Bán thận ở đâu

Công an TP. Hà Nội vừa bóc gỡ đường dây mua bán thận người với giá hàng trăm triệu đồng. Từ việc buôn bán tạng trên, dư luận nghi ngờ việc hiến - tặng tạng, cụ thể là thận có đơn giản?

GS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức [Hà Nội] - nơi có kinh nghiệm trong việc ghép tạng - khẳng định: Những cặp bệnh nhân hiến - ghép tạng không cùng huyết thống có những yêu cầu nghiêm ngặt. Liên quan đến đường dây buôn bán nội tạng, Công an Hà Nội đã đề nghị bệnh viện phối hợp điều tra.

"Luật pháp quy định mọi người dân trưởng thành đều có quyền hiến thận, không yêu cầu cùng huyết thống và tự nguyện. Đây cũng là kẽ hở để nhiều trường hợp lợi dụng mua bán thận", GS Trần Bình Giang cho hay.

Tuy nhiên, Bệnh viện Việt Đức đã rà soát phát hiện 5 cặp cho - nhận không cùng huyết thống, được phẫu thuật ghép tại Bệnh viện Việt Đức. Khi kiểm tra kỹ, cả 5 trường hợp đều đủ yêu cầu hiến và ghép thận.

Cặp đầu tiên, người nhận là nam bệnh nhân 36 tuổi ở Phú Thọ đã lọc máu chu kỳ 5 năm, người hiến là một phụ nữ 30 tuổi sống An Giang. Khi đăng ký hiến thận, bố và chồng của người phụ nữ này cùng đến Bệnh viện Việt Đức ký cam kết.

Cặp thứ hai, người nhận là nữ bệnh nhân 43 tuổi ở Hải Dương, đã lọc máu chu kỳ 10 năm. Người cho là một người đàn ông 30 tuổi tại Quảng Trị. Khi ký giấy cam kết, cả mẹ cùng vợ anh này đều có mặt để ký.

Cặp 3 là bệnh nhân 43 tuổi ở Hà Nội, nhận tạng từ người hiến là nam thanh niên 25 tuổi tại Lạng Sơn. Mẹ đẻ và vợ của thanh niên này cũng đến viện ký cam kết.

Cặp 4 là bệnh nhân 26 tuổi [Bắc Ninh], nhận tạng hiến từ người đàn ông 27 tuổi ở Lạng Sơn, có vợ và mẹ đẻ đến ký cam kết.

Cặp thứ 5, người nhận thận là nam giới 40 tuổi ở Hà Nội bị suy thận mãn và đã cắt cả 2 thận, lọc máu chu kỳ 4 năm. Người hiến thận sống tại Lạng Sơn, có vợ và mẹ đẻ đến viện ký cam kết.

"Những cặp bệnh nhân hiến - ghép tạng này đều không cùng huyết thống, nhưng một trong những yêu cầu nghiêm ngặt với người hiến thận đó là phải có ít nhất 2 người thân trong gia đình [bố, mẹ hoặc chồng, vợ] đến bệnh viện, cùng ký cam kết đồng ý hiến thận. Mối quan hệ gia đình cũng được chứng thực bằng các giấy tờ liên quan, chứng nhận của địa phương, qua phòng công chứng xác định", GS Trần Bình Giang phân tích.

Bệnh viện Việt Đức đã từ chối nhiều ca ghép thận ngay trước giờ phẫu thuật do nghi ngờ có khuất tất. Trong đó nhiều trường hợp “khất” 1-2 loại giấy tờ còn thiếu đến sát ngày phẫu thuật mới nộp, có trường hợp không có người thân đi cùng.

Hiện nay tại Bệnh viện Việt Đức, mỗi tuần, các bác sĩ thực hiện từ 4-6 ca ghép thận. Nhu cầu ghép thận rất nhiều, nhưng ngoài việc không có nguồn tạng hiến thì chi phí đối với người ghép cũng là số tiền rất lớn, khiến bệnh nhân không thể thực hiện phương pháp điều trị này.

Chào luật sư công ty luật Minh Khuê. Em muốn hỏi, em trai em chơi bời nợ nần muốn bán thận để chi trả nợ. Em là anh trai đưa em đi làm xét nghiệm có bị vi phạm quy định gì của pháp luật không ?

Chân thành cảm ơn luật sư.

>> Luật tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Việc bạn chỉ đưa em trai đi xét nghiệm không bị coi là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, do bạn nói rằng em trai bạn muốn bán thận đi để lấy tiền trả nợ và bạn biết điều này. Do đó, bạn có thể vi phạm pháp luật nếu có các hành vi được quy định như tại:

Khoản 8 Điều 11 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác2006

“Nghiêm cấm các hành vi: Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.”

Theo Điều 154 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 hiện nay chưa có hiệu lực nhưng có đề cập đến loại tội phạm này:

“ Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người

1. Người nào mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người khác, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

...”.

Hiện nay, văn bản pháp luật đang có hiệu lực là Luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Luật này quy định, chỉ những người có cùng dòng máu trực hệ ba đời [với điều kiện là đủ 18 tuổi trở lên, tình nguyện hiến, có sự hòa hợp về sinh học và việc lấy tạng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe] mới được cho nhau bộ phận cơ thể theo kiểu liên hệ trực tiếp. Bên cạnh đó, việc hiến thận sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của em bạn sau này và những hệ lụy trong cuộc sống, mong bạn và em bạn thận trọng!

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số:1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Khởi kiện người không chịu trả nợ như thế nào ?

Thưa luật sư, tháng 10/2014 tôi có cho vợ chồng anh trai ruột của tôi vay 200 triệu đồng có viết giấy vay nợ đàng hoàng. Sau 3 tháng tôi đề nghị trả lại số tiền trên thì hai vợ chồng cứ hẹn mãi đến nay tôi vẫn chưa đòi lại đc số tiền trên. Hôm nay tiếp tục hỏi thì anh tôi trả lời muốn làm gì thì làm. Tôi phải làm sao thưa luật sư?

Mong luật sư tư vấn giúp trường hợp của tôi. Tôi xin cảm ơn!

Người gửi: N.T.H

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự về đòi nợ, gọi ngay: 1900.6162

Trả lời

Theo quy định tại điều 463 Bộ luật dân sự 2015quy định về hợp đồng vay tài sản.

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Căn cứ vào quy định trên thì cá bên có thể thỏa thuận về việc cho vay tài sản, vay tài sản các bên có thể giao kết bằng văn bản hoặc bằng miệng nhưng phải có sự chuyển giao tài sản từ bên cho vay sang bên vay, bên vay có nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn.

Trong trường hợp này, anh cho anh trai mình vay tiền, có hợp đồng vay ghi rõ thời hạn cho vay và chữ ký xác nhận của các bên, có bằng chứng chứng minh là có sự chuyển giao tài sản từ anh sang cho anh trai anh. Nhưng đến hạn anh trai anh lại không chịu trả nợ thì anh có quyền yêu cầu anh trai anh trả nợ bằng phương thức là tự thương lượng hoặc là khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa án buộc anh trai anh phải trả lại tài sản cho mình theo như quy định tại Bộ luật dân sự 2015.

Như vây, anh có thể làm đơn gửi lên Tòa án nhân dân cấp quận huyện nơi mà anh trai anh đang cư trú để yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì anh phải gửi kèm các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có cơ sở.

Trân trọng./.

3. Vay vốn nhưng không trả được nợ ?

Tôi có một câu hỏi xin Công ty Luật Minh Khuê tư vấn: Trước đây tôi bị tai nạn giao thông, khi sức khỏe ổn định tôi muốn làm một việc thiết thực cho người khuyết tật và cho chính bản thân. Tôi đã làm đơn vay vốn mua đất làm nhà xưởng sản xuất dụng cụ cho người khuyết tật, đơn vay tiền vốn của tôi được một tổ chức từ thiện ủng hộ.

Các hội viên của "chương Trình nhân ái xóa đói giảm nghèo [CTNA]“ đã tập trung vàng của các gia đình hội viên cho tôi vay 140 cây vàng vào tháng 02 năm 2003 không tính lãi xuất, thời hạn sáu năm phải trả lại 100% số vàng đã vay CTNA. Tôi đã mua 1000 m² đất để xây dựng nhà xưởng cho người khuyết tật.Tại điểm a khoản 2 Hợp đồng cho vay vốn làm dự án nhân đạo đã ghi rõ: sau khi mua đất, bên vay tiền vàng phải nộp sổ đỏ cho CTNA là bên cho vay, sổ đỏ và đất là tài sản thế chấp. Nếu quá hạn mà bên vay không trả được tiền vàng cho CTNA, CTNA sẽ bán đấu giá tài sản thế chấp để thu hồi nợ hoặc CTNA yêu cầu một công ty có thẩm quyền bán đấu giá quyền sử dụng đất mà không cần có sự đồng ý của bên thế chấp để thu hồi vốn.

Trường hợp của tôi không có khả năng xây nhà xưởng, tháng 05 năm 2011 bán thửa đất 1.000 m² là 08 tỷ đồng để trả nợ, do ảnh hưởng khách quan, tôi không bán kịp thời, đất xuống giá, thửa đất 1.000 m² của tôi giá bất động sản hiện nay dưới 02 tỷ đồng khó bán. Bên cho vay đã nhiều lần đòi nợ, đến năm 2013 tôi đưa thêm sổ đỏ thứ hai của vợ chồng tôi cho CTNA làm vật thế chấp, sổ đỏ thứ hai gồm 100 m² tôi đã mua năm 1985 là hai chỉ vàng, giá thị trường hiện nay khoảng 1,9 tỷ . Bên cho vay CTNA đã thông báo họ rất cần thu hồi lại vốn để trả lại cho các hội viên CTNA đã góp vào cho tôi vay. Trong 30 ngày tính đến 30 tháng 7 năm 2015 tôi không trả lại vốn, CTNA sẽ thu hồi và cho đấu giá hai thửa đất của tôi.

Tôi xin Công ty Luật Minh Khuê cho tôi lời khuyên.Tôi xin chân thành cám ơn!

Người gửi: L.Y

>> Gọi Luật sư để được tư vấn về pháp luật dân sự1900.6162

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên vay tài sản:

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a] Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b] Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp bạn vay vàng của tổ chức từ thiện đến hạn nhưng không thể trả thì buộc phải thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng vay tài sản khi không thực hiện đúng nghĩa vụ. Khi bạn đã thế chấp sổ đỏ để vay tài sản mà không thực hiện được thì buộc phải để tổ chức từ thiện thu hồi mảnh đất của mình.

Trân trọng./.

4. Giải đáp rắc rối với công nợ như thế nào ?

Xin chào Luật sư! Tôi có một vấn đề mong Luật sư tư vấn giúp. Hiện nay tôi đã nghỉ làm ở công ty được 3 tháng, năm 2012 tôi có nhận công nợ với số tiền là 98.620.220đ của 1 người làm cùng phòng chuyển cho tôi khi người đó nghỉ công tác. Nhưng tôi chỉ nhận trên giấy tờ là điều chuyển công nợ chứ tôi không cầm đồng tạm ứng nào của người đó.

Đến ngày 12/08/2015 tôi đến công ty lấy BHXH thì không có ai nhận lại số công nợ mà tôi đã nhận chuyển từ người kia. Công ty bắt tôi phải làm giấy xác nhận là tôi còn nợ số tiền tạm ứng của Ban và cam kết sẽ cùng Ban hoàn ứng theo pháp luật. Tôi cứ nghĩ là không việc gì bởi vì người trực tiếp tạm ứng và nhận số tiền đó không phải là tôi nên tôi đã ký vào giấy xác nhận đó. Theo đúng pháp luật thì tôi vẫn còn nợ tạm ứng của Ban.

Vậy cho tôi hỏi giờ tôi phải làm thế nào? Sự việc này cần xử lý ra sao?

Xin cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Căn cứ Điều 6 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

Điều 6. Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.

2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.

Căn cứ Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.

8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.

9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.

11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

13. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

14. Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy trong trường hợp này bạn nộp đơn nên Tòa án nhân dân quận huyện nơi người bạn định khởi kiện cư trú làm việc để giải quyết tranh chấp khi khởi kiện bạn phải nộp tài liệu chứng cứ chứng minh cho căn cứ của mình là hợp pháp.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:

Chủ Đề