Bài 35: khái quát châu mĩ - Câu (mục - bài học - trang ) sgk địa lí

Bài 2. Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ ?Trả lời: Trước thế kỉ XV, ở châu Mĩ chủ yếu là chủng tộc Môn-sô-lô-ít [người Anh-điêng và người E-xki-mô]. Từ thế kỉ XV đến nay, ở châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc :+ Ơ-rô-pê-ô-ít [gồm các dân tộc từ châu Âu sang];+ Nê-grô-ít [người da đen bị cưỡng bức từ châu Phi sang làm nô lệ];+ Môn-gô-lô-ít [gồm người bản địa và các dân tộc ở châu Á - Trung Quốc, Nhật Bản sang];+ Người lai [sự hoà huyết giữa các chủng tộc hình thành người lai].

Câu 1 [mục 1 - bài học 35 - trang 109] sgk địa lí 7

Châu Mĩ tiếp giáp với những đại dương nào? Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây ?
Trả lời:
Châu Mĩ tiếp giáp với 3 đại dương lớn: Đại Tây Dương, Thái Binh Dương và Bắc Băng Dương.
Nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây vì các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của châu Mĩ đều thuộc bán cầu Tây.

Câu 2 [mục 1 - bài học 35 - trang 109] sgk địa lí 7

Cho biết ý nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma.
Trả lời:
Kênh đào Pa-na-ma đã rút ngắn con đường đi biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Nhờ kênh đào này mà việc giao lưu giữa các nền kinh tế vùng châu Á - Thái Bình Dương với nền kinh tế Hoa Kì. Kênh đào đã đem lại lợi ích rất lớn cho Hoa Kì, ngày nay kênh đào đã trao trả cho Pa-na-ma.

Câu 1 [mục 2 - bài học 35 - trang 112] sgk địa lí 7

Nêu các luồng nhập cư vào châu Mĩ. Tại sao có sự khác nhau vềngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ ?
Trả lời:
- Các luồng nhập cư vào châu Mĩ:
+ Luồng người từ Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức.
+ Luồng người từ Tây Ban Nha.
+ Luồng người từ Bồ Đào Nha.
- Có sự khác nhau về ngôn ngữ của dân cư Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ là do lịch sử nhập cư.
+ Bắc Mĩ sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh.
+ Trung và Nam Mĩ, ngôn ngữ chủ yếu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

[trang 112 sgk Địa Lí 7]:- Giải thích tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư khu vực Trung và Nam Mĩ?

Trả lời:

Sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ là do lịch sử của quá trình nhập cư vào châu Mĩ.

- Khu vực Bắc Mĩ: chủ yếu người nhập cư từ Anh, Pháp, I-ta-li-a và Đức.

- Khu vực Trung và Nam Mĩ: chủ yếu người nhập cư từ chủng tộc Nê-grô-it, người Tây Ban Nha.

Bài 1:Lãnh thổ châu Mĩ [phần lục địa] kéo dài trên khoảng bao nhiêu vĩ độ?

Trả lời:

Lãnh thổ châu Mĩ kéo dài từ vòng cực Bắc đến vùng cận cực Nam khoảng 125 vĩ độ.

Bài 2 trang 112 sgk địa lí 7

Bài 2. Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ ?
Trả lời:
Trước thế kỉ XV, ở châu Mĩ chủ yếu là chủng tộc Môn-sô-lô-ít [người Anh-điêng và người E-xki-mô].
Từ thế kỉ XV đến nay, ở châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc :
+ Ơ-rô-pê-ô-ít [gồm các dân tộc từ châu Âu sang];
+ Nê-grô-ít [người da đen bị cưỡng bức từ châu Phi sang làm nô lệ];
+ Môn-gô-lô-ít [gồm người bản địa và các dân tộc ở châu Á - Trung Quốc, Nhật Bản sang];
+ Người lai [sự hoà huyết giữa các chủng tộc hình thành người lai].

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề