Bản kẽm CTP là gì

conmeolanglo

Newbie

Số bài viết: 3
Đăng ký ngày: 28.09.05

Bà con cô bác có ai có tài liệu về máy CTP chỉ cho mình với . Mình mới vào nghành in được 1 tháng từ dân công nghệ thông tin . Mong bà con cô bác chỉ bảo . Thanks mọi người rất nhiều ....

Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!

cucarot

Admin

Số bài viết: 396
Đăng ký ngày: 28.12.04

Please nói chi tiết là bạn cần gì về CTP: kỹ thuật, thị trường, giá cả, nhà cung cấp? vì CTP rất rộng không thể nói hết bằng 1-2 bài post được
khoalt

Super Admin

Số bài viết: 1739
Đăng ký ngày: 23.12.04

Về mục đích sử dụng:- CTP cho in offset
- CTP cho in ống đồng, flexo và in lưới

Về công nghệ:- CTP nhiệt
- CTP Blue-Violet
- CTcP [CTP UV]

Về cấu tạo máy ghi - nguyên lý ghi:
- Máy ghi dạng trống nội
- Máy ghi dạng trống ngoại
- Máy ghi dạng phẳng

Các hãng cung cấp:
- Heidelberg
- KodakPolychrome
- Screen
- BasysPrint
- Fujifilm
....

không biết bạn conmeolanglo muốn tìm hiểu về lĩnh vực nào?

[Giới thiệu luôn: ở đây có Mr khanhkti chuyên mua bán & sửa chữa các hệ thống CTP, nt và nguyenphucuong suốt ngày ôm mấy cái máy CTP]

Chỉnh sửa bởi cucarot vào lúc 29-09-2005 15:37
khoalt

Super Admin

Số bài viết: 1739
Đăng ký ngày: 23.12.04

Nói chút xíu về các công nghệ CTP cho in offset nha

CTP cho in offset hiện nay có 3 công nghệ:

- CTP nhiệt [Thermal CTP]:
Đặc điểm của công nghệ này là sử dụng bản kẽm nhạy với nhiệt [Thermal Plate], máy ghi thiết kế theo dạng trống ngoại sử dụng tia ghi là laser hồng ngoại. Ưu điểm của công nghệ này là độ bền bản cao [có thể lên đến 1triệu lượt in nếu có nướng bản]. Tuy nhiên, giá thành kẽm và máy ghi cao, quá trình vận hành và canh chỉnh thiết bị khá phức tạp.

- CTP Blue-Violet:
Sử dung nguồn sáng laser có bước sóng 380-400nm để ghi bản, máy ghi thiết kế theo dạng trống nội. Loại bản sử dụng cũng là một loại bản đặc biệt, đắt tiền, độ bền bản không cao và trên thế giới chỉ có 2 nhà sản xuất.

- CTcP [Computer to Conventional Plate]:
Sử dụng loại bản PS thông thường [loại vẫn dùng cho phơi bản truyền thống]. Máy ghi thiết kế theo dạng phẳng, sử dụng nguồn sáng UV và một thiết bị đặc biệt có tên DMD [Digital Micro Device] của hãng Texas Instruments.

[tham khảo thêm Nội san KTI số 10 - có rất nhiều bài viết về CTP]

cucarot

Admin

Số bài viết: 396
Đăng ký ngày: 28.12.04

Công nghệ CTP Violet không phải chỉ có 2 nhà sản xuẩt đâu Khoa ơi, theo mình biết thì hiện tại có những hãng sau đây đã sản xuất CTP Violet:
- Fujifilm với dòng Luxel, loại máy: CTP V-9600, CTP V-6000, CTP V-6
- ECRM: với dòng Mako
- Agfa với các dòng Advantage, Galileo, Palladio, Polaris X
- Esko GraphicChỉnh sửa bởi cucarot vào lúc 02-10-2005 17:45
conmeolanglo

Newbie

Số bài viết: 3
Đăng ký ngày: 28.09.05

Thanks mọi người rất nhiều . Thật sự thì hiện nay Xí nghiệp mình đang dùng máy CTF gì đó . [ nói chung là mình không rành lắm vì mới vào nghề thôi ] . Sắp tới khoảng cuối năm Xí nghiệp mình sẽ đưa về máy CTP. Nên mình muốn tìm hiểu trước . Nhưng thấy mọi người nói nhiều về mấy CTP có nhiều loại quá mình cũng ko biết là loại nào . Theo mình đoán thì nó sẽ là máy ghi dạng phẳng vì xí nghiệp mình chỉ in báo thôi . Chỉ thỉnh thoảng mới in những thứ khác thôi.

Mình mới vào nghề in nên nhiều thứ đều rất mới mẻ . Từ viêc tìm tài liệu về tram màu hay về máy xuất phim ...v.v. nói chung là về in mình gặp rất nhiều khó khăn . Hôm rồi được một đồng nghiệp làm cùng phòng giới thiệu về website nay nên mình ghé qua xem thử như thế nào . Cảm ơn mọi người rất nhiều .Hy vọng có dịp mình sẽ hậu tạ mọi người nhé . Cũng mong nhận được nhiều sự giúp đỡ của mọi người hơn nữa .

Hẹn ngày tái ngộ . [ Thêm một người bạn là bớt đi một kẻ thù ]

Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!

khoalt

Super Admin

Số bài viết: 1739
Đăng ký ngày: 23.12.04

To khanhkti: hiểu nhầm ý tớ rồi, không phải CTP Violet chỉ có 2 nhà sản xuất mà là chỉ có 2 nhà sản xuất bản kẽm [theo NS KTI số 10 - Nguyễn Mạnh Huy]

To conmeolanglo: CTP dạng phẳng là loại CTP UV [CTcP], hiện nay nhà in Lê Quang Lộc đang sử dụng 1 hệ thống này. CTP cho in báo đòi hỏi một số yêu cầu như: tốc độ, độ bền bản, khả năng tương thích với hệ thống chế bản và máy in sẵn có...
một vài ý kiến

conmeolanglo

Newbie

Số bài viết: 3
Đăng ký ngày: 28.09.05

To khanhkti : nếu bạn có tài liệu về CTP này thì gửi cho mình nhé . Mình tham khảo trước về CTP đó mà . Tại vì xí nghiệp mình đầu năm tới sẽ về máy CTP. Nếu bạn không có tài liệu thì có thể cho mình một vài địa chỉ mail của những người đang sử dụng máy CTP này để mình liên hệ tìm hiểu .

Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!

VTV-ThanhNien

Junior Member

Số bài viết: 16
Đăng ký ngày: 27.10.05

To Khanhkti : Ông Khánh quảng cáo về loại CTP nào thích hợp nhất cho in báo đi [cụ thể nhé] ! bên này có nhu cầu đó.

Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!

cucarot

Admin

Số bài viết: 396
Đăng ký ngày: 28.12.04

Ô la la ... khanhkti tui đây! Định trốn rồi mà bà con réo dữ quá ...

Nào nào ... từ từ nhé ... CTP phải hong? Như mấy bài đã post phía trên, công nghệ CTP cho đến bây giờ thì có 2 cái: Nhiệt và Tím. Khách quan mà nói thì công nghệ nào cũng tốt và cho chất lượng cao so với phơi bản từ phim truyền thống. Còn CTP cho in báo hả? cái này phải xét đến đặc thù của công việc in báo rùi mới cho lựa.

In báo: cần phải nhanh, đúng rồi, vì là báo mà, nếu không nhanh thì còn gì báo nữa. In phải nhanh -> chế bản cũng phải nhanh, CTP là đúng luôn, sẽ tiết kiệm hơn rất nhìu so với dùng phim và cũng nhanh hơn rất nhiều. Thứ 2 công việc in báo đòi hỏi số lượt bản in phải cao, nghĩa là độ bền bản càng cao càng tốt, vì sẽ giảm thiểu thời gian việc thay bản và cân chỉnh chồng sau mỗi lượt thay. Chất lượng, không quan tâm nhìu lắm vì là in báo mà. OK, dựa vào hai đặc thù trên mà chúng ta xét tới việc chọn công nghệ CTP nào?

CN Nhiệt [Thermal Technology]
Như tên gọi, cn CTP này sử dụng năng lượng ghi là năng lượng nhiệt, dưới tác dụng của nhiệt năng sẽ làm thay đổi tính chất lớp thuốc trên bản và sẽ tạo ra hình ảnh trên khuôn in. Thường thì công nghệ này ghi bản theo kiểu dương bản [positive], laser sẽ bắn lên phần tử không in -> thời gian bắn của laser lâu hơn vì tỉ lệ vùng không in thường nhiều hơn vùng in [1]. Mặt khác, thường CN CTP đòi hỏi nguồn năng lượng rất cao để làm "chết" một điểm ghi, khoảng 700 - 800 mW, cho nên Thermal sử dụng kiểu ghi trống ngoại, vì đầu ghi tiếp xúc gần với vật liệu hơn, đường đi của laser là ngắn nhất, và vì trống ngoại nên tốc độ của trống sẽ không được cao -> công suất ra bản cũng không cao [2].
Từ [1] và [2] suy ra: công nghệ Thermal sẽ cho năng suất sản xuất không cao lắm. Nhưng ngược lại vì dùng nhiệt cho nên độ bền bản của công nghệ này cao hơn rất nhìu thường thì khoảng 200k lượt và rất cao nếu có "nướng" bản [oven baking]: gần 1000k lượt.

CN Violet [Violet Technology]
Đây là công nghệ ra đời sau so với Thermal, vì thế nó thừa hưởng được nhìu ưu điểm và cũng giảm thiểu nhiều khuyết điểm mà "thằng anh" nó là thermal mắc phải. CN Violet sử dụng năng lượng ghi là quang năng trong vùng khả kiến mà cụ thể là ánh sáng Tím giống như năng lượng trong đầu đọc DVD của các bạn. CN này ghi bản theo kiểu âm bản [negative], laser sẽ bắn lên những phần tử cần in -> tốc độ ghi một bản sẽ nhanh hơn Thermal [3]. Mặc khác, Violet không cần đòi hỏi một mức năng lượng cao để làm chết điểm ghi, khoảng 30 - 40 microW, khoảng cách từ đâu ghi đến vật liệu không cần phải rất gần như Thermal -> sử dụng công nghệ ghi là trống nội, hoặc ghi phẳng cho nên tốt độ ghi và năng suất ghi rất cao, vì bản kẽm đứng yên, nguồn phát laser đứng yên, chỉ có spinner là quay và di chuyển để phản xạ laser đến vật liệu -> rất nhanh [4].
Từ [3] và [4] suy ra, Violet cho thời gian hoàn tất một bản kẽm nhanh hơn rất nhiều so với Thermal, nhưng ngược lại số lượt in của Violet lại không cao như Thermal vì tính chất của nó, khoảng gần 180k lượt không nướng và hơn 500k nếu có nướng.

phuuuùu ... đó là so sánh 2 công nghệ CTP với tiêu chí là in báo, từ đây chúng ta có thể kết luận: nếu như bạn in báo và đòi hỏi một năng suất ra bản kẽm cao, sản lượng báo của bạn không quá cao vào khoảng 150k bản -> CN Violet, ngược lại, nếu như bạn không cần tốc độ ra bản quá cao, chỉ cần vừa đủ thôi [tất nhiên là nhanh hơn phơi bản PS rất nhiều] và cần một sản lượng in lớn -> CN Termal. Tới đây tớ nghĩ chắc cũng thỏa đáng phần nào thắc mắc của bà VTV và một số bạn quan tâm đến CTP rồi nhá. Thanks for reading this threat

Kì sau: Các hãng cung cấp thiết bị và vật tư CTP

Doremon

Admin

Số bài viết: 294
Đăng ký ngày: 14.02.05

Xét nhưng đặc tính kĩ thuật giữa 2 công nghệ mà đồng chí khanhkti thì riêng mình nhận thấy công nghệ Violet có lẻ là giải pháp tốt nhất vì những lí do sao:
1. Sử dụng nguồn năng lượng thấp 30 - 40 microW---> tốn ít điện năng
2. Do lazer bắn vào những phần tử ghi --> thời gian ghi bản giảm đáng kể
3. Khi hư lazer thì chỉ cần thay 1 đầu lazer trong khi đó đối với công nghệ Thermal phải thay toàn bộ để đảm bảo sự đồng bộ---> chi phí sửa chữathấp và dể dàng trong việc nâng cấp năng suất lazer
4. Hiện tại giá cả kẽm nhiệt > Thermal và trong điều kiện hiện tại Việt Nam công nghệ không đồng bộ, hóa chất hiện ko đạt đúng chuẩn [ do ko dùng máy đo Ph chủ yếu dựa vào chất lượng kẽm khi hiện] ---> sản lượng Thermal cũng không đạt như trên lí thuyết được.
Vì vậy mình nghiên về Thermal hơn còn các bạn thấy thế nào

Dentsu Alpha LTD 65 Le Loi 13 FLR Sai Gon Center

tuan99kti

Super Admin

Số bài viết: 289
Đăng ký ngày: 15.01.05

OK luôn, nhưng hiện giờ đã có nhà In nào dùng chưa nhỉ?Chỉnh sửa bởi tuan99kti vào lúc 21-11-2005 19:48

-------------------------------------------------------------
| Ngày hôm nay là của những ngày hôm qua |
-------------------------------------------------------------

Doremon

Admin

Số bài viết: 294
Đăng ký ngày: 14.02.05

Hiện tại thì đã có 1 số nhà in đã sử dụng Lê Quang Lộc [CTcP], Trần Phú, Nhân Dân [Thermal] ... năm tới có thể Nguyễn Minh Hoàng sẽ tham gia vào danh sách này

Dentsu Alpha LTD 65 Le Loi 13 FLR Sai Gon Center

nguyenbinhbac00

Senior Member

Số bài viết: 244
Đăng ký ngày: 20.04.05

Ông có tài liệu về nguyên lý ghi laser lên bề mặt bản và sự thay đổi cấu trúc của bản in khi bị tia laser chiếu lên không? [Thermol, Violet..]. Nếu có tài liệu thì post ngay cho mọi người cùng tham khảo. [ông hỏi giúp ông KHánh giùm luôn, chắc ông rành về phi vụ này].

Thank Doremon và không quên chúc diễn đàn thành công

Note: Khà khà....very polite...

TRANPHU PRINTING COMPANY - VIETNAM

tanxsktdn

Junior Member

Số bài viết: 22
Đăng ký ngày: 16.12.05

Cho mình hỏi them về vấn đề này : trong công nghệ ghi kẽm, ghi phẳng và ghi trống loại nào ưu điểm hơn?
nonameltd

Junior Member

Số bài viết: 39
Đăng ký ngày: 18.08.05

Một vài nhận xét về tình hình ứng dụng CtP tại Việt nam

Trong một vài năm gần đây , tại các trung tâm in ấn lớn của Việt nam như Tp. Hồ Chí Minh , Hà nội đã đưa vào ứng dụng công nghệ ghi bản trực tiếp từ máy tính [ CtP ] vào sản xuất. Xu hướng này là không thể đảo ngược và câu hỏi hiện nay không phải Có đầu tư CtP hay không ? đã chuyển thành Khi nào thì đầu tư CtP . Với việc ứng dụng CtP vào sản xuất nhiều vấn đề mới được đặt ra , nhiều khó khăn phải giải quyết. Trong phạm vi bài viết nhỏ này chúng tôi muốn chia xẻ những nhận xét về việc ứng dụng CtP từ những ngày đầu tiên, những khó khăn gặp phải và những thông tin về CtP trên thế giới.

Tình hình ứng dụng CtP trên thế giới
Để có cái nhìn toàn cảnh rõ ràng nhất về ứng dụng CtP trên thế giới và các xu hướng tiếp theo của công nghệ thì nguồn đáng tin cậy nhất trong lĩnh vực này là Vantage Strategic Marketing Report. Tài liệu này được xuất bản hàng năm và là một định hướng cho người dùng cuối cũng như các nhà sản xuất thiết bị.

Máy ghi film
· Tổng lượng máy ghi film được bán trong năm 03 trên toàn thế giới là 2,240 hệ thống và đã giảm khoảng -40% so với năm 2002 . Chỉ có khoảng 1000 máy ghi film được dự đoán cho năm 2008.
· Châu Á Thái Bình Dương có 5917 hệ thống đã được lắp đặt tới năm 00, 6183 là tổng lượng máy ghi tới thời điểm 04 và tổng số được chờ đợi tới năm 08 là 5408 hệ thống.

Các số liệu trên cho thấy một xu hướng thú vị . Trong khi số lượng máy ghi film trên toàn thế giới đang giảm dần thì vùng châu Á Thái Bình Dương vẫn tăng trong một thời gian ngắn . Lý do của sự bất thường này là các thiết bị ghi film được thay thế bởi CtP tại các thị trường phát triển như Châu Âu và Bắc Mỹ sẽ được bán với giá thấp sang các thị trường kém phát triển hơn . Mặc dù vậy xu hướng này không kéo dài và sẽ giảm từ năm 08

Công nghệ ghi bản nhiệt hay ghi bản với laser ánh sáng trong vùng khả kiến
· Tổng lượng máy ghi bản trên toàn thế giới năm 00 là 6638 hệ thống CtP trong đó ghi bản nhiệt chiếm 49% [3244]. Năm 04 số lượng tăng lên 23424 hệ thống , trong đó 56% [13181] là công nghệ ghi bản nhiệt . Năm 08 số lượng hệ thống CtP được chờ đợi đạt con số 38655 với 56% [21788] là ghi bản nhiệt.
· Châu Á Thái Bình Dương được dự đoán như sau : Năm 00 có 186 máy ghi bản được lắp đặt , Năm 04 có 1513 hệ thống. VSM dự đoán số lượng máy ghi bản đạt 4375 hệ thống cho vùng Châu Á Thái Bình Dương trong năm 08.

Lựa chọn công nghệ nào phù hợp với tình hình sản xuất tại Việt nam.
Tất cả các công nghệ ghi bản trực tiếp từ máy tính đều có ở Việt nam hiện nay. Đó là các máy ghi bản dùng các loại bản nhạy với nhiệt có bước sóng 830 nm , máy ghi bản dùng laser có bước sóng 405 nm [ Violet laser ] cho các loại bản có lớp phủ Photopolymer . Máy ghi bản nhiệt có dùng Fiber laser cho các loại bản Flexo. Thậm chí có cả các máy ghi dùng đèn UV ghi trên các loại bản PS thông thường. Bất cứ công nghệ nào cũng có mặt ưu và khuyết và công việc của chúng ta là nhận biết được một cách rõ ràng nhất các ưu khuyết này nhằm lựa chọn một công nghệ phù hợp với nhu cầu đặc thù của từng đơn vị.

Công nghệ ghi bản nhiệt.

Các đặc điểm:
Sử dụng laser nhiệt [ hồng ngoại ] có bước sóng 830 nm ; Ghi bản theo nguyên lý trống ngoại sử dụng nhiều tia laser [32-512 tia]; Tốc độ từ 8 bản /giờ tới 30 bản giờ - Các máy ghi nhiệt ở Việt nam hiện nay có tốc độ phổ biến là 13 và 20 bản /giờ ; Khổ ghi chủ yếu là 8 trang [ Khổ máy 102 ].

Loại bản kẽm:
Kẽm nhiệt nhạy với bước sóng 830 nm. Loại dương bản và sử dụng trong điều kiện ánh sáng ban ngày . Quá trình hiện tương tự hiện bản PS. Chất lượng đạt 1-99% với 200 Lpi / 2400dpi . Độ bền bản trung bình 100.000 lượt in

Các ưu điểm của công nghệ ghi bản nhiệt.
Ưu điểm chủ yếu của công nghệ ghi kẽm nhiệt chính là yếu tố chất lượng của bản thân các loại kẽm nhiệt. Do nguyên lý phản ứng chỉ xảy ra khi mức năng lượng nhiệt vượt qua một ngưỡng nào đó và không tăng thêm cho dù nhiệt có tăng lên nữa cho nên chất lượng của các bản ghi kẽm nhiệt luôn luôn ổn định và tuyến tính . Thậm chí không cần phải calibrate [ cân chỉnh laser máy ghi ]. Luôn luôn chúng ta có thể đảm bảo 50% trên file là 50% trên bản kẽm .
Độ phân giải của bản kẽm nhiệt rất cao là một yêu cầu tiên quyết khi muốn in với tram FM kích thước 20 micron. In được tram FM là một trong những ưu điểm vượt trội của ghi kẽm nhiệt so với bản Photopolymer.
Kẽm nhiệt đã chở nên phổ biến trên thị trường với nhiều nhà cung cấp kể cả các nhà cung cấp địa phương. Với nguyên lý ghi kẽm nhiệt thì việc ứng dụng các loại kẽm không cần xử lý hóa chất là khả thi và các loại kẽm này đã có mặt trên thị trường.
Quá trình hiện và xử lý kẽm nhiệt tương tự kẽm PS thông thường rất thuận tiện trong điều kiện sản xuất tại việt nam.
Công nghệ chế tạo bản kẽm nhiệt đã được kiểm chứng trong một thời gian dài và đã đạt độ ổn định cần thiết. Hiện nay trên thị trường chỉ có duy nhất loại kẽm nhiệt nhạy với bước sóng 830 nm kể cả loại dương bản cũng như âm bản

Nhược điểm:
Tổng giá đầu tư cho thiết bị ghi kẽm nhiệt cao hơn máy ghi bản photopolymer . Nguyên nhân nằm ở chính cấu trúc máy ghi trống ngoại và nguồn laser. Để tiện so sánh chúng ta có thể thấy nguồn laser cho máy ghi kẽm nhiệt có công suất tổng cộng từ 32W tới 50 W khi so sánh với máy ghi bản photopolymer chỉ có 60mW hay máy ghi film 10-20mW .
Tuỳ theo cấu trúc đầu ghi của máy ghi kẽm nhiệt việc thay thế laser có thể rất đắt tiền. Trong mọi trường hợp thì việc thay thế laser của máy ghi kẽm nhiệt đều cao hơn máy ghi dùng laser Violet.

Công nghệ ghi bản với laser có ánh sáng trong vùng khả kiến.

Đặc điểm :
Sử dụng nguồn sáng laser có bước sóng khác nhau 405 nm [ laser diode ] , 488 nm [Argon-ion Laser ] , FD- YAG laser ; Thông thường bản được ghi theo nguyên lý trống nội hay phẳng [ flat bed ] với 1 tia laser [ trừ trường hợp Fuji Luxel với 2 laser ]. Tốc độ từ 16 bản /giờ cho tới 150 bản giờ . Ở Việt nam hiện nay các máy ghi ứng dụng cho báo có tốc độ từ 30-40 bản /giờ .

Bản dùng cho công nghệ này có rất nhiều chủng loại phù hợp với nguồn sáng laser được sử dụng . Cần lưu ý là các loại bản này không tương thích với nhau. Loại bản duy nhất hiện nay được sử dụng tại Việt nam là bản Photopolymer nhạy với bước sóng 405 nm và là bản negative [ Âm bản ] . Nếu sử dụng theo đúng các quy trình sản xuất của nhà cung cấp , các loại bản này cho phép số lượt in có thể lên tới 150.000 lượt in.
Hiện bản Photopolymer cần có máy hiện được trang bị bộ phận làm nóng trước khi hiện [ Preheat ] . Theo các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất thì độ phân giải cho phép từ 2% tới 98% tram 175 Lpi/ 2540 dpi nhưng trong thực tế thông thường là 3-97 % sau khi calibrate [ Cân chỉnh laser máy ghi ] . Bản có độ nhạy cao nên phải được sử dụng trong môi trường có ánh sáng vàng . Tuỳ theo các nhà sản xuất, ánh sáng vàng này cũng có những tiêu chuẩn khác nhau.

Các ưu điểm :
Nói chung thì giá thành đầu tư máy ghi bản Photopolymer cùng với máy hiện thấp hơn máy ghi bản nhiệt . Lý do là nguồn laser và cấu trúc máy cũng tương tự như máy ghi film ngoại trừ cơ chế nạp và lấy bản ra.
Nguồn laser công suất thấp nên có thời hạn sử dụng rất dài . Công suất laser chủ yếu hiện nay là 60 mW , trong những năm tới có thể laser 100 mW sẽ dần thay thế các laser hiện nay. Các thử nghiệm đã tạo được các nguồn laser có công suất tới 2W hoặc 4 W . Tất nhiên khi nguồn laser tăng công suất thì giá thành máy cũng tăng theo.
Tốc độ cũng là một ưu điểm lớn của công nghệ này , đặc biệt là cho các khách hàng in báo hàng ngày. Các máy ghi chuyên dụng cho in báo của hãng Krause cho phép ghi tới 300 bản khổ tabloid một giờ. Các đơn vị đang dùng công nghệ này thường là các cơ sở in báo hay có liên quan đến in báo

Nhược điểm :
Nhược điểm chủ yếu nằm trong chất lượng của bản Photopolymer với độ phân giải 3-97% và không phù hợp cho tram FM 20 micron. Cách giải quyết thông thường là các hãng sản xuất thường đề nghị sử dụng các loại tram Hybrid. Trong mọi trường hợp thì chất lượng của bản Photopolymer đều thấp hơn bản nhiệt. Do đặc trưng của phản ứng quang hóa và độ hội tụ của tia laser các hạt tram sẽ có đường viền , sự sụt giảm tầng thứ có thể được quan sát thấy trong trường hợp in với số lượng lớn đòi hỏi chất lượng cao.
Quá trình hiện và xử lý bản photopolymer qua nhiều công đoạn hơn và các điều kiện cũng khắt khe hơn so với kẽm nhiệt. Các thao tác phải được thực hiện trong phòng có ánh sáng vàng.
Hiện tại còn ít nhà cung cấp bản Photopolymer nhưng một tin vui là Kodak đã tham gia thị trường này và như vậy cả ba nhà cung cấp bản chủ yếu là Kodak, Fuji, Agfa đều đã có bản Photopolymer trên thị trường.
Như trên đã trình bày không có một công nghệ nào tỏ ra có ưu thế tuyệt đối và tuỳ theo tình hình và tính chất công việc của từng cơ sở in ta sẽ chọn được công nghệ phù hợp. Nếu là một cơ sở in với sản phẩm chủ yếu là tạp chí , bao bì hay các ấn phẩm có chất lượng cao in trên giấy tốt thì công nghệ ghi bản nhiệt tỏ ra có ưu thế về chất lượng . Trong trường hợp in báo , sách trên máy in cuộn thì công nghệ ghi bản photopolymer thích hợp hơn nhờ có ưu thế về tốc độ . Đó là những điểm chung nhất , điều đó không có nghĩa là ghi bản nhiệt không thể dùng cho in báo hay ngược lại. Tại Việt nam chúng ta gặp phải một khó khăn là các nhà in thường có đủ cả in chất lượng cao cũng như in báo trên máy cuộn. Trong trường hợp này tuỳ thuộc vào lựa chọn của chúng ta là ưu tiên chất lượng hay tốc độ.

Những điểm nào cần lưu ý khi đầu tư CtP.
Đưa CtP vào sản xuất sẽ gây ra một cuộc cách mạng trong việc tổ chức và quản lý quá trình sản xuất của một nhà in. Một điều chắc chắn cần phải được khẳng định là giá thành sản xuất với bản CtP ngày nay đã thấp hơn giá thành sản xuất với bản PS và film như truyền thống. Công nghệ mới sẽ đòi hỏi cách quản lý mới và các điểm này cần được lưu ý ngay từ khi xây dựng dự án.

Bình trang điện tử .
Bình trang điện tử đóng vai trò quyết định đến thành công hay thất bại của một dự án CtP và cần được tập trung nghiên cứu từ rất sớm . Nếu có điều kiện thì nên áp dụng bình trang điện tử ngay trên các thiết bị ghi film hiện có. Đây là một bước quan trọng trong 11 bước khi chuẩn bị đưa CtP vào hoạt động theo Hiệp hội in ấn Mỹ -GATF .
Chúng ta hãy đặt ra một bài toán: Một hệ thống CtP hoạt động hiệu quả sẽ ghi được khoảng 2.000 đến 4.000 bản /tháng tương đương với việc phải bình trang cho 4.000 đến 8.000 trang A4 trong một tháng. Đây là công việc của cả một tổ bình film tương đối lớn với từ 3-5 bàn bình film. Tất cả công việc này phải được hoàn thành với một trạm bình trang điện tử . Việc đầu tư nhiều trạm bình trang trong tình hình Việt nam hiện nay đã bắt đầu khi sản lượng bản tăng lên. Để thoả mãn yêu cầu trên giải pháp bình trang điện tử phải thỏa mãn yêu cầu về tốc độ . Nên đặt ra yêu cầu với nhà cung cấp để có thể thực hiện việc bình trang một cuốn tạp chí 100 trang kể cả bìa trong vòng 20-30 phút. Do tình trạng dữ liệu bình trang thường không tiêu chuẩn về kích thước nên cơ chế Preview của các trang bình phải cho hình ảnh thật của trang bình và quá trình tạo preview phải đủ nhanh để không ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Lý tưởng là chúng ta có phần mềm bình trang với giao diện đồ họa thường trực để kiểm soát quá trình bình trang trong toàn thời gian. Chính tại điểm này các giải pháp bình trang In-RIP hay ROOM tỏ ra không phù hợp vì không đủ linh hoạt.
Một phần mềm bình trang điện tử phải có sẵn tất cả các kiểu gấp hay nói cách khác là phải có một thư viện các sơ đồ gấp. Thư viện này càng lớn thì tính dễ sử dụng của phần mềm càng cao.
Một lãnh vực thường không được chú ý là bình trang cho máy in cuộn có khả năng in nhiều băng giấy hay có in nửa cuộn . Hãy đặt đề bài này cho các nhà cung cấp.
Phần quan trọng nhất trong việc tìm kiếm giải pháp bình trang điện tử là việc huấn luyện đào tạo. Thông thường thì các phần mềm bình trang điện tử là những phần mềm mềm chuyên dụng và không thể học từ các cơ sở đào tạo bên ngoài như Photoshop hay QuarkXpress. Thông thường thì các phần mềm này cần từ 1 tuần cho tới 1 tháng đào tạo liên tục trong điều kiện thực tế. Trong thời gian đó nên thử tất cả các khả năng bình trang có thể sảy ra tại cơ sở in và giải quyết các yêu cầu chuyên biệt.

Chuẩn hóa dữ liệu
Trong môi trường chế bản chuyền thống , film đóng vai trò như một vật mang thông tin chung gian và tất cả các việc kiểm tra chất lượng, nội dung được thực hiện trên film. Khi chuyển sang CtP chúng ta không còn film nữa . Như vậy một định dạng dữ liệu chuẩn là một yêu cầu cần thiết . Hiện nay định dạng dữ liệu trước RIP tiêu chuẩn là pdf và sau RIP là TIFF-B. Tất cả các hệ thống chế bản hiện nay đều dựa trên các định dạng tiêu chẩn này hay có khả năng xử lý các file định dạng này.

Pdf trong môi trường chế bản chuyên nghiệp.
Pdf file ngày nay đã chở thành một tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu giữa nhà in và khách hàng , giữa các hệ thống chế bản này với hệ thống chế bản khác. Là định dạng tiêu chuẩn cho bình trang điện tử . Vấn đề lớn nhất của việc ứng dụng pdf là quá trình kiểm và xử lý lỗi phát sinh trong quá trình tạo pdf cũng như dữ liệu của khách hàng. Phần mềm tốt nhất hiện nay để làm công việc này là Enfocus Pitstop Professional 6.5. Những khả năng của Pitstop vượt xa tất cả các hệ thống workflow có chức năng Prefligh. Chính các nhà cung cấp cũng nhận thấy điều này và các hệ thống mới đều có khả năng tích hợp pitstop profile. Hãy sử dụng pitstop như một phần mềm tiêu chuẩn để tạo ra các file pdf-X1a cho các công đoạn của chế bản.

TIFF-B và các lợi ích mang lại.
Việc nối thẳng RIP với máy ghi bản như một máy ghi film truyền thống làm nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn . Thứ nhất là các lỗi có thể sảy ra trong quá trình biên dịch sẽ ghi lên bản trong quá trình vừa rip vừa ghi bản . Các lỗi này chỉ có thể phát hiện được trên bản kẽm và lúc này là quá muộn gây lãng phí. Các RIP mới ngày nay cùng với máy tính cấu hình mạnh làm cho thông xuất của RIP rất lớn như khi nối trực tiếp với máy ghi tốc độ của RIP bị hạn chế bới tốc độ của máy ghi. Nếu trong trường hợp cần ghi lại một bản thì cần phải có người có chuyên môn về RIP .
Cách giải quyết tất cả các khó khăn trên là tạo các điều kiện để máy ghi bản trở thành một máy phơi kỹ thuật số với các thao tác đơn giản nhất. Việc tách biệt quá trình chế bản với đầu ra là file TIFF-B và quá trình ghi bản tạo ra nhiều thuận lợi. Máy ghi bản có thể được bố trí gần máy in và sẽ ghi bản từ file TIFF-B khi có nhu cầu và do các nhân viên của xưởng in thực hiện. Bộ phận chế bản tập trung vào việc RIP ra file TIFF-B và kiểm lỗi . Nếu có lỗi việc RIP lại không gây hao tốn vật tư. Một số nhà in tại Tp. HCM đã áp dụng rất thành công mô hình này. Ích lợi khác của việc sử dụng TIFF-B là khi mua thêm máy ghi mới chúng ta không cần phải đầu tư thêm RIP mới.

In thử.
In thử là một công đoạn không thể thiếu trong việc ứng dụng CtP . Khó khăn gặp phải là chi phí có thể rất cao nếu sử dụng các vật tư như giấy và mực chuyên dụng. Hãy tìm kiếm giải pháp có thể in thử trên giấy in offset bình thường và khi đó chúng ta có thể in thử tất cả các tay in trước khi ghi bản thật sự. Nếu sử dụng TIFF-B chúng ta còn có thể tiến thêm một mức nữa là in thử có tram. Điều này đem lại lợi thế cạnh tranh không nhỏ

Trên đây là một số nhận xét nhỏ về việc đầu tư CtP tại Việt nam . Các ý kiến này có thể còn chưa đầy đủ và mang tính chủ quan nhưng chúng tôi hy vọng giúp ích được cho các nhà in đã và đang có ý định đầu tư CtP. Tại Việt nam hiện nay đã chuyển qua làn sóng thứ hai của việc trang bị CtP , các cơ sở đã có CtP sẽ tiến hành đầu tư thêm để mở rộng sản xuất , các cơ sở chưa có CtP sẽ đầu tư để hiện đại hóa sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh. Việc đầu tư CtP hiện nay đã có điều kiện để rút kinh nghiệm của những người đi trước , để có thể làm tốt hơn với những thiết bị phù hợp và tiết kiệm nhất.

Nguyễn Thái Dũng

Chỉnh sửa bởi khoalt vào lúc 20-04-2006 19:25
nguyenbinhbac00

Senior Member

Số bài viết: 244
Đăng ký ngày: 20.04.05

Thật tuyệt vời. Xin cảm ơn noname rất nhiều. Bài viết của bạn làm mình có một cái nhìn rất tổng quát về CTP và định hướng CTP trong tương lai.

Mình cũng như noname : mình nghĩ rằng thời gian ko lâu nữa CTP sẽ phủ sóng rất mạnh mẽ và sẽ có một cuộc cạnh tranh khá mạnh mẽ giữa các cơ sở in. Và việc đầu tư hệ thống CTP chỉ còn là vấn đề đơn giản khi những yêu cầu của khách hàng ngày càng cao về

GIÁ THÀNH
THỜI GIAN
CHẤT LƯỢNG

của sản phẩm in.

Rất vui nếu được làm quen với noname

TRANPHU PRINTING COMPANY - VIETNAM

thoi_xa_vang26

Newbie

Số bài viết: 4
Đăng ký ngày: 19.04.06

Nghe nói từ sau sự kiện khai trương rầm rộ cho cái máy CtP Violete đầu tiên bên SG 3, đến giờ vẫn chưa có nhà in nào ở Tp HCM mua cái Luxel thứ 2 thì phải.

Mình nghe nói Madam Hường -SG3 đang tìm đối tác để bán lại cái máy CtP bên đó thì phải, giá rẻ bất ngờ đó

Bác nào có nhu cầu xin vui lòng liên hệ Madam - số dt: 0903945004 ... nghe đâu tiền bản bán ra không đủ trang trải chi phí tiền điện [ cho cái Preheat của cái máy hiện - mà công suât tiêu thụ điện tính theo Kwh chứ k phải la W ] và tiền hóa chất hiện bù cho cái máy hiện online to quá cỡ phải chạy 24/24h - nghe đâu nếu tắt máy đi thì mấy cái quạt hút không hoạt động, hơi thuốc bốc lên làm "hứ" hết các linh kiện bên trong...mà để chạy k tải thì hao??????? Hồi đó sao k để máy hiện offline hả, hay là giải pháp đó k khả thi?

Mà hình như giá bản Fuji bán cho Madam hơi "cứa cổ" thì phải... à mà thôi, chủ đề này tế nhị quá, ai lại nói ra ở đây

Mình nghe nói trong năm vừa qua có tới 03 cái máy CtP Thermal mới được lắp đặt tại TP. HCM và trong vài tuần nữa thôi nghe đâu cũng có vài cái Thermal tương tự sắp về, toàn loại chiến...
khanhkti không nhanh chân qua đó bán bản kẽm nhiệt của Fuji, ở đây bon chen về công nghệ có giải quyết được gì đâu????????

Mình có mấy lời, có gì k phải xin được lượng thứ

Chỉnh sửa bởi khoalt vào lúc 10-12-2007 07:27

Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!

max payne

Senior Member

Số bài viết: 436
Đăng ký ngày: 18.03.05

max nghĩ CTP còn cần thời gian dài hơn nữa để phổ biến. Bên này ngoài CTP, phương pháp chế bản truyền thống vẫn còn đất dụng võ lắm!!
Trước giờ chỉ nghe nói nhiều về CTP cho offset, bạn nào có thêm tài liệu về ghi bản cho các phương pháp in khác thì post lên cho bà con tham khảo với!!
Bibop

Junior Member

Số bài viết: 20
Đăng ký ngày: 22.11.07

Tôi thấy trên trang Web www.printmediavn.com có nhiều bài viết về CTP cũng như các phần khác cũng hay lắm. Các bạn tham quan đi

Không thể hiện chữ ký vì tài khoản chưa đủ 20 bài viết!

Video liên quan

Chủ Đề