Bị polyp tử cung là gì

Polyp cổ tử cung là bệnh ký thường gặp ở nữ giới. Đặc biệt bà bầu bị polyp cổ tử cung thì có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không và có nguy hiểm không. Vậy cách điều trị thế nào mới hiệu quả và phòng tránh như thế nào?

1. Cách nhận biết polyp cổ tử cung:

Polyp cổ tử cung là các khối u nhỏ, dài phát triển trên cổ tử cung ,phần hẹp ở dưới cùng của tử cung kéo dài đến âm đạo. Cổ tử cung nối khoang tử cung và phần trên của âm đạo, có chức năng như là lối đi cho tinh trùng để thụ tinh trứng và thụ thai. Trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung của sản phụ trở nên mỏng và rộng hơn để em bé có thể dễ dàng chui qua. Polyp là cấu trúc dễ vỡ, phát triển từ cuống bắt nguồn từ bề mặt của cổ tử cung hoặc bên trong của ống cổ tử cung. Nếu bị polyp, bạn thường chỉ có một, hai hoăc nhiều nhất là ba khối u trên cổ tử cung. Không giống như những bệnh phụ khoa thông thường khác, bệnh polyp cổ tử cung rất khó phát hiện mà chỉ có thể căn cứ vào những dấu hiệu bất thường của vùng kín: - Vùng bụng dưới bị đau. - Cơ thể mệt mỏi, suy nhược. - Khí hư có màu vàng và xuất hiện mùi hôi. - Quan hệ tình dục bị đau, chảy máu khi quan hệ.

- Chu kỳ kinh nguyệt không đều, rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, chảy máu giữa 2 chu kỳ.


Bệnh polyp cổ tử cung rất khó phát hiện

>>> xem thêm: siêu âm tim thai                         

2. Rủi ro khi mang thai bị polyp cổ tử cung:

Những khối polyp được cho rằng không quá nguy hiểm nhưng lại khiến cho người bệnh cảm thấy đau rát và khó chịu. Ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em cũng như sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.
Mẹ bầu bị polyp cổ tử cung tùy vào kích thước của khối u mà có thể gây nên những ảnh hưởng như: - Gây tăng tiết dịch âm đạo dẫn đến tăng nguy cơ mắc viêm nhiễm phụ khoa ở các mẹ bầu. - Tâm lý, sức khỏe của cả mẹ bầu cũng bị ảnh hưởng bởi polyp cổ tử cung gây ra sự khó chịu và cảm giác lo lắng trong suốt quá trình mang thai, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi - Những khối u sẽ phát triển ngày càng lớn theo thời gian có thể bịt kín cổ tử cung và gây khó khăn trong quá trình sinh đẻ, nhất là những trường hợp sinh thường.

- Đặc biệt, với những trường hợp bị polyp cổ tử cung khi mang thai nguy cơ bị sảy thai, sinh non là rất cao, nhất là với những ai áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

3. Cách điều trị mẹ bầu bị polyp cổ tử cung:

Trong trường hợp đang mang thai, các chị em phát hiện sớm và can thiệp kịp thời thì bệnh vẫn có thể chữa khỏi nên chị em cũng không nên lo lắng nhiều.  Điều trị polyp cổ tử cung khi mang thai nên sử dụng các phương pháp can thiệp ngoại khoa để cắt bỏ khối polyp. Trong trường hợp xuất hiện chân cuống sẽ tiến hành đốt điện để tránh bị mọc lại.


Mẹ bầu bị polyp cổ tử cung cần có phương pháp điều trị hợp lý
 

Việc điều trị polyp cổ tử cung khi mang thai cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, tránh việc sử dụng thuốc để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu kích thước khối u quá lớn hãy lựa chọn thời gian và phương pháp phù hợp để loại bỏ triệu để khối polyp mà không gây ảnh hưởng đến thai.
Các mẹ bầu cũng cần phải lưu ý trước khi quyết định làm mẹ hãy đi khám sức khỏe tổng quát cũng như khám sức khỏe phụ khoa để chắc chắn rằng sức khỏe của mình hoàn toàn khỏe mạnh. Trong quá trình mang thai nên thực hiện khám thai đầy đủ để theo dõi sức khỏe cũng như tình trạng phát triển của thai nhi. Đây cũng chính là cách để bạn phát hiện mình có mắc bệnh polyp cổ tử cung hay không, từ đó có hướng can thiệp kịp thời tránh để ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

 Với mong muốn giúp chị em chủ động trong việc chăm sóc, bảo vệ và phòng ngừa hoặc điều trị sớm các bệnh phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn đã xây dựng Gói khám sức khỏe phụ khoa toàn diện với quy trình khám nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng. Mọi thông tin, đặt lịch khám xin vui lòng liên hệ qua Tổng đài 1900 599 858.
>>> tham khảo: đăng ký thai sản trọn gói

TS. BS Nguyễn Cảnh Chương – Giám đốc Trung tâm Đào tạo Chỉ đạo tuyến và nghiên cứu khoa học – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ giải đáp giúp bạn đọc về căn bệnh này.

1. Thế nào là polyp nội mạc tử cung?

Polype nội mạc tử cung thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh sản và tiền mãn kinh, đa số bệnh lành tính. Polyp hình thành do sự phát triển quá mức của tuyến và mô đệm nội mạc tử cung. Kích thước polyp có thể từ vài milimet đến vài centimet, một hoặc đa polyp, có cuống hoặc không có cuống. Polyp có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trong lòng buồng tử cung.

Polyp có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trong lòng buồng tử cung.

Các triệu chứng thường gặp của polyp nội mạc tử cung là ra máu bất thường, đau bụng âm ỉ vùng hạ vị, thiếu máu nếu ra máu kéo dài nhiều lần. Nhiều trường hợp chỉ được phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ, sinh thiết buồng tử cung hay xét nghiệm tế bào học CTC.

2. Nguyên nhân gây polyp nội mạc tử cung

Đa số các trường hợp được cho rằng có liên quan đến sự gia tăng nồng độ và tác động estrogen nội sinh hay ngoại sinh.

Ts. BS Nguyễn Cảnh Chương – GĐTT Đào tạo Chỉ đạo tuyến và NCKH – BV Phụ sản Hà Nội

  • Béo phì: những phụ nữ có BMI ≥30 có tỷ lệ polyp lòng tử cung khoảng 55%.
  • Sử dụng thuốc Tamoxifen[ thuốc điều trị ung thư vú] cũng tăng nguy cơ bị polyp tử cung.
  • Ngoài ra các yếu tố nguy cơ khác như: liệu pháp điều trị hormon thay thế ở những phụ nữ hậu mãn kinh có chứa estrogen, Hội chứng Lynch và Cowden…

3. Sự nguy hiểm của polyp nội mạc tử cung

Bệnh Polyp nội mạc tử cung tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây những biến chứng đáng tiếc, nguy hiểm. đó là:

  • Gây hiếm muộn do cảm trở sự làm tổ của trứng đã thụ tinh trong buồng tử cung.
  • Gây thiếu máu mạn tính do xuất huyết tử cung.
  • Ảnh hưởng tới quá trình mang thai do polyp nôi mạc tử cung phát triển gây chèn ép vào thai nhi, dẫn đến hiện tượng sảy thai, sinh non.
  • Gây bệnh viêm âm đạo, viêm âm hộ và viêm cổ tử cung... do tăng tiết dịch
  • Một số ít polype tiến triển ung thư hóa

4. Chẩn đoán polype nội mạc tử cung

- Polype nội mạc tử cung thường được phát hiện dựa vào triệu chứng ra máu bất thường hoặc có tiền sử vô sinh, sảy thai..

- Siêu âm bơm nước buồng tử cung hoặc siêu âm 3D buồng tử cung giúp khẳng định chẩn đoán, ngoài ra có thể xác định vị trí và kích thước polype

- Soi buồng tử cung chẩn đoán giúp quan sát trực tiếp polype

Người ta chia điều trị polyp nội mạc tử cung làm 2 phương pháp đó là điều trị nội khoa và ngoại khoa

Trường hợp polyp nội mạc tử cung nhỏ hơn 10mm và không có triệu chứng lâm sàng, thì khoảng 6.3% polyp có thể tự thoái triển. Người ta chia điều trị polyp nội mạc tử cung làm 2 phương pháp đó là điều trị nội khoa và ngoại khoa

Điều trị nội khoa

  • Dụng cụ tử cung chứa Levonogestrel, có thể ngừa hình thành polyp nội mạc tử cung , nhất là ở những trường hợp có dùng tamoxifen
  • Progesterone đường toàn thân, GnRH đồng vận có tác động đến nội mạc tử cung, nhưng thường chỉ có thể sử dụng điều trị hỗ trợ trước can thiệp ngoại khoa.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa được chỉ định trong các trường hợp polyp nội mạc tử cung như:

  • Xuất hiện triệu chứng: Kích thước > 1,5cm, đa polyp, khối polyp thò ra ngoài cổ tử cung, có polyp trong trường hợp hiếm muộn, sảy thai.
  • Nạo hút buồng tử cung có thể giúp loại bỏ polyp, tuy nhiên được xem như là thủ thuật làm mù, do không nhìn thấy chính xác vị trí polyp nên không chắc chắn loại bỏ hoàn toàn khối polyp, đồng thời có thể làm mô vụn gây khó khăn cho việc đánh giá mô học.
  • Nội soi buồng tử cung cắt polyp.

Có thể nói, polyp lòng tử cung sau điều trị có thể cải thiện triệu chứng tới 75-100%, tỉ lệ tái phát thấp và cải thiện tình trạng mang thai từ 43-80%.

Xem thêm video được quan tâm:

Bộ Y Tế lo ngại Omicron lây lan nhanh dịp Tết Nguyên Đán


Video liên quan

Chủ Đề