Bị đau đầu nên đi khám ở đâu tphcm

Dây thần kinh liên sườn gồm 12 cặp xuất phát từ tủy sống ngực. Trong đó, nhánh trước chi phối vùng ngực và bụng, nhánh sau chi phối vùng lưng.

Với đặc điểm trải rộng và nằm nông trên thành ngực, dây thần kinh liên sườn dễ bị tổn thương khi có bất kỳ vấn đề nào tại cột sống, tủy sống và xương sườn.

Bạn cần khám thần kinh để xác định bệnh đau dây thần kinh liên sườn khi có các triệu chứng: đau rát, buốt, hoặc đau ở xung quanh xương sườn, ngực trên, lưng trên, cảm giác bóp ngẹt ngực trước ra sau, ngứa, châm chích.

2. Rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của hai hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Bệnh thường không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ khiến người bệnh mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ, lo âu, căng thẳng.

Ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần điều trị bằng các liệu pháp tâm lý, cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt để cân bằng trở lại.

Khi rối loạn thần kinh thực vật lâu ngày, bạn có thể gặp thêm những chứng bệnh như đổ mồ hôi tay chân, loét dạ dày – tá tràng. Lúc này, việc điều trị khá phức tạp. Tùy vào từng tình trạng cụ thể khi khám thần kinh, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.

3. Rối loạn tiền đình

Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Tiền đình có vai trò cân bằng cơ thể, giúp phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình.

Rối loạn tiền đình là tình trạng rối loạn hoặc tắc nghẽn dây thần kinh số 8; tổn thương động mạch não hoặc khu vựa tai trong và não. Điều này khiến tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn… Người bệnh nặng có thể gặp các vấn đề về thính giác và thị lực.

Rối loạn tiền đình có chữa được không? Bệnh gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh. Cách điều trị dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Mục đích chữa bệnh lớn nhất là xử lý những cơn chóng mặt cấp để phòng tránh tai nạn và phòng ngừa biến chứng cho người bệnh.

4. Đau nửa đầu

Đau nửa đầu thường là tình trạng đau âm ỉ hoặc đau nhói dữ dội ở một bên đầu. Người bệnh thường rất nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, kèm theo buồn nôn và nôn.

Nguyên nhân gây bệnh có thể do thay đổi hormone, khi gặp phải vấn đề gây căng thẳng thần kinh hoặc do sự thay đổi đột ngột của môi trường. Bạn sẽ biết nguyên nhân cụ thể khi trao đổi trong buổi khám thần kinh với bác sĩ.

Có nhiều loại thuốc điều trị đau nửa đầu. Song việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của của bác sĩ. Ngoài ra, điều chỉnh chế độ sinh hoạt và theo đuổi lối sống lành mạnh sẽ hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh đau nửa đầu.

Khám thần kinh ở đâu tốt?

Sau khi đã hiểu rõ khi nào nên đi khám và khám thần kinh bao gồm những gì thì bạn có thể thắc mắc thêm rằng khám thần kinh ở đâu tốt? Sau đây là những gợi ý chất lượng:

Một số địa chỉ khám thần kinh tốt nhất ở TPHCM

Để giải đáp cho bạn thắc mắc khám thần kinh ở đâu tốt TPHCM thì chúng tôi gợi ý những địa chỉ sau đây:

1. Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM [cơ sở 1]

“Nhờ chuyên gia tư vấn giúp tôi nên đi khám chứng đau đầu của mình tại bệnh viện nào trên địa bàn TP HCM? Gần hai tháng nay hôm nào tôi cũng được vài ba cơn đau đầu “ghé thăm”, ban đầu cơn đau xuất hiện ở nửa bên đầu, sau đó lan dần sang bên còn lại rồi đau dọc xuống phần cổ và bả vai, tôi đã dùng thuốc giảm đau nhưng không thấy hết nên muốn đi kiểm tra tình trạng hiện tại để biết chính xác mình bị gì. Mong sớm nhận được phản hồi từ chuyên mục. Xin cảm ơn”.

[lythihue_lth@…]

Giải đáp thắc mắc: 

Chào bạn thân mến!.

Hiện nay, ở tất cả các bệnh viện đa khoa công lập trên địa bàn thành phố đều có riêng một chuyên khoa thần kinh dành cho những người gặp vấn đề về hoạt động của não bộ đến thăm khám và điều  trị. Để được chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm, bạn có thể liên hệ một số bệnh viện có thế mạnh về chuyên khoa thần kinh như: Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115…

1. Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM:

Đến với khoa Thần kinh tại bệnh viện, bạn sẽ được đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm và hiện là giảng viên của bộ môn Thần kinh Đại học Y Dược TPHCM trực tiếp thăm khám và điều trị bệnh. Với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, dịch vụ thăm khám tốt , đây là một trong những địa chỉ đáng tin cậy về khám và điều trị các bệnh lý thần kinh.

Ngoài ra, tại bệnh viện Đại học y dược TP HCM có bảng chi phí khám và điều trị bệnh được niêm yết,  công khai rõ ràng nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

  1. Cơ sở 1: 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5,TP.HCM
  2. Cơ sở 2: 201 Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5,TP.HCM

– Điện thoại: [84.8] 3855 4269 – 3952 5355
– Fax: [84.8] 3950 6126
– Email:

Giờ khám bệnh: Thứ 2 đến thứ 6: từ 6g30 – 16g30 Thứ 7: từ 6g30 – 12g

Chủ nhật, ngày lễ: nghỉ

2. Bệnh viện Chợ rẫy TP HCM:

Khoa thần kinh tại bệnh viện Chợ rẫy hiện đang liên kết chặt chẽ với Bộ môn Thần kinh thuộc trường Đại học Y dược TP HCM nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc lâm sàng, chuyên thăm khám và điều trị các bệnh lý về thần kinh.

– Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, Hồ Chí Minh, Việt Nam
– Điện thoại : [84-8] 38554137 – 38554138 – 38563534
– Fax : [84-8] 38557267
– Email :

Giờ khám bệnh: Thứ 2 đến thứ 6: từ 7h – 16h [không nghỉ trưa] Thứ 7: từ 7h – 11h

Chủ nhật nghỉ.

3. Bệnh viện Nhân dân 115:

Với trang thiết bị hiện đại, cùng đội ngũ y bác sĩ hùng hậu và nhiều công trình nghiên cứu khoa học c về chủ đề thần kinh thường xuyên được tổ chức tại đây. Bệnh viện nhân dân 115 hứa hẹn sẽ là địa chỉ thăm khám uy tín và chất lượng.

– Địa chỉ:  527 Sư Vạn Hạnh,  Phường 12, Quận 10, TPHCM
– Điện thoại : [08] 3864 4249 – [08] 3865 5110
– Fax: [08] 3865 5193

Giờ khám bệnh:

Thứ hai đến thứ sáu hàng tuần : Từ 07h sáng đến 16h30 chiều.
Thứ bảy – chủ nhật – ngoài giờ : có ekip trực 24/24h.

MỜI BẠN XEM THÊM: Bật mí 3 loại tinh dầu giúp chữa đau đầu cực hay 

Chúc bạn sớm khỏi bệnh. Thân chào!.

Đau đầu là tình trạng phổ biến, xảy ra với hầu hết mọi người, ở mọi độ tuổi. Nếu đau đầu kéo dài và hay tái phát có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Vậy đau đầu khám khoa gì? Đây có thể là triệu chứng của những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Đau đầu khám khoa gì: Nội Thần kinh

Khi bệnh nhân đau đầu và muốn đi khám thì tùy trường hợp có thể chọn các chuyên khoa phù hợp để chẩn đoán, chụp chiếu, xét nghiệm tìm ra nguyên nhân chính xác. Từ đó bệnh nhân được bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị phù hợp.

Thông thường, khoa Nội thần kinh là nơi khám, điều trị bệnh liên quan đến đau đầu. Đây là nơi tiến nhận thăm khám và điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh như đau đầu, đau cột sống, tai biến mạch máu não, thoát vị đĩa đệm cột sống, huyết áp cao, động kinh, xơ vữa động mạch, loạn thần kinh chức năng, Parkinson, viêm não tuỷ, viêm đa dây thần kinh, bệnh thoái hoá hệ thần kinh…

Khoa Nội Thần kinh ở các bệnh viện uy tín được trang bị cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm có thể thực hiện rất nhiều kỹ thuật chẩn đoán chuyên khoa. Chẳng hạn như: Chụp cộng hưởng từ MRI mạch não, Điện tâm đồ, Đo lưu huyết não, Chụp đĩa đệm cản quang, điện não thường quy…Từ đó, việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thần kinh ngoại biên phức tạp sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Nếu cơn đau đầu đi kèm với các triệu chứng thần kinh khác như lú lẫn, thay đổi ý thức, co giật và đau nửa đầu [cơn đau chỉ khu trú ở một nửa hộp sọ và da đầu], hoặc người bệnh thấy buồn nôn và nôn thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán càng sớm càng tốt.

Nếu bệnh nhân không chắc đau đầu khám khoa gì thì bệnh nhân nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ đa khoa

2. Cách xử trí khi gặp những tình trạng đau đầu khác nhau

Nếu bệnh nhân không chắc đau đầu khám khoa gì, cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ khoa Khám bệnh. Trong khâu khám ban đầu, bác sĩ sẽ đặt ra những câu hỏi phù hợp, kiểm tra sức khỏe toàn diện và chỉ định các xét nghiệm nếu cần, để giới thiệu người bệnh đến đúng chuyên khoa.

Với từng dạng đau đầu đi kèm biểu hiện khác nhau dưới đây, người bệnh cần biết cách xử trí thích hợp và thăm khám đúng nơi cần thiết:

2.1. Đau đầu khám khoa gì với tình trạng đau đầu kèm nôn mửa

Nếu bạn bị đau đầu dữ dội và cơn đau này có kèm theo nôn mửa và chóng mặt: Đừng lãng phí thời gian mà hãy nhờ người thân đi cùng để đưa bạn đi cấp cứu. Nếu không được, bắt buộc phải gọi xe cấp cứu địa phương. Theo Viện Ung thư Quốc gia Pháp, sự phát triển của khối u não đôi khi dẫn đến đau đầu. Dấu hiệu xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng khi thức dậy và sau khi thức dậy kèm buồn nôn, nôn mửa.

Những cơn đau đầu này là do áp lực bên trong hộp sọ tăng lên. Đây là lý do tại sao người bệnh đau đầu hơn vào buổi sáng, bởi vì khi đang nằm, áp lực cơ thể cao hơn. Những cơn đau đầu này, kèm theo nôn mửa, cũng có thể là dấu hiệu của chấn động hoặc chấn thương đầu. Đay là hai dấu hiệu cần được tư vấn càng sớm càng tốt.

2.2. Nếu đau đầu kèm theo đau cánh tay

Nếu bạn bị đau đầu và cơn đau dai dẳng kèm theo ngứa ran hoặc thậm chí tê liệt ở cánh tay, bạn có thể đang bị đột quỵ. Những cơn đau này có thể gây ra các triệu chứng:

– Tình trạng khó nói

– Mất thị lực

– Tê liệt một phần mặt hoặc miệng

– Mất các kỹ năng vận động của cánh tay, chân hoặc thậm chí là một nửa cơ thể.

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng này hoặc chứng kiến ​​ai đó trong tình huống này, đừng trì hoãn gọi cấp cứu và nói rõ ràng bất kỳ triệu chứng nào đã quan sát được. Trong trường hợp đột quỵ, mỗi phút đều có giá trị. Sau một giờ, 120 triệu tế bào thần kinh sẽ bị phá hủy và sau 4 giờ, hy vọng chữa khỏi gần như bằng không.

Đau đầu khám khoa gì: Thông thường căn bệnh được khám ở chuyên khoa Nội Thần kinh

2.3. Đau đầu sau một tai nạn cần làm gì?

Nếu vài ngày sau tai nạn, thậm chí vài tuần, bạn thấy đau đầu dữ dội thì đó có thể là dấu hiệu bạn đã bị tụ máu não. Đó là một vũng máu hình thành trong não sau khi mạch bị vỡ. Khối máu tụ này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, đau đầu sau tai nạn cần đi khám sớm.

Nếu không được điều trị nhanh chóng, khối máu tụ thực sự có thể phát triển và dẫn đến hôn mê với những hậu quả không thể phục hồi. Để điều trị loại vết bầm này, các bác sĩ sẽ giải phóng  các vùng não bị chèn ép.

2.4. Đau đầu khám khoa gì nếu kèm theo mất trí nhớ?

Đau đầu có thể đi kèm với các vấn đề về trí nhớ, rối loạn thị giác hoặc khó tập trung. Những rối loạn bất thường này lại có thể là dấu hiệu của một khối u. Hãy cẩn thận, những khối u này không phải lúc nào cũng là ác tính. Nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến chức năng não chỉ đơn giản bằng cách nén các mô lân cận, gây tổn thương thị giác hoặc thính giác. Người bệnh cần thăm khám chuyên khoa Nội thần kinh để được chỉ định các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết và tư vấn điều trị phù hợp.

2.5. Đau đầu đột ngột khi gắng sức, kèm sốt

Những cơn đau đầu đột ngột sau khi người bệnh vận động gắng sức, tức giận, stress có thể là dấu hiệu xuất huyết não hoặc xuất huyết màng não. Nếu cơn đau đầu xuất hiện lần đầu, nhưng đau dữ dội hoặc kèm theo yếu cơ, tê bì, liệt nửa người có thể là dấu hiệu tụ máu não, u não… Nếu đau đầu kèm theo sốt có thể nguy cơ viêm não, viêm màng não,…

Tóm lại, hãy đi thăm khám bác sĩ khi bạn có những cơn đau đầu dai dẳng, tần suất lặp lại thường xuyên và đau dai dẳng kèm các dấu hiệu nói trên. Tại bệnh viện, bạn sẽ có thể làm một loạt các xét nghiệm để đánh giá các triệu chứng đau đầu và xem chúng có nghiêm trọng hay không.

Hãy đi thăm khám bác sĩ khi bạn có những cơn đau đầu dai dẳng, tần suất lặp lại thường xuyên

3. Cách làm dịu một cơn đau đầu tại nhà

Để làm dịu cơn đau đầu, điều đầu tiên cần làm là nghỉ ngơi hoặc nằm ở nơi yên tĩnh. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp giảm bớt cơn đau đầu:

– Xoa bóp thái dương của bạn: Mục đích là để kích thích và điều chỉnh các chức năng của cơ thể. Để cơn đau đầu biến mất, hãy bắt đầu xoa bóp vùng bị đau theo chuyển động tròn. Khi bắt đầu thực hiện, nên ấn nhẹ để không làm tăng cơn đau, sau đó cần ấn mạnh hơn một chút.

– Sử dụng tinh dầu: Tinh dầu là phương thuốc chữa đau đầu mạnh mẽ. Chỉ cần nhỏ  một vài giọt lên trán và thái dương và massage nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể cho tinh dầu vào bát nước sôi. Đứng trên đầu, trùm khăn kín và hít hơi. Tinh dầu như bạc hà, oải hương sẽ làm dịu cơn đau đầu của bạn vì nó giúp thư giãn các dây thần kinh.

– Uống nước gừng: Gừng có tác dụng chữa đau đầu rất hiệu quả. Chúng có chứa chất chống viêm tự nhiên. Để thực hiện, bạn hãy đổ một thìa gừng tươi xay vào cốc nước sôi và uống khi còn ấm. Gừng cũng làm giảm cảm giác buồn nôn hiệu quả. Cũng có thể uống trà hương thảo để giảm đau đầu  Loại cây này có tác dụng ngăn ngừa và thậm chí có thể ngăn chặn sự khởi phát của cơn đau. Đổ một cốc nước sôi lên trên một thìa hương thảo khô. Để ngâm trong 10 phút và uống.

– Ngâm chân nước nóng: Để chữa lành cơn đau đầu, hãy chăm sóc đôi chân của bạn. Sức nóng sẽ hút máu từ đầu xuống chân và đây chính là thứ sẽ làm giảm áp lực lên não của chúng ta. Một kỹ thuật khác: Đặt một miếng gạc ấm lên trán hoặc cổ của bạn. Hơi nóng sẽ giúp bạn thư giãn và giảm căng cơ ở khu vực đó.

– Dùng thuốc giảm đau không cần kê đơn, chẳng hạn như paracetamol, để vượt qua cơn đau. Hãy cẩn thận, không nên dùng thuốc quá thường xuyên vì điều này có thể làm tăng chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu dai dẳng của bạn. Cũng phải cẩn thận để không vượt quá liều lượng quy định, tức là tối đa 4 gam mỗi 24 giờ đối với người lớn.

Video liên quan

Chủ Đề