đêm cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng. Đồng thời nâng cao thể trạng từ đó ngủ ngon hơn và có đủ sức khỏe cho việc vượt cạn
  • Mẹ bầu giữ tinh thần thoải mái, tránh việc lo lắng quá mức và tránh để cảm xúc hỗn loạn…

Bầu mất ngủ đêm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi mà còn tác động đến quá trình chuyển dạ, sinh con. Do đó, phụ nữ mang thai không nên chủ quan nếu mất ngủ quá thường xuyên kèm tình trạng đau đầu, suy nhược cơ thể… Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu hơn về bệnh và có biện pháp chăm sóc mẹ bầu mất ngủ phù hợp.

Mất ngủ khi mang thai là điều bình thường cũng như khá phổ biến ở các mẹ bầu. Có khoảng 50% bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

Mất ngủ khi mang thai thường đến từ các yếu tố chẳng hạn như thay đổi nội tiết tố, khó chịu… Nhiều bà bầu bị mất ngủ và lo sợ rằng điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Vậy điều này có đúng hay không? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài biết sau nhé.

Mẹ bầu mất ngủ nên làm gì?

Nếu bị mất ngủ khi mang thai, bạn có thể cân nhắc làm theo một số gợi ý sau:

1. Không uống nước trước khi ngủ

Nếu giấc ngủ của bạn bị xáo trộn do phải thường xuyên đi vệ sinh trong đêm, hãy hạn chế uống quá nhiều nước ngay trước lúc nghỉ ngơi. Thay vào đó, hãy tăng cường hấp thụ chất lỏng vào ban ngày. Biện pháp này sẽ giúp làm giảm tình trạng chuột rút ở chân và đào thải độc tố tốt hơn.

2. Bầu khó ngủ phải làm sao? Hạn chế lượng caffeine hấp thụ

Những thức uống như trà, cà phê, sô cô la đều chứa một hàm lượng đáng kể caffeine. Việc tiêu thụ một trong các loại thức uống này sẽ khiến bạn thức giấc cả đêm.

3. Chế độ ăn uống cân bằng tốt cho bà bầu bị mất ngủ

Mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng giữa trái cây và rau xanh, protein, chất béo tốt và thực phẩm giàu vitamin B. Thiếu vitamin B6 cũng có thể dẫn đến mất ngủ. Do đó, hãy cân nhắc những loại thực phẩm giàu vitamin B6 như thịt bò, ớt chuông, bông cải, măng tây…

4. Tập thể dục đều đặn

Các mẹ bầu bị mất ngủ khi mang thai hãy đặt mục tiêu tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Bạn có thể đi bộ hoặc tập yoga. Việc vận động cơ thể giúp giải phóng hormone có lợi, đồng thời giảm căng thẳng và khó chịu, từ đó giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.

5. Tắm nước ấm

Mẹ bầu tắm nước ấm sẽ hỗ trợ thư giãn cơ bắp sau 1 ngày dài hoạt động mỏi mệt. Ngoài ra, bạn còn có thể ngủ ngon hơn khi các cơn đau nhức cơ bắp đã vơi bớt phần nào sau khi tắm.

6. Dùng đến gối

Mẹ bầu nên đặt thêm gối vào giữa hai đầu gối cũng như kế bên bụng để có được một giấc ngủ ngon. Ngoài ra, bạn có thể đầu tư một khoản tiền nhỏ để sắm một chiếc gối chuyên dụng dành cho bà bầu. Đây là sản phẩm được thiết kế đặc biệt nhằm hỗ trợ phụ nữ mang thai nghỉ ngơi thoải mái hơn.

7. Tắt hết thiết bị điện tử

Thiết bị điện tử và sóng điện từ sẽ ảnh hưởng đến tâm trí chúng ta bằng cách làm gián đoạn giấc ngủ. Do vậy, hãy cố gắng không sử điện thoại, laptop, máy tính bảng hoặc tắt nguồn cục phát Wifi ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.

8. Làm gì đó nếu không buồn ngủ

Nếu bạn không thể ngủ, hãy ra khỏi giường và thử đọc một cuốn sách, nghe nhạc hoặc làm bất cứ điều gì khác có khả năng khiến năng lượng cạn dần. Ngoài ra, các bài tập yoga hoặc tập thở khi mang thai cũng sẽ giúp mẹ bầu thèm ngủ hơn đấy.

9. Ngủ trong nhiều thời điểm

Mẹ bầu nên chợp mắt vào ban ngày bất cứ khi nào có thể. Việc đi ngủ sớm vào buổi tối hoặc “ngủ nướng” vào buổi sáng cũng là ý tưởng hay bởi sẽ giúp bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi do mất ngủ vào tối trước đó.

Vào buổi đêm, hãy tạo điều kiện cho tâm trí đễ đi vào giấc ngủ bằng cách bật điều hòa để phòng ngủ được mát mẻ, kéo rèm hoặc đóng cửa sổ lại sẽ giúp tạo thêm không khí yên tĩnh.

11. Liệu pháp mùi hương

  • Dầu hoa oải hương, hoa cúc và tinh dầu hoa ngọc lan tây có khả năng làm dịu thần kinh. Bạn hãy thử nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu lên khăn giấy và đặt ở dưới gối
  • Nhỏ một vài giọt tinh dầu vào bồn tắm và ngâm mình trong đó khoảng 10 phút sẽ giúp bạn thư giãn
  • Tránh dùng máy xông tinh dầu trong thời gian dài bởi bạn có thể bị nôn mửa hoặc đau đầu
  • Hãy massage cổ và vai với các loại tinh dầu thích hợp như dầu ô liu, dầu nho hoặc dầu hoa oải hương.

12. Trà thảo mộc chữa mất ngủ khi mang thai

Có một số loại thảo mộc chứa nhiều thành phần giúp thư giãn và làm dịu cũng như khá hiệu quả trong việc hỗ trợ bà bầu ngủ ngon hơn. Mẹ bầu có thể thử:

  • Trà hoa cúc: Hoa cúc có chứa một chất chống oxy hóa gọi là apigenin, có khả năng khơi gợi giấc ngủ. Ngoài ra, việc uống trà hoa cúc có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu.
  • Trà hoa oải hương: Tác dụng thư giãn của hương hoa oải hương được nhiều người biết đến. Mặt khác, uống trà hoa oải hương có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là ở những mẹ bầu bị mất ngủ hoặc gặp rối loạn liên quan đến lo lắng.
  • Trà bạc hà chanh: Bạc hà chanh hay còn gọi là tía tô đất có tác dụng làm dịu và giúp giảm bớt sự cáu kỉnh, mất ngủ cũng như lo lắng ở mẹ bầu.

Bên cạnh việc sử dụng trà thảo mộc để có giấc ngủ ngon, mẹ bầu có thể uống nước ép cherry để giảm nhẹ chứng mất ngủ khi mang thai. Do vậy, bạn có thể thử dùng thức uống này khoảng 2 lần mỗi ngày nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất nhé.

Bà bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mất ngủ có nghĩa rằng bạn gặp khó khăn khi chìm vào giấc ngủ, ngủ không sâu hoặc cả hai. Mẹ bầu có thể bị mất ngủ trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ, nhưng tình trạng này có xu hướng phổ biến hơn trong tam cá nguyệt thứ nhất và tam cá nguyệt thứ ba. Thực tế là tình trạng mất ngủ có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi nhưng không gây hại cho em bé trong bụng.

Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ khi mang thai

Trong 3 tháng đầu mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể mẹ bầu thường tăng cao. Điều này khiến mẹ bầu buồn ngủ, thậm chí là ngủ gật trong ngày nhưng lại khó chợp mắt vào buổi đêm. Bên cạnh đó, một số yếu tố khiến bà bầu bị mất ngủ bao gồm:

  • Đói
  • Cáu gắt
  • Ợ nóng
  • Đau lưng
  • Nôn mửa
  • Khó chịu về thể chất
  • Trầm cảm khi mang thai
  • Hội chứng chân không yên
  • Có nhu cầu đi vệ sinh thường xuyên
  • Khó chịu do kích thước bụng tăng lên

Ngoài ra, còn một vài nguyên nhân khác có thể kể đến như khó thở. Tình trạng này khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc hít thở thoải mái, gây nên hiện tượng ngáy, thậm chí là ngưng thở khi ngủ. Tình trạng bà bầu khó thở khá phổ biến ở giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba.

Dấu hiệu của tình trạng mất ngủ khi mang thai có thể kể đến bao gồm:

  • Có cảm giác không ngủ đủ giấc dù đã nghỉ ngơi từ rất sớm
  • Cảm giác lo lắng về giấc ngủ tăng lên
  • Thường xuyên thức giấc giữa đêm
  • Buồn ngủ, uể oải, mệt mỏi vào ban ngày
  • Thức dậy sớm hơn bình thường
  • Gặp khó khăn khi phải tập trung
  • Gặp khó khăn khi ngủ
  • Trầm cảm, khó chịu.

Nếu bạn có các triệu chứng mất ngủ khi mang thai kể trên thì hãy thử áp dụng những gợi ý từ Hello Bacsi để cải thiện giấc ngủ. Trong trường hợp mẹ bị mất ngủ nghiêm trọng hơn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì nên đi khám để được bác sĩ tư vấn giải pháp điều trị mất ngủ hiệu quả và an toàn nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề