Bài học rút ra từ câu chuyện quả táo

Mỗi người có một cuộc đời khác nhau, đừng tùy tiện đánh giá khi chưa tường tận, bạn nhé!

Có một câu chuyện đáng để chúng ta suy ngẫm như thế này:

Một cô bé đang cầm trên tay hai quả táo chín, đỏ mọng và thơm phức.

Mẹ của bé bước vào, mỉm cười và nhẹ nhàng nói với con: "Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo của con được không?".

Cô bé nhìn mẹ vài giây, rồi bất ngờ đưa quả táo bên trái lên miệng cắn một miếng; xong tới quả táo bên phải.

Người mẹ "đứng hình" khi chứng kiến hành động của con. Nụ cười trên khuôn mặt cô dường như "đóng băng". Dù vậy, cô vẫn cố gắng để không thể hiện sự thất vọng của mình ra bên ngoài. Nhưng...

Bé gái liền đưa quả táo vừa cắn về phía mẹ và nói: "Đây là của mẹ. Quả táo này ngọt hơn"...

Câu chuyện trên đây muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng, đừng bao giờ đánh giá một ai đó quá vội vàng hki chưa tường tận về họ. Người xưa có câu: “Biết người, biết mặt, không biết lòng”. Ngay cả khi ở cạnh và tiếp xúc với một người nào đó trong một thời gian dài, chúng ta còn có thể bị bất ngờ bởi tính khí và cách hành xử của họ, thì huống chi, với những người ta chỉ mới gặp đôi ba lần.

Hãy cùng điểm qua 7 quan niệm sai lầm chúng ta hay mắc phải khi đánh giá về người khác dướ đây bạn nhé!

Đừng trông mặt mà bắt hình dong

Ông bà ta có câu: "Chiếc váo không làm nên thầy tu". Vẻ bề ngoài chỉ có thể gây ấn tượng nhất thời, nó không thể thể hiện đúng bản chất con người của một ai đó. Một gương mặt xinh đẹp không có nghĩa là tâm hồn họ đẹp, và những người có vẻ ngoài xù xì gai góc, xỏ khuyên hay xăm trổ đầy mình chưa chắc là những hạng người “lưu manh”. Nếu như bản chất con người được thể hiện qua vẻ bề ngoài một cách rõ ràng thì chắc thế giới này sẽ bớt hỗn loạn đi rất nhiều.

Đừng dựa vào quá khứ

Tuy rằng bản tính của con người là thứ rất khó thay đổi, nhưng khó không có nghĩa là không thể. Thế nên đừng bao giờ đánh giá con người hiện tại bằng cách đối chiếu với những hành động của họ trong quá khứ, vì tất cả mọi thứ đều có thể thay đổi theo chiều hướng tốt hơn hoặc xấu đi, và hiện tại mới là điều bạn cần xem xét.

Đừng nghe theo tin đồn 

Trong cuộc sống, không phải chỉ có những người nổi tiếng mới có scandal, hầu như tất cả chúng ta đều ít nhất một lần trong đời bị thêu dệt nên những chuyện không có thật. Hãy là một người thông minh trong việc chọn lọc nguồn tin để tiếp nạp, đừng vì những “tin lá cải” chưa được xác minh mà đưa ra những nhận xét vội vàng về một người mà bạn chưa hiểu rõ về họ nhé.

Đừng đưa ra ý kiến chủ quan

Có những trường hợp mà chỉ khi là người trong cuộc hoặc ít nhất đã từng trải qua cảm giác tương tự, bạn mới có thể hiểu được phần nào lý do cho những hành động hoặc những sự việc đã xảy ra. Thế nên bạn cần đặt mình vào hoàn cảnh của đối phương và tự hỏi bạn sẽ làm gì, trước khi đánh giá và lên án hành động của người khác. 

Đừng suy luận “xớn xác”

Quả thật chúng ta không thể kết luận “cô gái ấy quan hệ rồi…” khi vô tình nhìn thấy vỉ thuốc ngừa thai trong giỏ xách cô bạn, càng không thể gắn cho ai đó cái mác “chảnh” chỉ vì người đó “đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi”. Mọi sự suy luận mang tính “lý sự cùn” như thế này thường không được đánh giá cao, mà khả năng “gậy ông đập lưng ông” khi mọi người bắt đầu tẩy chay một người tọc mạch và nhiều chuyện như bạn là rất lớn.

Đừng suy bụng ta ra bụng người

Mỗi người đều có những lối ứng xử riêng cho từng trường hợp tùy vào hoàn cảnh và tính cách. Đừng cố vẽ ra viễn cảnh ai đó sẽ a, b, c… khi gặp chuyện y, y, z… nào đó, để rồi tự tạo cho mình một tâm lý sai lệch về người khác mặc dù đó chỉ là suy đoán của cá nhân mình.

Đừng "ghét ai ghét cả đường đi lối về"

Dù ai đó có vô tình hay cố tình có những tính cách làm bạn không ưa, thì cũng nên “công bằng” và “khách quan” khi đánh giá họ. Đừng vì “mối thâm thù” có sẵn mà gạt hết đi những ưu điểm đáng được công nhận của người khác. Đánh giá đúng khả năng của người khác là một trong những bước đầu tiên để cạnh tranh một cách “fair play”.

Những bài học "xương máu" cần khắc cốt ghi tâm để nhẹ lòng với cuộc sống hơn

Bạn cần nhớ rằng, hết thảy những kết quả trong cuộc đời này đều không phải vô duyên vô cớ mà được sinh ra. Bất luận ai làm việc gì, đều có nguyên nhân và lý do của họ. Bất luận trong cuộc đời của một ai đều có những “hỉ, nộ, ái, ố” mà không muốn người khác biết. Thế nên trước khi chỉ trích, đánh giá người khác, nhất định phải lý giải toàn diện được tình huống. Nếu như không phân biệt tốt xấu mà nóng lòng đi chỉ trích và phê bình người khác thì sẽ rất dễ dàng gây tổn thương cho họ. Cho nên bạn cần phải thay đổi thói quen tùy tiện phán đoán đúng sai trong cuộc đời của người khác nhé!

Thường xuyên truy cập Bestie để bổ sung nhiều thông tin hữu ích giúp tinh thần luôn vui khỏe mỗi ngày!

Ảnh minh họa: Pinterest

Bạn có một đĩa táo, sau một thời gian có một quả táo hỏng nhẹ. Bạn cố gắng giữ lại quả táo bằng cách gọt bỏ phần hỏng đi. Bạn nghĩ vậy là ổn nhưng không lâu sau, quả táo đó lại tiếp tục hỏng. Bạn lại gọt bỏ phần hỏng lần nữa. Nhưng sau vài lần như vậy bạn mất cả quả táo hỏng lẫn những quả táo còn lại.

Một người khác cũng có một đĩa táo và trong đó cũng có một quả táo bắt đầu hỏng. Người đó cũng gọt bỏ phần hỏng đi như bạn, nhưng đến lần thứ hai quả táo tiếp tục hỏng thì họ đã vứt hẳn quả táo đó đi. Vậy là họ giữ được số táo còn lại không bị hỏng theo.

Bài học rút ra được là gì? Nếu bạn đã cố gắng cứu vãn nhưng không thể cải thiện thì phải biết từ bỏ một điều gì đó vì những điều còn lại như cách người thứ hai đã vứt quả táo hỏng đi để giữ cho những quả táo khác không bị nhiễm bệnh và hư theo. Bạn càng tiếc nuối, bạn mất càng nhiều.

Những điều ở trên được gọi là “Nguyên tắc quả táo hỏng”, đây là một nguyên tắc bạn luôn phải nắm vững nếu muốn có thể xây dựng đội ngũ thành công. Mặc dù việc gắn kết tập thể rất quan trọng nhưng bạn cũng phải nhận biết được rằng việc đào thải những thành phần không phù hợp, gây hại cũng mang tầm quan trọng không kém.

Chắc hẳn bạn sẽ không muốn để một thành phần tiêu cực phá nát những gì bạn đã khổ công gầy dựng đúng không? Vậy thì hãy lưu ý hai điều sau đây:

Việc bạn cố gắng giữ lại những thành phần tiêu cực rất có hại đối với đội nhóm nói riêng và tổ chức nói chung. Những người này thường chỉ biết đến lợi ích cá nhân, luôn cho bản thân là quan trọng nhất, không nghĩ đến người khác cũng như tổ chức, không có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp khác, thiếu tôn trọng cấp trên.

Đó được nhìn nhận là những người chỉ biết đòi hỏi lợi ích cá nhân, không hề có sự hợp tác với người khác, luôn tự cho rằng bản thân rất quan trọng, thiếu tôn trọng với ban giám đốc, thiếu sự quan tâm với đồng đội, và nguy hiểm nhất là họ đang trở thành những người đầu têu kéo nhiều người thành những người giống họ.

Lý giải cho chính sách nhân sự sai lầm của công ty nọ như sau: đối thủ tích cực hút người mà mình không có phương án thay thế nên vẫn cố gắng níu giữ những nhân viên đó mà không dám mạnh tay sa thải. Tuy nhiên vì chưa biết đến nguyên tắc quả táo nên họ đang gieo mầm họa cho doanh nghiệp của mình mà không hề biết.

Hãy thử nghĩ xem những người như vậy có thể làm được gì cho tổ chức của bạn ngoài việc chia rẽ nội bộ, gây bất đồng và lôi kéo bè phái? Vậy nên đừng mềm lòng khi sa thải họ vì một người ra đi thay vì cả tổ chức ra đi.

Thái độ tồi phải được chỉ điểm vì nó luôn gây ra những mối bất đồng, sự oán giận trong tổ chức. Vì vậy, người quản lý cần phát hiện và loại bỏ những người có thái độ tồi ra khỏi tổ chức trước khi người đó phá hủy toàn bộ cố gắng của tổ chức. Bên cạnh việc họ là người tiêu cực thì họ cũng sẽ không ngừng gieo rắc sự tiêu cực đó lên những người khác. Dần dần sẽ có càng nhiều hơn thành phần tiêu cực trong tổ chức. Điều này có thể sẽ khiến công sức của bạn đổ sông đổ biển nếu bạn không dừng nó lại kịp thời.

Những người không phù hợp sẽ bị loại khỏi tập thể dù vị trí có cao đến đâu, năng lực tốt đến thế nào nếu không phù hợp. Khi lệnh sa thải được đưa ra, máy tính của người này sẽ bị vô hiệu hóa ngay lập tức, họ không còn được phép truy cập được vào mạng lưới dữ liệu chung nữa.

Và khi đó cho dù tiêu cực đến mức nào cũng không có cơ hội đánh cắp hay phá hoại dữ liệu. Vì mọi thứ được quản lý bằng hệ thống nên việc bàn giao công việc cực kỳ nhanh để mọi thứ được giải quyết nhanh gọn. Thực tế, hầu hết các ứng viên để trở thành nhân viên đều phải có thái độ tốt với công ty nhưng đó là chỉ bước khởi đầu.

Nhưng nếu một công ty mà có bất cứ nhân viên nào đều bị chuyển từ người có thái độ tốt thành thái độ tồi thì chính đội ngũ quản lý nhân sự, ban lãnh đạo công ty cần phải xem xét lại môi trường làm việc, giá trị cốt lõi, văn hóa doanh nghiệp mình. Vậy nên trước khi nói đến câu chuyện lọc người, hãy tạo ra môi trường phần lớn mọi người muốn ở lại và cống hiến đã.

Trên thực tế thì WISE BUSINESS cũng nhiều lần trải qua tình huống này, điều đó khiến anh Hiển càng dứt khoát hơn trong việc đào thải nhân sự không phù hợp với WISE. Hãy cân nhắc xem tại doanh nghiệp, đội nhóm của bạn có tồn tại những thành phần tiêu cực không, nếu có thì đừng do dự khi đưa ra quyết định. Và đừng quên LIKE và FOLLOW FANPAGE để cập nhật những bài viết hay nhé !

Video liên quan

Chủ Đề