Bãi chôn lấp rác thải kéo dài trong bao lâu

Thực tế hiện nay, việc chôn lấp rác thải sinh hoạt ở nhiều địa phương trong tỉnh đang không đúng hướng dẫn, quy trình về chôn lấp hợp vệ sinh. Ở những điểm chôn lấp rác thải không làm tầng lót đáy. Điều này gây ra mối lo ngại mới về bảo đảm vệ sinh môi trường tại các vùng nông thôn.

Từ cuối tháng 8/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường [TN&MT] đã có hướng dẫn đến các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng TN&MT, cùng các đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của các bãi rác và chỉ đạo các xã bố trí diện tích đất để thực hiện chôn lấp rác thải tại địa phương. 

Xe thu gom rác thải tại thị trấn Hòa Mạc [Duy Tiên].

Theo hướng dẫn của Chi cục Môi trường [Sở TN&MT] việc thu gom, phân loại và chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, nhất là yêu cầu đáy hố phải được đắp 1 lớp đất sét dày 30 cm; đất được nhào trộn nhuyễn và đầm chặt sau đó trải màng chống thấm bằng vải địa kỹ thuật để nước rỉ rác không thấm xuống đất và nguồn nước ngầm. Tuy vậy, nhiều địa phương không thực hiện việc chôn lấp rác thải theo đúng hướng dẫn, quy trình chôn lấp hợp vệ sinh. Ở những điểm chôn lấp rác thải không làm tầng lót đáy. Điều này gây ra mối lo ngại mới về bảo đảm vệ sinh môi trường tại các vùng nông thôn. Ông Lê Văn Thành, cán bộ tài nguyên môi trường xã Bình Nghĩa [Bình Lục] cho biết: Xã quy hoạch 2 hố chôn lấp rác thải có màng trải lót nền nhưng do hố rộng rất khó làm. Rác thải sau khi đổ đầy được rắc vôi bột và chế phẩm EM rồi lấp đất lên. Đây chỉ là biện pháp tình thế. Làm rồi nhưng không thấy yên tâm!

Vừa qua, Chi cục Môi trường [Sở TN&MT] đã tiến hành kiểm tra tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh. Kết quả cho thấy, một số vị trí bể trung chuyển, hố chôn lấp của các địa phương nằm cạnh đường giao thông; việc phân loại, vận chuyển và xử lý bằng biện pháp chôn lấp lộ thiên không bảo đảm vệ sinh môi trường. Tại huyện Bình Lục, hiện nay, các xã tự xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn. Rác sau khi được thu gom, vận chuyển về bể trung chuyển, định kỳ hàng tuần các xã tổ chức chôn lấp tại khu đất được quy hoạch làm bãi chôn lấp rác thải. Đối với huyện Lý Nhân và Thanh Liêm, rác thải phát sinh do địa phương tự xử lý, dẫn đến tình trạng quá tải tại các bể trung chuyển, việc xử lý bằng chôn lấp lộ thiên và đốt thủ công gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Theo ngành chức năng và các nhà khoa học, chôn lấp rác thải xử lý được khối lượng lớn chất thải, chi phí đầu tư và chi phí xử lý thấp nên được sử dụng nhiều ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc chôn lấp rác thải không đúng theo quy trình kỹ thuật sẽ gây ra những hệ lụy khó kiểm soát kể cả trước mắt và sau này như: Quá trình phân hủy chậm, ẩn chứa các côn trùng gây bệnh [ruồi, muỗi], gây ô nhiễm khu vực xử lý; đặc biệt là lượng nước rò rỉ từ rác thải thẩm thấu vào đất và nguồn nước ngầm sẽ tác động xấu đến môi trường. Về lâu dài đây sẽ là mối lo lớn đối với môi trường sống của con người.

Bên cạnh hệ lụy lớn nhất là làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, các bãi rác còn tiêu tốn một quỹ đất đáng kể, nếu biện pháp này không sớm tìm được giải pháp thay thế sẽ rất khó khăn với nhiều địa phương khi tìm quỹ đất làm bãi chôn lấp rác thải.

Được biết, đối với tỉnh ta, chọn giải pháp chôn lấp rác thải chỉ là biện pháp tạm thời trong khi chờ đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác mới và nâng công suất các cơ sở chế biến rác đã có. Theo Chi cục Môi trường, việc chôn lấp rác dự kiến sẽ kéo dài hết năm 2018. Vì vậy, các điểm chôn lấp rác thải cần phải thực hiện theo đúng Hướng dẫn số 886/STNMT-MT ngày 23/8/2016. Trong đó, đặc biệt chú ý thực hiện quy trình chôn lấp hợp vệ sinh. Cụ thể, hố chôn lấp rác thải phải có tầng lót đáy, được trải màng chống thấm bằng vải địa kỹ thuật. Rác thải được thu gom tại bãi chôn lấp sau mỗi ngày phải phun chế phẩm EM, hóa chất diệt ruồi, muỗi. Rác sau khi đưa xuống hố chôn lấp lấy đất sét lấp trên mặt của ô chôn lấp dày khoảng 60 cm. Độ dốc từ chân đến đỉnh bãi tăng dần từ 3-5%, bảo đảm thoát nước tốt và không trượt lở, sụt lún, sau đó phủ một lớp đất dày 20-30 cm trồng cây xanh trên mặt.

Hiện nay, lượng rác thải phát sinh trên địa bàn tỉnh tới hàng trăm tấn/ngày. Lượng rác tại các địa phương cần được xử lý ngày càng tăng, song việc phân loại, vận chuyển và xử lý bằng biện pháp chôn lấp, phần lớn không bảo đảm quy trình kỹ thuật và vệ sinh môi trường. Để tránh "lợi bất cập hại", đòi hỏi việc nâng cấp, đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý, chế biến rác cần phải được quan tâm và đẩy nhanh tiến độ để rác thải sớm được xử lý triệt để và an toàn.

Thanh Bình

Áp lực đó khiến cho nguy cơ “vỡ trận” về đầu ra của rác thải đang hiện hữu. Thực trạng đó đòi hỏi Hà Nội cần có giải pháp căn cơ trong thu gom và xử lý rác thải.

Những ngày đầu tháng 11, do Khu xử lý rác thải Nam Sơn [Sóc Sơn] không thể tiếp nhận rác, trên nhiều tuyến phố nội thành Hà Nội như đường Dương Quảng Hàm, Nguyễn Khang, Khương Trung, Nguyễn Trãi..., rác thải sinh hoạt bị ùn ứ, chất đống. Nhiều xe rác để tràn dưới lòng đường, một số nơi rác thải vứt bừa bãi, gây khó khăn cho người tham gia giao thông và làm mất mỹ quan đô thị.

Đây không phải lần đầu Hà Nội lâm vào tình cảnh này. Cuối năm 2020, người dân một số quận của Hà Nội cũng đã phải chịu tình trạng rác thải tồn đọng ở nhiều tuyến đường. Rác thải sinh hoạt không được mang đi xử lý kịp thời vừa gây ô nhiễm môi trường vừa tạo ra cảnh nhếch nhác. Từ cửa ngõ phía tây, quận Nam Từ Liêm sang Tây Hồ đều ùn ứ rác. Rác được chất đống cao hàng mét trên xe gom xếp chồng chất ở nhiều góc phố gây ô nhiễm môi trường.

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, số rác thải sinh hoạt của người dân Hà Nội trung bình khoảng hơn 5.000 tấn/ngày. Thời gian qua, Khu xử lý rác thải Nam Sơn tiếp nhận trung bình hơn 4.000 tấn rác/ngày theo hình thức chôn lấp, phát sinh lượng nước rỉ rác khoảng từ 2.800 m3 đến 3.000 m3/ngày [chưa bao gồm lượng nước rác phát sinh do mưa]. Còn tại bãi rác Xuân Sơn tiếp nhận xử lý khoảng hơn 1.000 tấn rác theo hình thức đốt kết hợp chôn lấp.

Với lượng rác thải khổng lồ như vậy, việc bãi rác Nam Sơn [bãi rác lớn nhất Hà Nội] tạm dừng tiếp nhận rác từ ngày 2/11 để khẩn cấp đắp chặn bờ bao của hồ chứa nước thải, ứng phó sự cố chất thải, khiến tại các quận nội đô, rác thải sinh hoạt bị ùn ứ trên nhiều tuyến đường, góc phố. Trước đó, vào đầu tháng 10, bãi rác Xuân Sơn [bãi rác lớn thứ hai] cũng đã phải dừng tiếp nhận rác thải do quá tải. Sự cố về rác này không phải lần đầu xảy ra ở Hà Nội, mà đã kéo dài nhiều năm với những thời điểm nhất định, mặc dù cơ quan chức năng, chính quyền Hà Nội đã và đang triển khai nhiều biện pháp dự phòng, cấp bách, dài hơi, tuy nhiên công tác này vẫn còn nhiều bất cập.

Theo Phó Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội Phạm Văn Đức, thành phố hiện thiếu kết cấu hạ tầng dành cho việc duy trì vệ sinh môi trường như trạm trung chuyển, điểm cẩu rác, trong đó đến nay mới có ba trạm trung chuyển, chuyển tải chất thải rắn sinh hoạt cỡ vừa và nhỏ… Bên cạnh đó, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn chưa được thực hiện đồng đều, gây gánh nặng cho thu gom, vận chuyển và xử lý...

Theo Quy hoạch xử lý chất thải rắn của Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 17 khu xử lý chất thải rắn, trong đó có xử lý chất thải sinh hoạt. Thế nhưng, theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện tại thành phố mới chỉ có ba khu xử lý chất thải sinh hoạt có thể hoạt động là Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn [bãi rác Nam Sơn] ở huyện Sóc Sơn; Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn [bãi rác Xuân Sơn] ở thị xã Sơn Tây và Khu xử lý chất thải Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm. Còn nhiều dự án xử lý rác thải theo Quy hoạch xử lý chất thải rắn của Thủ đô hiện vẫn đang trong tình trạng ì ạch, chưa đi vào hoạt động, thậm chí “bất động” với nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân công nghệ xử lý rác lạc hậu, không còn phù hợp… Do những bất cập nêu trên, dẫn đến việc Hà Nội đang phụ thuộc quá nhiều vào bãi rác Nam Sơn, nơi thu nhận gần 70% lượng rác thải sinh hoạt của cả thành phố, dẫn tới hệ lụy hễ dân chặn xe, rác nội đô sẽ ùn ứ. Do vậy, làm thế nào để hóa giải, tháo gỡ nút thắt về chỗ xử lý rác đang là vấn đề đặt ra với Hà Nội hiện nay.

Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các bãi rác cũng như chống quá tải cho các ô chôn lấp, thời gian qua, Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp, từng bước giảm áp lực cho đầu ra của rác thải, hướng tới môi trường Thủ đô xanh, sạch, đẹp. Cụ thể, Sở Xây dựng rà soát, điều chỉnh cục bộ Quy hoạch xử lý chất thải rắn; xây dựng các giải pháp về quản lý, vận hành các khu xử lý tập trung... Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, triển khai kế hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn; rà soát, xây dựng quy định quản lý chất thải rắn, quy trình thu gom, phân loại rác tại nguồn, vận chuyển, xử lý chất thải rắn; thúc đẩy tái chế. UBND các quận, huyện, thị xã có các giải pháp tối ưu hóa quá trình thu gom, vận chuyển, xây dựng các trạm trung chuyển, điểm tập kết, thực hiện giảm đến mức thấp nhất lượng rác thải và thực hiện phân loại rác tại nguồn...

Tuy nhiên, nhìn nhận từ thực tế, để khắc phục tình trạng ùn ứ rác thải trong nội đô, theo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, chúng ta cần có giải pháp căn cơ về trước mắt và lâu dài. Theo đó, cần phân loại tại nguồn theo hướng chia địa bàn Hà Nội thành các vùng khác nhau để áp dụng các phương thức phân loại, thu gom cho phù hợp với công nghệ xử lý; Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân sống gần khu xử lý chất thải để khuyến khích người dân ủng hộ việc xây dựng nhà máy xử lý chất thải và đồng thuận giao đất; Nâng cao nhận thức của cộng đồng và có các quy định để dần thay đổi thói quen sử dụng túi ni-lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần, khó phân hủy bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường; Ban hành Đề án giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải tại Hà Nội, qua đó đề xuất lộ trình tính giá dịch vụ phù hợp khả năng chi trả của người dân, góp phần nâng cao nguồn thu để bảo đảm dần cân đối công tác duy trì vệ sinh môi trường, giảm gánh nặng ngân sách nhà nước.

Về lâu dài, cần thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về chất thải trên địa bàn Hà Nội. Đồng thời, các cấp chính quyền thành phố cần quyết liệt hơn nữa với các dự án xử lý rác chậm tiến độ. Kiên quyết thay thế những đơn vị không bảo đảm năng lực, để những dự án xử lý rác thải hiện đại sớm đi vào hoạt động, không còn tình trạng ùn ứ, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân Thủ đô.

QUANG ANH

Video liên quan

Chủ Đề