Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm

Trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập hoá học thì bảng tuần hoàn [hay hệ thống tuần hoàn] các nguyên tố hoá học là một công cụ rất cần thiết. Có nhiều dạng bảng tuần hoàn khác nhau như bảng tuần hoàn dạng bậc thang, bảng tuần hoàn dạng quạt xoè, bảng tuần hoàn dạng múi nhưng phổ biến nhất là bảng tuần hoàn dạng ô [có hai loại bảng dài và bảng ngắn]. Ở bài này chúng ta sẽ nghiên cứu bảng tuần hoàn dạng ô dài.

Tổng quan:

  • Mỗi nguyên tố hóa học chiếm một ô trong bảng tuần hoàn được gọi là ô nguyên tố.
  • Số thứ tự ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử của nguyên tố [= số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân].

Chu kì

  • Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e, được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
  • Số thứ tự chu kì = số lớp e.
  • Bảng tuần hoàn hiện có 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7:
  • Chu kì 1, 2, 3: chu kì nhỏ.
  • Chu kì 4, 5, 6, 7: chu kì lớn.
  • Chu kì 7 chưa hoàn thành.

Nhóm nguyên tố

  • Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình e tương tự nhau do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành 1 cột.
  • Có 2 loại nhóm nguyên tố là nhóm A và nhóm B:
  • Nhóm A: bao gồm các nguyên tố s và p. Số thứ tự nhóm A = tổng số e lớp ngoài cùng
  • Nhóm B: bao gồm các nguyên tố d và f có cấu hình e nguyên tử thì tận cùng ở dạng [n – 1]dxnsy:
  • Nếu [x + y] = 3 → 7 thì nguyên tố thuộc nhóm [x + y]B.
  • Nếu [x + y] = 8 → 10 thì nguyên tố thuộc nhóm VIIIB.
  • Nếu [x + y] > 10 thì nguyên tố thuộc nhóm [x + y – 10]B.

Khối nguyên tố [block]

  • Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thuộc 4 khối: khối s, khối p, khối d và khối f.
  • e cuối cùng điền vào phân lớp nào [theo thứ tự mức năng lượng] thì nguyên tố thuộc khối đó.

Đặc biệt nguyên tố H hiện nay được xếp ở hai vị trí là nhóm IA và VIIA đều ở chu kì I. Nguyên tố He mặc dù có 2e lớp ngoài cùng nhưng được xếp ở nhóm VIIIA. Điều này hoàn toàn phù hợp vì H giống kim loại kiềm đều có 1e ở lớp ngoài cùng nhưng nó cũng giống các halogen vì chỉ thiếu 1e nữa là đạt cấu hình bền giống khí hiếm He; còn He mặc dù có 2e ở lớp ngoài cùng nhưng giống các khí hiếm khác là cấu hình e đó là bão hoà.

Ngo Thinh2022-03-27T10:37:21+07:00

[Last Updated On: 27/03/2022]

Bảng tuần hoàn hóa học [hay còn gọi là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học] được sắp xếp để các nhà khoa học có thể nhanh chóng phân biệt các thuộc tính của các nguyên tố hóa học riêng lẻ như khối lượng, số điện tử, cấu hình điện tử và các tính chất hóa học độc đáo của chúng; được giới thiệu, sử dụng phổ biến trong chương trình Hóa học lớp 8, 9, 10, 11, 12.

Kim loại nằm ở bên trái của bảng, trong khi phi kim loại nằm ở bên phải. Việc sắp xếp các yếu tố để giúp chúng ta hiểu hơn lần đầu tiên được cung cấp bởi Dmitri Mendeleev. Bảng tuần hoàn các nguyên tố với tên, số hiệu nguyên tử, ký hiệu và khối lượng được mã hóa bằng màu sắc để học sinh, sinh viên và nhà nghiên cứu tham khảo dễ dàng hơn.

Bảng tuần hoàn hóa học Full HD. Click vào ảnh để phóng to

Bảng tuần hoàn các nguyên tố bằng hình
Bảng tuần hoàn các nguyên tố bằng chữ

Tải bảng tuần hoàn bằng chữ, bằng hình: file PDF

Nguyên tắc sắp xếp

– Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

– Cùng số lớp electron được xếp thành 1 chu kì [hàng].

– Cùng số electron hóa trị được xếp thành 1 nhóm [cột] => Tính chất giống nhau trong tính chất hóa học.

– [Nhóm cột] Electron hóa trị = e lớp ngoài cùng + e phân lớp d chưa bão hòa

– Mỗi hàng gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron.

– Một chu kì thường bắt đầu bằng 1 Kim loại kiềm và kết thúc bằng 1 Khí hiếm [trừ chu kì 1 và chu kì 7].

– Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì, được đánh số từ 1 đến 7.

Biểu đồ bảng tuần hoàn liệt kê các nguyên tố theo tên theo thứ tự bảng chữ cái bao gồm ký hiệu nguyên tố, số hiệu nguyên tử và giá trị độ âm điện để bạn tham khảo nhanh chóng và đơn giản.

Tên nguyên tố Ký hiệu Số nguyên tử Độ âm điện [χ]
Actinium Ac 89 1.1
Aluminum Al 13 1.61
Americium Am 95 1.3
Antimony Sb 51 2.05
Argon Ar 18
Arsenic As 33 2.18
Astatine At 85 2.2
Barium Ba 56 0.89
Berkelium Bk 97 1.3
Beryllium Be 4 1.57
Bismuth Bi 83 2.02
Bohrium Bh 107
Boron B 5 2.04
Bromine Br 35 2.96
Cadmium Cd 48 1.69
Calcium Ca 20 1
Californium Cf 98 1.3
Carbon C 6 2.55
Cerium Ce 58 1.12
Cesium Cs 55 0.79
Chlorine Cl 17 3.16
Chromium Cr 24 1.66
Cobalt Co 27 1.88
Copper Cu 29 1.9
Curium Cm 96 1.3
Darmstadtium Ds 110
Dubnium Db 105
Dysprosium Dy 66 1.22
Einsteinium Es 99 1.3
Erbium Er 68 1.24
Europium Eu 63
Fermium Fm 100 1.3
Fluorine F 9 3.98
Francium Fr 87 0.7
Gadolinium Gd 64 1.2
Gallium Ga 31 1.81
Germanium Ge 32 2.01
Gold Au 79 2.54
Hafnium Hf 72 1.3
Hassium Hs 108
Helium He 2
Holmium Ho 67 1.23
Hydrogen H 1 2.2
Indium In 49 1.78
Iodine I 53 2.66
Iridium Ir 77 2.2
Iron Fe 26 1.83
Krypton Kr 36 3
Lanthanum La 57 1.1
Lawrencium Lr 103
Lead Pb 82 2.33
Lithium Li 3 0.98
Lutetium Lu 71 1.27
Magnesium Mg 12 1.31
Manganese Mn 25 1.55
Meitnerium Mt 109
Mendelevium Md 101 1.3
Mercury Hg 80 2
Molybdenum Mo 42 2.16
Neodymium Nd 60 1.14
Neon Ne 10
Neptunium Np 93 1.36
Nickel Ni 28 1.91
Niobium Nb 41 1.6
Nitrogen N 7 3.04
Nobelium No 102 1.3
Oganesson Uuo 118
Osmium Os 76 2.2
Oxygen O 8 3.44
Palladium Pd 46 2.2
Phosphorus P 15 2.19
Platinum Pt 78 2.28
Plutonium Pu 94 1.28
Polonium Po 84 2
Potassium K 19 0.82
Praseodymium Pr 59 1.13
Promethium Pm 61
Protactinium Pa 91 1.5
Radium Ra 88 0.9
Radon Rn 86
Rhenium Re 75 1.9
Rhodium Rh 45 2.28
Roentgenium Rg 111
Rubidium Rb 37 0.82
Ruthenium Ru 44 2.2
Rutherfordium Rf 104
Samarium Sm 62 1.17
Scandium Sc 21 1.36
Seaborgium Sg 106
Selenium Se 34 2.55
Silicon Si 14 1.9
Silver Ag 47 1.93
Sodium Na 11 0.93
Strontium Sr 38 0.95
Sulfur S 16 2.58
Tantalum Ta 73 1.5
Technetium Tc 43 1.9
Tellurium Te 52 2.1
Terbium Tb 65
Thallium Tl 81 1.62
Thorium Th 90 1.3
Thulium Tm 69 1.25
Tin Sn 50 1.96
Titanium Ti 22 1.54
Tungsten W 74 2.36
Ununbium Uub 112
Ununhexium Uuh 116
Ununpentium Uup 115
Ununquadium Uuq 114
Ununseptium Uus 117
Ununtrium Uut 113
Uranium U 92 1.38
Vanadium V 23 1.63
Xenon Xe 54 2.6
Ytterbium Yb 70
Yttrium Y 39 1.22
Zinc Zn 30 1.65
Zirconium Zr 40 1.33

Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:

  • Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất hóa học của các nguyên tố:
  • Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất nguyên tố đó

Video liên quan

Chủ Đề