Bài học rút ra từ câu chuyện Tích Chu

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  • Tất cả
  • Câu hỏi hay
  • Chưa trả lời
  • Câu hỏi vip

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Home » Hỏi Đáp » Ý nghĩa truyện cậu bé tích chu là gì?Bài học rút ra từ câu chuyện

Bài viết Ý nghĩa truyện cậu bé tích chu là gì?Bài học rút ra từ câu chuyện thuộc chủ đề về Giải Đáp Thắc Mắt thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không nào !! Hôm nay, Hãy cùng Khoa Lịch Sử tìm hiểu Ý nghĩa truyện cậu bé tích chu là gì?Bài học rút ra từ câu chuyện trong bài viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem nội dung về : “Ý nghĩa truyện cậu bé tích chu là gì?Bài học rút ra từ câu chuyệnXem thêm:Xem nhanh Truyện kể về cậu bé Tích Chu, cha mẹ mất sớm, phải sống cùng bà. Cuộc sống hai bà cháu vô cùng vất vả, ấy thế mà cậu bé lại mải chơi không chịu phụ giúp bà. Liệu cậu bé có tỉnh ngộ hay không, cùng đọc và tìm hiểu ý nghĩa của truyện cổ tích cậu bé Tích Chu nhé!

Mọi Người Xem :   Từ vựng tiếng Anh về đồ văn phòng phẩm – DELI VIỆT NAM

Ngày xưa, có một cậu bé tên là Tích Chu, bố mẹ mất sớm nên cậu bé sống với bà từ nhỏ. Bà Tích Chu phải làm việc vất vả để kiếm tiền nuôi cậu, có món gì ngon bà cũng để dành cho Tích Chu. Ngay cả khi Tích Chu ngủ, bà cũng phải thức để quạt cho cậu. Mọi người thấy bà thương Tích Chu nên mới bảo:– Bà thương Tích Chu nhiều như vậy. Chắc chắn sau này Tích Chu lớn, cậu bé sẽ không bao giờ quên ơn bà
Cậu bé Tích Chu mải chơiThế nhưng lớn lên, Tích Chu vẫn mải rong chơi với bạn bè mà chẳng quan tâm, phụ giúp bà. Bà làm việc vất vả, ăn uống thiếu thốn nên bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng Tích Chu không ở nhà trông nom bà, suốt ngày cậu chỉ mải miết chơi đùa cùng bạn bè. Một buổi trưa nóng nực, trong cơn sốt cao, bà khát nước quá bèn gọi Tích Chu:– Tích Chu ơi, lấy cho bà ngụm nước nào. Bà khát khô cả cổ rồi!Xem thêm: Bà gọi đến khô cả cổ nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Khi Tích Chu về nhà thì không thấy bà nữa, vì bà đã hóa thành con chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên:– Bà ơi, bà đi đâu vậy? Bà ở lại với cháu đi. Cháu sẽ mang nước về cho bà. Bà ơi!– Cúc… cu… cu! Cúc… cu…cu! Không kịp nữa rồi cháu à. Bà khát quá, không thể chịu nổi nữa nên phải hóa thành chim để bay đi kiếm nước. Bà phải đi đây! Bà sẽ không trở về với cháu nữa đâu!Nói dứt lời, bà liền bỏ đi. Tích Chu vội chạy theo bà. Cuối cùng Tích Chu cũng đuổi kịp và thấy chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu cất tiếng gọi:– Bà ơi! Bà về với cháu đi. Cháu sẽ lấy nước cho bà. Cháu sẽ phụ giúp bà. Cháu sẽ không làm cho bà buồn nữa!– Cúc… cu… cu, muộn quá rồi cháu ạ! Bà không thể trở lại được nữa!
Bà Tích Chu hóa thành chim và bay điNghe bà nói vậy, Tích Chu òa lên khóc. Tích Chu đã rất hối hận và cũng vô cùng thương bà. Giữa lúc đó, một bà Tiên xuất hiện và bảo Tích Chu:– Tích Chu này! Nếu cháu muốn bà trở lại thành người và quay lại với cháu, cháu phải lấy nước suối Tiên cho bà uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?Cậu bé Tích Chu gật đầu mừng rỡ, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi lập tức lên đường ngay. Tích Chu đi mãi, vượt qua bao nhiêu khó khăn, hiểm trở, cuối cùng Tích Chu cũng đến được suối Tiên. Cậu vội vàng lấy nước bỏ vào bình và mang về cho bà. Về đến nhà Tích Chu liền gọi to:– Bà ơi! Cháu mang nước ở suối Tiên về cho bà rồi đây. Bà mau uống đi.

Mọi Người Xem :   Biểu tượng của phần mềm trình chiếu là gì

Vừa được uống nước suối Tiên, bà Tích Chu liền trở lại thành người. Tích Chu ôm chầm lấy bà, vừa khóc vừa nói:– Bà ơi! Cháu biết lỗi rồi, từ nay về sau cháu sẽ chăm sóc và phụ giúp bà.Kể từ đấy, cậu bé Tích Chu luôn ở bên bà, hết lòng yêu thương và chăm sóc bà. Hai bà cháu chung sống hạnh phúc bên nhau.
Bà Tiên hiện raXem thêm:

Đây là ý nghĩa quan trọng và nổi bật nhất của câu chuyện, mở đầu bằng mô típ quen thuộc, Tích Chu là cậu bé ham chơi, không bao giờ quan tâm đến người khác, luôn chỉ nghĩ cho bản thân mình nên cũng không biết yêu thương. Người bà là gia đình, nhưng cậu bé không đủ nhận thức điều đó quan trọng thế nào, nên mới bỏ bê phá phách, làm buồn lòng bà. Câu chuyện đã xây dựng tình huống đặc sắc, khi để người bà hóa thành chim để cậu bé buộc phải đối diện và nhận ra sai lầm của mình lớn đến thế nào, để cậu buộc phải hành động và thay đổi. Tác phẩm phê phán những đứa trẻ ham chơi, không biết hiếu kính với ông bà, không biết quan tâm và chăm sóc họ khi họ đã già hiếu. Đồng thời là bài học răn đe những đứa cháu phải biết yêu thương ông bà ngay từ khi còn nhỏ, đó là đạo đức làm người, cội nguồn của tâm hồn.

Ông cha ta có câu:

Uống nước nhớ nguồn.

Đối với những người ta mang ơn ta luôn phải ghi nhớ, huống gì ông bà là những người yêu thương chúng ta vô bờ bến, không màng quyền lợi, lại càng phải yêu thương quan tâm, để đền đáp công ơn to lớn đó.

Trẻ em như tờ giấy trắng, những người lớn là những người sẽ viết lên nó đầu tiên, trắng hay đen tùy thuộc vào cách định hướng, Tích Chu trở nên ham chơi, vô tâm một phần cũng do cách dạy sai của bà, quá nuông chiều cháu dẫn đến việc cậu bé ỷ lại vào tình yêu thương, cũng như không được xây dựng phẩm chất từ nhỏ, nên không có những nhận thức đúng đắn. Vì vậy, cần phải nghiêm khắc, phải dạy dỗ những đứa con của mình một cách cứng rắn, phải mạnh mẽ ngay từ lúc còn thơ, không nên mềm lòng mà làm hỏng cả một đời người sau này. Cách giáo dục vô cùng quan trọng, nếu dạy sai, chỉ vì cách yêu thương không đúng thì chỉ có hại chứ không có lợi.

Những bậc cha mẹ, ông bà có sự ảnh hưởng lớn đến nhân cách của con trẻ, vì vậy người lớn phải làm gương trước cho trẻ con, sau đó là nghiêm khắc với những lỗi lầm, câu nói “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” là vì vậy.

Tích Chu không dễ dàng để kiếm được nước cho bà, cũng không dễ dàng giúp bà trở thành người. Trong cuộc sống cũng vậy, ai cũng mắc những lỗi lầm, nhưng không dễ dàng để sửa chữa được nó, cần phải cố gắng nỗ lực không ngừng để sửa chữa. Bởi cuộc sống thì không hoàn hảo, lỗi lầm thì luôn luôn có, hoặc chúng ta cần phải hạn chế hết sức có thể, hoặc chúng ta phải dùng mọi cách để bù đắp lại những lỗi lầm đó, nhất là những lỗi lầm với người thân của mình. Truyện cổ tích Cậu bé Tích Chu nhắc nhở chúng ta phải biết quan tâm, yêu thương mọi người nhất là những người trong gia đình của mình, biết vâng lời người lớn, không ham chơi. Đồng thời các em cũng thấy được sức mạnh của tình cảm gia đình, giống như cậu bé Tích Chu vượt qua rất nhiều khó khăn tìm đến con suối lấy nước cho bà với mong ước bà của mình trở lại thành người.

Tích Chu là câu chuyện quen thuộc, hãy yêu thương những người thân của mình, hãy yêu thương bằng tất cả trái tim của mình, bởi không có gì quý giá hơn tình cảm gia đình.

Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê ý nghĩa truyện cậu bé tích chu hãy cho chúng mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải thiện hơn trong các bài sau nhé

Chủ Đề