Báo giá tôn xốp 2023

Tôn lợp mái là vật liệu lợp mái không xa lạ gì với người tiêu dùng. Vì nó đã xuất hiện trên thị trường ngành vật liệu xây dựng từ rất lâu. Tuy nhiên, theo thời gian, sản phẩm này ngày càng được cải tiến hơn về chất lượng, tăng hiệu quả sử dụng cho người tiêu dùng.

1. TÔN LỢP MÁI LÀ GÌ?

1.1 Khái niệm tôn lợp mái

Có thể nói, tôn lợp mái là vật tư phổ biến nhất mọi thời đại. Bởi sản phẩm này xuất hiện khắp mọi nơi cho rất nhiều vị trí của một công trình. Với nhiều ưu điểm vượt trội như giá thành, tính tiện ích, ứng dụng đa dạng, thời gian thi công nhanh… nên tôn lợp mái được ưa chuộng là điều tất yếu.

Tôn lợp mái của công trình sẽ sử dụng 100% các tấm tôn mạ và được lắp đặt dựa vào hệ thống khung kèo mái tôn đã được thi công trước đó. Thị trường hiện nay xuất hiện nhiều các loại tôn lợp mái với mẫu mã đa dạng và phong phú, từ tôn lạnh đến tôn lạnh màu… phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng và nhiều phân khúc công trình khác nhau.

Cấu trúc thành phần của tôn lợp mái có thể được sản xuất từ nhiều vật liệu khác nhau nên có sự chênh lệch về giá thành. Đồng thời, chế độ bảo hành, thời gian bảo hành sản phẩm cũng tùy thuộc vào uy tín của từng thương hiệu sản xuất.

>> Xem thêm:  Bật mí thông tin thú vị: Tại sao phải xem ngày tốt khi lợp mái?

1.2 Thành phần cấu tạo của vật liệu tôn lợp mái

Tấm tôn lợp mái trước kia hay hiện này đều có thành phần chính là lá thép nền đã được trải qua quá trình cán nóng và cán nguộn, sau đó được phủ các lớp thành phần khác. Cụ thể, để người tiêu dùng hiểu rõ chi tiết các lớp thành phần đó là gì, chúng tôi sẽ phân biệt qua 3 dòng tôn sử dụng nhiều nhất hiện nay:

Tôn mạ lạnh

Tôn lạnh màu

Tôn mạ kẽm [tôn truyền thống]

Tôn cách nhiệt [Tôn PU]

Đây là dòng tôn lợp mái hiện nay, thành phần cấu tạo cơ bản bao gồm:

  • Thép nền.
  • Lớp mạ hợp kim nhôm kẽm [mạ lạnh] cho 2 bề mặt trên dưới được chia theo tỉ lệ thành phần 55% Al, 43.5% Zn và 1.5% Si.
  • Lớp xử lý hóa học cho 2 bề mặt trên dưới.
  • Lớp phủ bảo vệ trên bề mặt [tùy từng thương hiệu sản xuất].

Là dòng tôn lợp được phủ thêm lớp sơn trên bề mặt, chi tiết từng thành phần bao gồm:

  • Thép nền.
  • Lớp mạ hợp kim nhôm kẽm [mạ lạnh] cho 2 bề mặt trên dưới được chia theo tỉ lệ thành phần 55% Al, 43.5% Zn và 1.5% Si.
  • Lớp xử lý hóa học cho 2 bề mặt trên dưới.
  • Lớp lót bảo vệ trên bề mặt [tùy từng thương hiệu sản xuất].
  • Lớp phủ sơn màu.

Đây là dòng tôn mạ theo công nghệ phủ truyền thống, thành phần lớp cấu tạo thông thường sẽ bao gồm:

  • Thép nền.
  • Lớp mạ kẽm cho 2 bề mặt trên dưới.
  • Lớp lót Crom cho 2 bề mặt trên dưới 
  • Lớp phủ bảo vệ.
  • Lớp phủ màu [dành cho tôn màu]

Đây là dòng tôn lạnh chống nóng 2 lớp, 3 lớp, cụ thể trong thành phần cấu tạo của sản phẩm bao gồm:

  • Tôn nền.
  • Lớp PU cách nhiệt, cách âm.
  • Lớp màng ép bạc chống cháy.
  • Lớp tôn nền [tùy vào nhu cầu sử dụng].

2. CHI TIẾT CẤU TẠO CỦA MÁI TÔN

Tôn lợp mái là vật liệu có tỉ trọng nhẹ hơn nên cấu tạo hệ thống mái tôn khá đơn giản và gọn lẹ, quá trình lắp ráp cũng không quá lâu và cầu kỳ như với các vật liệu gạch nói, trần xi măng… Cụ thể mái tôn của một công trình sẽ bao gồm 3 hệ thống sau:

2.1 Hệ thống khung của mái tôn

Đây là phần chịu trọng tải lớn nhất của các công trình xây dựng. Nên hệ thống này cần được lặp đặt thật chính xác, chú trọng tiêu chuẩn chất lượng các vật liệu sắt hộp, thép và ống sắt. Tùy vào diện tích, mặt bằng công trình mà phần khung sắt thép được điều chỉnh sao cho phù hợp. Và luôn đảm bảo yếu tố chắc chắn, an toàn lên hàng đầu để có thể chịu được những tác động xấu từ môi trường như gió, bão…

2.2 Hệ thống kèo và tôn lợp

Dựa vào diện tích lợp tôn, mục đích sử dụng, tính chất đặc biệt, mức độ khác biệt riêng hay tiêu chuẩn riêng của các công trình mà hệ thống kèo, tôn lợp sẽ có độ lớn tương ứng.

Ngoài ra, một số nhà xưởng sẽ có những yêu cầu khác biệt để phù hợp với từng loại tôn. Ví dụ, độ dốc của mái khác nhau, sóng công nghiệp sẽ quyết định việc chọn dòng tôn phù hợp có thể cấn được loại sóng đó.

2.3 Hệ thống ốc vít

Thị trường ốc vít hiện nay rất đa dạng, kiểu thành phần, nhiều kiểu dáng… Tuy nhiên, để đảm bảo độ bền cho mái tôn, người tiêu dùng nên ưu tiên chọn các loại ốc vít có chất liệu là inox mạ crom. Đồng thời, inox giúp sản phẩm có độ cứng và khả năng chịu ăn mòn tốt hơn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Hệ thống gioăng cao su phải khít, nhằm hạn chế nước mưa thấm.

>> Xem thêm:  Giải đáp: "Khi nào cần thay tôn lợp mái?"

3. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TÔN LỢP MÁI

Tôn lợp mái được ứng dụng phổ biến. Song song đó, sản phẩm này cũng như bất kỳ một vật tư khác, nó vẫn sở hữu những ưu điểm vượt trội và còn tồn tại một số nhược điểm nhỏ. Cụ thể:

3.1 Ưu điểm của tôn lợp mái

  • Thời gian sử dụng: Được lắp đặt chuẩn và đúng kỹ thuật, một mái tôn sẽ cho tuổi thọ cao trên TB 15 năm, tùy theo chất lượng của loại tôn đang sử dụng. Mái tôn có khả năng chống cháy, nấm mốc, côn trùng khi so với mái gạch ngói hay trần đổ xi măng.
  • Tỷ trọng: Mái tôn có trọng lượng nhẹ, chỉ khoảng 1/10 so với các loại ngói nên ứng dụng nhiều kiểu công trình, không kén chọn khu vực cũng như hệ thống khung kèo đơn giản hơn.
  • Thời gian thi công nhanh, tiết kiệm kinh phí thi công: Do có trọng lượng nhẹ và cấu tạo đơn giản nên tiết kiệm được nhiều trong việc xây dựng kết cấu thép và các cấu trúc hỗ trợ khác.
  • Dễ thoát nước và không bị ngấm nước: Do bề mặt trơn cứng, mái tôn sẽ không bị ngấm nước mà còn thoát nước rất nhanh chóng.
  • Mẫu mã và công dụng đa dạng: Với sự phát triển ngày càng mạnh của ngày xây dựng, tôn lợp mái ngày càng đa dạng về chất liệu, kiểu cách sóng tôn và nhiều công dụng đặc biệt đáp ứng nhu cầu cách nhiệt mùa hè, giữ ấm và tỏa nhiệt vào mùa lạnh.

Sản phẩm tôn lạnh màu Pomina khi cán sóng thực tế

3.2 Nhược điểm của tôn lợp mái

  • Tiếng ồn: Gây ồn trong thời tiết mưa bão là nhược điểm lớn nhất của loại vật liệu này. Với đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam chúng ta, lượng mưa hàng năm lớn. Những cơn mưa lớn và kéo dài khi trút xuống mái tôn sẽ gây ra tiếng ồn rất lớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người sử dung, đặc biệt là ảnh hưởng đến hoạt động nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng đừng quá lo lắng về nhược điểm này. Ngày này, chúng ta có thể được khắc phục bằng việc sử dụng các vật liệu cách âm như bông khoáng, bông thủy tinh, xốp PU. Đây cũng là 1 lý do ra đời của sản phẩm tôn lạnh chống nóng 2 lớp.

  • Dễ bị móp: Nếu sử dụng ở vùng có điều kiện thời tiết xấu như xuất hiện mưa đá dạng to. Bề mặt mái tôn có thể sẽ bị móp khi đá rơi vào và gây tiếng động lớn.
  • Tốc mái đối với vùng có thiên tai: Là nhược điểm của riêng các vùng có đặc thù về nguy cơ thiên tai thường xuyên. Thiên tai cụ thể như mưa bão, gió lốc…  có thể gây ra hiện tượng tốc, chủ yếu là ở các vị trí mái che sân, hiên nhà.
  • Dễ trầy xước hay phai màu tôn [dành cho tôn lạnh màu]: Nhược điểm này do chất lượng sản phẩm và hệ sơn phủ trên bề mặt. Đồng thời, lỗi trầy xước cũng xuất hiện từ quá trình thi công, vận chuyển, chuyền tôn sai kỹ thuật… Nhược điểm này khiến cho mái tôn giảm đi tính thẩm mỹ, bên cạnh đó, các vị trí trầy xước nặng sẽ còn làm tăng khả năng bị ăn mòn lớp thép nền, giảm tuổi thọ của công trình.

>> Xem thêm:    Cách hóa giải hướng nhà khắc tuổi, năm sinh

4. PHÂN LOẠI TÔN LỢP MÁI CÔNG TRÌNH

Nếu để ý, bạn sẽ thấy chúng tôi đã đề cập ngắn về các loại tôn lợp mái và liệt kê chi tiết thành phần cấu tạo ở phần trên. Đó là cách phân loại tôn lợp theo thành phần cấu tạo. Ngoài ra, người tiêu dùng còn rất nhiều cách để phân loại tôn lợp mái. Ở đây, chúng tôi sẽ phân loại theo những các thức phổ biến nhất.

4.1 Tôn giả ngói

Tôn giả ngói là dòng tôn lạnh màu được cán tôn kiểu sóng giả ngói, đáp ứng cho các công trình dân dụng có nhu cầu thẩm mỹ cao như biệt thự, nhà phố hiện đại. Hoặc các công trình dân dụng có mái đa tầng, mái dốc, mái Thái, mái Nhật.

Tôn giả ngói đáp ứng một công trình đẹp mà vẫn tiết kiệm được chi phí xây dựng với hệ thống khung kèo đơn giản, giảm trọng tải cho phần nền móng địa hình khi so sánh với gạch ngói. Bảng màu tôn đa dạng, đặc biệt là tôn nhám [tôn phủ lớp vân nhám] khi cán sóng tôn sẽ tạo vẻ đẹp chân thực tựa ngói gạch hơn so với tôn sóng ngói trơn.

4.2 Tôn lạnh chống nóng [tôn cách nhiệt PU, tôn 2 lớp, tôn 3 lớp]

Qua cách đặt tên gọi, chúng ta đã có thể hiểu được tính năng của sản phẩm tôn lạnh chống nóng là gì. Khả năng làm mát, cách nhiệt chính là ưu điểm vượt trổi giúp cho nó trở thành vật tư thịnh hành nhất trên thị trường về dòng tôn lợp mái.

Bên cạnh đó, khả năng cách âm và chống cháy được các chủ thầu đánh giá cao, người tiêu dùng cho sản phẩm đáp ứng nhu cầu cần một mái tôn lạnh, mát, bền và phù hợp với giá thành sản phẩm.

4.3 Tôn lạnh [tôn 1 lớp]

Đây là loại tôn có khả năng phản xạ với tia nắng mặt trời rất tốt nhờ lớp phủ trên bề mặt tôn sáng bóng so với các loại vật liệu khác. Như đã đề cập, tôn lạnh hiện đại sẽ có 1 lớp mạ là hợp kim nhôm kẽm cho cả hai bề mặt trên dưới. Tỉ lệ thành phần mạ gồm 55% nhôm, 43,5% kẽm và silicon 1,5%.

Lớp mạ hợp kim nhôm và kẽm sẽ giúp cho tôn có khả năng chóng ăn mòn hiệu quả, chống lại được các tác hại xấu của môi trường tác động tới hơn các loại thông thường và giảm hấp thụ nhiệt cho công trình. Loại tôn này sẽ có tuổi thọ gấp 4 lần loại tôn kẽm thông thường trong cùng một điều kiện môi trường. Đồng thời, tôn lạnh sẽ tỏa nhiệt nhanh về đêm nên giúp các công trình xây dựng mát mẻ nhanh hơn.

>> Xem thêm:    Mẹo chống sét cho mái tôn hiệu quả, đơn giản nhất

4.4 Tôn sóng công nghiệp và sóng dân dụng

Tôn cán sóng được cán từ các cuộn tôn lạnh, mục đích của việc cán sóng sẽ giúp tôn tránh bị biến dạng khi trải qua quá trình giãn nở tôn trong môi trường tự nhiên. Đồng thời, sóng tôn còn thúc đẩy quá trình thoát nước được diễn ra nhanh hơn. Và tùy vào quy mô công trình mà người ta phân biệt sóng tôn dân dụng và sóng công nghiệp.

Tôn sóng công nghiệp phổ biến hiện này là tôn 5 – 7 sóng.

Tôn sóng dân dụng thường dao động từ 9 và 11 sóng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn áp dụng tôn 5, 7 sóng cho công trình dân dụng.

>> Xem thêm: Vì sao các tấm tôn lợp mái nhà được thiết kế dạng lượn sóng?

5. KÍCH THƯỚC TÔN LỢP MÁI CHUẨN

Kích thước một tấm tôn lợp mái chuẩn bao gồm chiều dài tôn và khổ rộng tôn. Tuy nhiên, chiều dài thường phụ thuộc vào kích thước công trình nên chỉ có khổ rộng tôn mới có những thông số tiêu chuẩn cơ bản quy định cho từng loại sóng tôn.Ngoài ra tôn lợp mái thường có 2 loại sóng chính là: tôn sóng tròn và tôn sóng vuông  Lưu ý, thông số dưới đây áp dụng cho kích thước cán sóng vuông.

Chủ Đề