Bé 10 tháng ăn bao nhiêu ml cháo 1 bữa?

Chế độ ăn một ngày của cháu như sau: 3h sáng cháu bú mẹ, 5h bú mẹ, 7h30-8h ăn một chén cháo [200 ml]. 9h-10h bé ngủ, 11h -11h30 ăn 220 ml cháo. 12h30 bú mẹ rồi ngủ, 15h bé ăn váng sữa hoặc trái cây. 16h uống 120 ml sữa, 18h ngủ, 19h ăn 230 ml cháo. 22h uống 140 ml sữa. 22h30 bé bú mẹ và đi ngủ. Thành phần cháo gồm có: dầu ăn dành cho bé, thịt , cá, tôm, rau củ ăn cả xác, cháo nhà tự nấu. Xin hỏi bác sĩ chế độ ăn của cháu như vậy đã hợp lý chưa? Tôi xin cảm ơn bác sĩ và quý báo!

[Nguyễn Thị Mai]

Ảnh: twincranes

Trả lời:

Chị Mai thân mến!

Ở tuổi này, nhu cầu của trẻ vào khoảng 3 chén cháo/ bột với đủ 4 nhóm thức ăn và 600 ml sữa mẹ/sữa công thức. Trẻ ăn dặm thêm các thức ăn có lợi cho sức khỏe và giúp phát triển khả năng nhai, nuốt như trái cây, chế phẩm sữa sau những cữ ăn, bú. Nên duy trì sữa mẹ càng lâu càng tốt.

Cân nặng của cháu rất tốt, và cháu ăn uống đều đặn, chứng tỏ cháu nhận được đủ chất dinh dưỡng và phát triển ổn định. Chế độ ăn này hợp lý và giúp cháu khỏe mạnh, chị chăm sóc cháu rất chu đáo.

Tuy nhiên cháu cần được tập thức ăn thô dần để kích thích nhai, mọc răng, và càng lớn, bữa ăn càng gom lại để thành 3 bữa chính và 3-4 bữa phụ, không nên rải bữa ăn ra suốt ngày làm mất khoảng thời gian chơi và ngủ của cháu, vì chơi hợp lý và ngủ đủ giấc cũng rất cần để trẻ tăng trưởng.

Cháu vẫn cần được phơi nắng đầy đủ để tránh còi xương, giúp sử dụng tốt canxi có trong thức ăn và phát triển xương, răng tốt nhất.

Hẳn nhiều bà mẹ khi mới nuôi con, mới cho con tập ăn khá băn khoăn, không biết 1 ngày cho con ăn bao nhiêu là đủ? Tất nhiên sức ăn của mỗi bé là khác nhau. Bài viết ngắn sau đây nêu lên số lượng ăn thích hợp theo từng độ tuổi, chỉ có tính tham khảo. Dựa vào chỉ số phát triển: chiều cao, cân nặng, sự phát triển tâm thần, vận động của bé mà cha mẹ biết con mình ăn đã đủ hay chưa.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Bú mẹ hoàn toàn, theo nhu cầu.  Vì lí do nào đó không thể nuôi con bằng sữa mẹ thì dùng sữa công thức. Thường thì lượng sữa trung bình 1 ngày đối với bé là 150 ml/ kg/ngày chia ra 8 – 10 lần bú.

Trẻ từ 6 – 12 tháng

Bắt đầu ăn dặm [bột /cháo xay] + sữa với số lượng trung bình cho 1 ngày:

  • 6 tháng: 1 chén bột + bú sữa mẹ theo nhu cầu hoặc 800 ml sữa bình [nếu không có sữa mẹ]
  • 7 tháng: 2 chén bột + sữa mẹ hoặc 700 ml sữa bình.
  • 8 – 9 tháng: 3 chén bột + sữa mẹ hoặc 600 ml sữa bình.
  • 10 – 12 tháng: 4 chén bột + sữa mẹ hoặc 500 ml sữa bình.

Trẻ từ 12 – 24 tháng

1 ngày 4 – 5 cữ, mỗi cữ 1/2 đến 1 chén bột hoặc cháo đặc + bú mẹ hoặc 500 ml sữa bình [120 – 150 ml] 3 – 4 lần sữa bình sau ăn. Cách 3 tiếng ăn 1 lần.

Trẻ từ 24 tháng đến 5 tuổi

Trẻ có thể ăn cơm vì đã có đủ 8 răng hàm, tuy nhiên nếu trẻ thích ăn cháo thì cho ăn cháo đặc cũng không sao, nhưng cần tạo điều kiện để trẻ tập nhai nhé.

Khi trẻ bước sang tháng thứ 10, thực đơn ăn dặm của bé đã đa dạng hơn. Khả năng ăn thô cũng tốt hơn nên bé đã có thể ăn được những loại thức ăn của ba mẹ. Bài viết sau đây sẽ chỉ cho mẹ lịch ăn dặm đúng cách cho bé 10 tháng tuổi để ba mẹ biết cách phối hợp món ăn cho bé.

1. Bé 10 tháng tuổi có thể ăn được gì?

Khi trẻ được 10 tháng tuổi, bé đã có thể ăn được các loại rau, ngũ cốc, sữa chua không đường, phô mai, thịt,... đồng thời bé vẫn cần nguồn cung cấp dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Hầu hết các mẹ ở độ tuổi này đều đã mọc được 4 chiếc răng, có thể cắn được nhưng chưa nhai được. Do vậy, mẹ nên chọn các loại thức ăn mềm để bé có thể nghiền nát thức ăn bằng răng cửa và nướu trước.

Trẻ 10 tháng tuổi gần như có thể ăn những loại thức ăn tương tự như người trưởng thành. Mẹ chú ý bổ sung đầy đủ thức ăn ở tất cả các nhóm khác nhau, bổ sung thêm trái cây, hoa quả, sữa chua cho bé. Giai đoạn này, ba mẹ có thể tập cho bé kỹ năng tự bốc và xúc thức ăn. Trong những lần đầu tập xúc ăn, bé có thể vụng về làm vung vãi thức ăn. Lúc này, cha mẹ cần kiên nhẫn với con. Dần dần con cũng sẽ phát triển được kỹ năng phối hợp tay và mắt, tạo cho bé khả năng tự lập.

Với bé 10 tháng tuổi, mẹ nên tăng số bữa ăn dặm lên 3 - 4 bữa/ngày, xen kẽ giữa các bữa ăn là 1 cữ sữa. Bé nên được bổ sung từ 700ml - 950ml sữa mẹ hoặc sữa công thức một ngày. 

> XEM THÊM:

- Bổ sung vi dưỡng chất trong thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, lớn khỏe

- Hậu quả của thiếu vi chất dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ

- Bí quyết ăn dặm hợp lý mẹ cần thuộc nằm lòng

Tham gia Group Zalo để nhận thêm tài liệu về chăm sóc bé và kết nối trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio

2. Những loại thực phẩm tốt và không tốt cho bé 10 tháng tuổi

2.1. Những loại thực phẩm tốt cho bé 10 tháng tuổi

- Rau nấu chín: đậu Hà Lan, cải bó xôi, cà rốt, khoai tây, bí, khoai lang,...

- Thịt, gia cầm, cá đã được hầm mềm, cắt nhỏ

- Lòng đỏ trứng

- Các loại thực phẩm giàu tinh bột: bánh mì, mì ống

- Các loại hạt, ngũ cốc

2.2. Những loại thực phẩm không tốt cho bé 10 tháng tuổi

Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho bé ăn dặm 10 tháng tuổi, mẹ cũng nên chú ý tránh cho bé ăn các loại thực phẩm sau:

- Hoa quả để nguyên miếng

- Thịt dai, khó nhai, miếng to

- Bỏng ngô, các loại hạt

- Mật ong

- Sữa bò

- Các loại bánh, kẹo, nước ngọt

- Lòng trắng trứng

 

3. Một số lưu ý trong thực đơn ăn dặm bé 10 tháng tuổi

Mẹ hãy duy trì thực đơn của con với 3 bữa 1 ngày, mỗi bữa ăn cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. 

Không giống với ăn dặm ở những giai đoạn đầu, trẻ đến 10 tháng tuổi cần được chế biến các món ăn đặc hơn, có thể bắt đầu cho bé tập ăn thô để bé học nhai thức ăn.

Tuyệt đối không bế ăn rong, cho xem điện thoại, tivi hay chơi đồ chơi trong bữa ăn. Mẹ nên cho bé ngồi vào ghế ăn dặm để tập thói quen ăn uống lành mạnh cho bé.

Song song với bữa chính, mẹ nên có thể 2 bữa phụ đan xen để bổ sung thêm dưỡng chất cho bé. Một số món ăn phụ cung cấp dinh dưỡng cho bé: sữa chua, váng sữa, trái cây,....

4. món ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi mẹ nên bổ sung vào thực đơn của bé

4.1. Cháo trứng khoai lang

Chuẩn bị:

20g khoai lang

1 quả trứng gà

1 thìa cà phê dầu oliu

Cháo trắng

Cách chế biến:

- Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt nhỏ rồi cho vào đun cùng cháo trắng

- Khi cháo và khoai lang đã chín mềm, mẹ đập trứng gà lấy lòng đỏ rồi cho vào nồi, khuấy đều.

- Để cháo sôi thêm 3 - 4 rồi tắt bếp.

- Cho 1 thìa cà phê dầu oliu trộn vào cháo, để nguội một chút rồi múc ra bát cho bé ăn.

4.2. Cháo thịt heo rau ngót

Chuẩn bị:

Cháo trắng

30g thịt heo

30g rau ngót

1 thìa cà phê dầu oliu

Cách chế biến:

- Rau ngót rửa sạch rồi cho vào máy xay xay nhuyễn.

- Thịt heo băm nhỏ, đun cùng cháo trắng, khuấy đều. Đợi sôi khoảng 5 phút để thịt chín nhừ.

- Cho rau ngót vào cháo, khuấy đều, đun thêm khoảng 2 - 3 phút

- Cho 1 thìa dầu oliu vào cháo, đợi nguội một chút rồi múc ra bát.

4.3. Cháo yến mạch, cá hồi, bí đỏ

Chuẩn bị:

40g yến mạch

25g cá hồi

20g bí đỏ

1 hộp sữa tươi không đường

Cách chế biến:

- Yến mạch rửa sạch, ngâm nước trong 5 - 7 phút cho mềm

- Cá hồi rửa sạch, bỏ da, ngâm trong sữa tươi không đường khoảng 20 phút.

- Hấp cá với gừng cho bớt tanh, cá chín đem gỡ thịt và băm nhỏ

- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, nghiền nhỏ

- Cho yến mạch vào nồi đun với nước.

- Khi yến mạch sôi thì cho cá hồi, bí đỏ rồi đun thêm 5 phút thì tắt bếp. Đợi nguội một chút rồi múc ra bát cho bé ăn.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đủ cho mẹ kiến thức ăn dặm đúng cách cho bé 10 tháng tuổi. Nếu như mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về kiến thức ăn dặm cho bé,

Chủ Đề