Bé đạp nhiều trong bụng mẹ có tốt không

Hoạt động “đạp” của thai nhi bắt đầu xuất hiện khoảng cuối tuần thứ 8, nhưng chỉ là động tác nhỏ, mẹ chưa cảm giác được. Mẹ hãy cùng Meiji tìm hiểu về hành động “đạp” trong bụng mẹ của thai nhi nhé!

Hầu hết các mẹ bầu có thể cảm nhận sự chuyển động của thai nhi trong bụng từ tuần thứ 18-22 trở đi. Đặc biệt, đối với những thai phụ nhạy cảm hoặc đã từng mang thai thì có thể cảm nhận được trẻ “đạp” ngay từ khi thai được 16 tuần.

Những chuyển động thường xuyên, có quy luật, có nhịp điệu của thai nhi trong bụng chính là một dấu hiệu báo cho mẹ biết rằng trẻ đang khỏe mạnh và phát triển tốt. Mẹ nên tìm hiểu các chỉ số thai nhi trong suốt thai kỳ để an tâm hơn mẹ nhé.

Cảm nhận thai nhi “đạp” như thế nào?

Với mỗi trẻ sơ sinh khác nhau sẽ có những hoạt động và tần suất hoạt động khác nhau.

Vào giai đoạn mẹ bắt đầu cảm nhận được thai máy, thai nhi thường có tư thế đầu ở dưới rốn, chân hướng lên trên. Vì thế, mẹ thường cảm nhận được trẻ chuyển động ở phía trên và phần giữa bụng nhiều hơn là phía dưới bụng.

Mới đầu, có thể mẹ sẽ chỉ cảm thấy có một chút rung động, cảm giác vung vẩy, cuộn tròn, lăn tăn hoặc một cú đá nhỏ. Dần dần, khi em bé của bạn trở nên lớn và khỏe hơn, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được những cú “đạp”, đấm, xoay, vặn, bàn chân hay khuỷu tay của trẻ. Thậm chí, thai nhi có thể đá vào vùng xương sườn và làm bạn khá đau và giật mình.

Thai nhi thường ngủ nhiều lần trong một ngày và những lúc này thì trẻ sẽ im lặng. Tuy nhiên, vào buổi tối thì đa số các trẻ thường thích hoạt động bằng cách “đạp” vào bụng mẹ. Ngoài ra, có một số trẻ lại thích vận động vào buổi sáng sớm.

Nếu mẹ bầu nằm nghỉ ngơi ở tư thế nghiêng sang một bên, bạn sẽ cảm nhận rõ hơn từng cử động của thai nhi so với tư thế nằm ngửa, đứng, đi bộ hay làm việc.

Xem thêm: Độ mờ da gáy là gì? Các lưu ý quan trọng về độ mờ da gáy

Những lý do khiến trẻ hay đạp liên tục vào mẹ

Trẻ có khả năng đáp trả lại các kích thích từ bên ngoài

Thai nhi đá để phản ứng lại sự thay đổi của môi trường xung quanh. Với bất kì hoạt động hay tiếng động nào từ môi trường bên ngoài, cũng đều có thể làm trẻ “đạp” mẹ. Đây chính là một cách thức giao tiếp của trẻ, phản ứng với thế giới bên ngoài.

Phản ứng với âm thanh

Ở tuần thứ 20, thai nhi đã có thể nghe thấy và phản ứng lại với âm thanh. Khi có tiếng động nào xảy ra, mà mẹ cảm nhận được trẻ đạp thì đó là sự phát triển hoàn toàn bình thường của bé.

Phản ứng với thực phẩm

Thông qua nước ối, những hương vị thức ăn mà mẹ ăn vào cũng sẽ được truyền đến thai nhi. Điều này, khiến trẻ cũng cảm nhận được hương vị món ăn. Việc đạp bụng mẹ là sự thể hiện thái độ thích thú hoặc không thích thú của trẻ về mùi hương đó.

Xem thêm: Các chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần mẹ cần nắm rõ

Trẻ đạp mạnh và liên tục do không gian chật chội

Ban đầu, các chuyển động của trẻ chỉ dừng lại ở những cú nháy rất khẽ, nhưng khi thai ngày càng lớn dần, trẻ sẽ “đạp” mạnh hơn với tần suất cao hơn. Một phần cũng do khi thai lớn, không gian trở nên chật hẹp và trẻ cảm thấy khó chịu, muốn duỗi chân và “đạp” mẹ nhiều hơn.

Không gian chật chội cũng là lý do khiến bé đạp

Mẹ nằm nghiêng tạo điều kiện cho trẻ đạp nhiều hơn

Khi nằm nghiêng, các mẹ bầu thường cảm thấy trẻ đạp nhiều hơn. Là bởi vì, sự lưu thông máu của mẹ đã tốt hơn giúp đưa dinh dưỡng và oxy đến cơ thể bé nhiều hơn, trẻ chuyển động sẽ dễ dàng hơn so với lúc mẹ nằm ngửa.

Trẻ đạp để cố tránh ánh sáng

Trong bụng mẹ là một không gian ấm áp, mềm mại và không có ánh sáng. Việc ánh sáng chiếu vào làm cho không gian sống của trẻ bị thay đổi đột ngột. Thêm nữa, mắt trẻ vẫn còn yếu và chưa phát triển toàn diện, nên trẻ đạp bụng mẹ để nhắc nhở mẹ đừng để ánh sáng chiếu vào bụng và trẻ.

Trẻ đạp tức là trẻ đang thức

Khi thai ở tuần thứ 30, thai nhi bắt đầu biết nhận biết và phân biệt hơn về giấc ngủ và những lúc thức giấc. Trẻ bắt đầu ngủ nhiều hơn vào ban ngày, trong khi mẹ vẫn đang bận rộn với công việc. Còn ban đêm thì lại thức và đạp nhiều hơn khi mẹ đang nghỉ ngơi. Điều này có thể giải thích lý do tại sao trẻ thường thức dậy chủ yếu vào buổi tối và ban đêm, ngủ nhiều hơn vào ban ngày.

Xem thêm: Nguyên nhân dây rốn quấn cổ? Cách nhận biết và phòng tránh

Thai nhi trên 36 tuần “đạp” ít đi có sao không?

Từ 32 tuần trở đi, thai nhi lớn dần chiếm gần hết không gian của tử cung, sau đó, thai hạ thấp xuống xương chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Không gian hoạt động bị hạn chế, do đó số lần vận động của trẻ sẽ giảm đi. Dù thai nhi đạp bao nhiêu lần, chỉ cần có quy luật, có nhịp điệu, không thay đổi quá đột ngột và không kèm theo những triệu chứng khó chịu khác thì mẹ có thể yên tâm rằng trẻ vẫn phát triển bình thường trong bụng mẹ.

Thai nhi đạp như thế nào là bất thường

Về việc thai nhi đạp ít hay nhiều còn tuỳ thuộc vào cảm nhận của mẹ. Nếu mẹ có thời gian đếm cử động thai thường xuyên hoặc những mẹ có thành bụng mỏng thì việc cảm nhận được việc đạp của thai nhi sẽ nhiều hơn.

Việc thai nhi cử động nhiều cũng là 1 tín hiệu tốt chứng tỏ thai nhi đang phát triển khá tốt. Trong thời gian 4 tiếng đồng hồ, nếu mẹ cảm nhận được trên 10 cử động của thai nhi thì mẹ hoàn toàn yên tâm mẹ nhé.

Sau tuần 28 của thai kỳ mẹ nên sắp xếp theo dõi cử động thai 2 lần/ngày để theo dõi thai nhi. Nếu thấy bé giảm hoạt động một cách đột ngột thì mẹ nên tìm đến bác sĩ.

Tại sao thai nhi đạp liên tục?

Nguyên nhân của việc đạp nhiều là do em bé lớn lên khiến không gian trong tử cung đang dần hẹp lại. Điều này làm cho bất kỳ cử động nào của bé cưng cũng rất dễ nhận ra.

Thai nhi đạp như thế nào là bất thường?

Trong lúc tỉnh giấc, thai nhi sẽ cử động tối thiểu 3 - 4 lần/giờ. Nếu cử động của thai nhi thấp hơn mức này, hoặc thai đang ngủ, hoặc đây chính dấu hiệu thai máy bất thường. Trong trường hợp thai máy quá nhiều [hơn 20 lần] cũng yếu tố nhận biết thai máy bất thường.

1 tiếng em bé đạp bao nhiêu lần?

Một thai nhi khỏe mạnh là khi có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ. Nếu một hôm nào đó yên ắng, ít đạp hơn so với bình thường, mẹ có thể làm một số hoạt động sau để kích thích phản ứng của : Chuyển từ nằm sang ngồi, đứng dậy, đi lại nhẹ nhàng. Ăn đồ ngọt như bánh , uống sữa.

Khi nào thì em bé đạp trong bụng mẹ?

Thông thường, nếu thai nhi ở tuần thai quá sớm thì thai phụ sẽ khó lòng có thể phân biệt được đâu là cử động thai và sôi bụng, tuy nhiên, từ tuần thai thứ 18 trở đi, những cử động thai rất rõ ràng với sự căng, duỗi, đạp nhẹ hay cuộn tròn, xoay trở của .

Chủ Đề