Bigzero nghĩa là gì

Nỗi ám ảnh mang tên “BigZero”


ICTnews - Beeline đã “chào” thị trường bằng gói cước BigZero. Các mạng di động lớn không khỏi lo ngại rằng cuộc đua giảm cước mới có thể khiến họ “sức cùng lực kiệt”.

Đầu năm 2009, các mạng di động lớn vẫn nhìn các tân binh bằng “một nửa con mắt” bởi họ nghĩ rằng mạng nhỏ sẽ “không còn cửa” để có thể gây tổn hại đến mạng lớn. Sự xuất hiện quá đỗi “hiền từ” của Vietnamobile khiến cho các mạng di động lớn càng tăng thêm sự tin tưởng vào nhãn quan của mình. Và như vậy, cuộc đua trên thị trường di động để chia nhau miếng bánh khoảng 30 triệu thuê bao còn lại nghiễm nhiên thuộc về 3 đại gia Viettel, MobiFone và VinaPhone.

Gần như không có lợi thế gì trong cuộc chạy đua trên thị trường di động, nhưng chỉ một “chiêu thức” BigZero, Beeline đã khiến “3 đại gia” di động không khỏi “giật mình” cho dù đã có mạng di động tiên liệu trước rằng, mạng nhỏ sẽ chỉ còn “cửa” chạy đua về giá cước. Mối lo ngại về Beeline đã bắt đầu xuất hiện và nó đang trở thành nỗi ám ảnh về một nguy cơ “làm nát thị trường di động” của các mạng di động lớn. Để khẳng định nỗi ám ảnh này, các mạng đi dộng đã dẫn chứng sang thị trường mở cửa khá sớm là Campuchia đã bị các chiêu thức tương tự kiểu BigZero khiến cho các mạng lớn lâm vào cảnh “lưỡng bại câu thương”.

Tranh cãi xung quanh gói cước BigZero

Phía Beeline tin rằng, gói cước đầu tiên của họ - “Big Zero” sẽ là gói cước “sốc” nhất trên thị trường di động hiện nay với việc miễn phí gọi nội mạng từ phút thứ 2 của cuộc gọi trong thời gian tối đa 20 phút [không giới hạn số cuộc gọi miễn phí]. Cước gọi đến mạng khác là 1.199 đồng/phút, cước tin nhắn SMS trong nước nội mạng của Beeline 250 đồng và đến các mạng khác 350 đồng. Cước cuộc gọi đi quốc tế là 3.600 đồng/phút và gửi tin nhắn SMS quốc tế 2.500 đồng.


Phản ứng ngay sau khi Beeline tung ra gói cước BigZero, nhiều mạng di động lên tiếng cho rằng Beeline đã vi phạm quy định về quản lý giá cước và bán phá giá thị trường. Đại diện mạng di động đưa ra phương pháp tính, bình quân hiện nay thời gian gọi của mỗi cuộc gọi nội mạng là 2 phút, nhưng với chính sách miễn phí từ Beeline, khách hàng có thể gọi nội mạng trung bình tới 4 phút. Như vậy cước cho mỗi phút gọi nội mạng chỉ còn gần 300 đồng/phút. Trong khi đó, giá thành bình quân mỗi phút gọi nội mạng khoảng từ 600 – 700 đồng/phút. Như vậy có thể xem mức cước di động mà Beeline đưa ra là vi phạm quy định về quản lý giá cước. Tuy nhiên, ông Alexey Blyumin, Giám đốc GTel Mobile cho rằng, Beeline sẽ không phá vỡ thị trường Việt Nam vì gói cước BigZero sẽ chỉ miễn phí cuộc gọi nội mạng từ phút thứ 2 chứ không ảnh hưởng đến các mạng di động khác.

Sắp có cuộc chiến mới?

Mới đây, phía Viettel đã bày tỏ quan điểm lo ngại về gói cước BigZero lên Bộ TT&TT. Theo tính toán của Viettel, sẽ có khoảng 50% thuê bao di động trong một vùng là không có nhu cầu di chuyển ra khỏi vùng, nên nhà mạng này đang lo ngại sẽ có nhiều thuê bao của mình rời mạng để chuyển sang mạng Beeline vì chính sách gọi nội mạng quá hấp dẫn. Vì thế, nếu cơ quan quản lý nhà nước không có sự điều chỉnh mức cước của Beeline thì các mạng di động sẽ phải “bấm bụng” chơi tiếp cuộc đua giảm cước nội mạng. “Nếu bị mất khách hàng, các mạng di động sẽ phải tung ra những gói cước tương tự. Thậm chí giá cước nội mạng cũng có thể sẽ giảm xuống để cạnh tranh với BigZero. Như vậy, một cuộc chiến sẽ xảy ra giữa các nhà mạng và hậu quả là gây ra nguy cơ phá vỡ thị trường”, một lãnh đạo Viettel nói. Phía Viettel còn cho rằng, một khi các doanh nghiệp viễn thông lớn bị suy yếu, thậm chí có thể bị lỗ sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường viễn thông Việt Nam và như vậy cũng đồng nghĩa với việc thu ngân sách bị giảm và khát vọng về tập đoàn kinh tế lớn sẽ khó thành hiện thực.

Mặc dù Bộ TT&TT chưa có kết luận chính thức về gói cước BigZero, nhưng một lãnh đạo Vụ Viễn thông [Bộ TT&TT] cho biết, hiện gói cước BigZero chưa vi phạm các quy định về quản lý giá cước. Đồng thời ông còn khẳng định chắc chắn sẽ không có chuyện các “đại gia di động” muốn làm gì thì làm, dù có muốn tung ra các gói cước tương tự như gói cước BigZero. Để cạnh tranh với Beeline thì các mạng di động lớn vẫn phải tuân thủ nguyên tắc quản lý là đăng ký giá cước với Bộ TT&TT.

“Tại một số quốc gia Đông Âu, nơi VimpelCom đang cung cấp dịch vụ dưới thương hiệu Beeline, sự cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông cũng rất gay gắt, mức độ thâm nhập thực tế lên tới trên 100% và chúng tôi đã rất thành công ở các quốc gia này. Theo tôi, chính nhờ sự cạnh tranh như vậy mới khiến cuộc chơi thú vị hơn, đòi hỏi tất cả các nhà khai thác phải có tính chiến đấu cao. Thị trường Việt Nam là một cơ hội kinh doanh tốt, đồng thời cũng là một thử thách đối với Beeline”.

Ông Alexey Blyumin,

Giám đốc GTel Mobile

Beeline chưa có ý định dừng BigZero



Ông Alexey Blyumin, Tổng giám đốc của GTEL Mobile.

Beeline chưa có ý định dừng BigZero

ICTnews – Theo ông Tổng giám đốc Gtel Mobile, Beeline chưa thể đưa ra thời hạn dừng gói cước BigZero và cũng sẽ không chạy đua về giá cước, mà chủ yếu là hiệu quả kinh doanh.

Ông Alexey Blyumin, Tổng giám đốc của GTEL Mobile, cho biết thêm: Khi chưa xác định được chính xác là số lượng thuê bao sẽ là bao nhiêu và số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bao nhiêu, thì chưa thể đưa ra thời điểm chính xác để dừng dịch vụ được.

Tại buổi ra mắt mạng Beeline tại TP. Hồ Chí Minh chiều ngày 6/8, ông Alexey Blyumin cũng khẳng định không có việc Beeline thuê lại hệ thống network của Vinaphone để cung cấp dịch vụ. Cơ sở vật chất của Beeline hoàn toàn đáp ứng đầy đủ việc cung cấp dịch vụ mạng 2G và GSM tại Việt Nam.

Beeline chỉ đàm phán với VinaPhone về việc cùng hợp tác triển khai 3G trong thời gian tới, trong đó quan trọng là cung cấp các dịch vụ hậu mãi cho khách hàng.

Về việc phủ sóng mạng Beeline tại Việt Nam, ông Trương Tấn Tài, Trưởng phòng Triển khai mạng tại miền Nam cho biết mạng này sau 8 tháng đã phủ sóng gần như 100% tại 3 thành phố lớn là Hà Nôi, TP. HCM và Đà Nẵng, dự kiến cuối năm sẽ phủ sóng 40 đến 46 tỉnh thành trong cả nước, trong đó có 18 tỉnh phía Bắc, 11 tỉnh miền Trung và 17 tỉnh phía Nam.

Bên cạnh số lượng thì chất lượng dịch vụ cũng sẽ được cải thiện khi ngoài các các trạm BTS chính, nhà mạng cũng sẽ triển khai nhiều trạm phát sóng phụ ở các vùng xa trong các tỉnh thành.

Trước thắc mắc về việc các dịch vụ Giá trị gia tăng của Beeline không có gì mới so với các mạng di động khác đang triển khai là Vinaphone, Mobiphone, hay Viettel,… đại diện nhà mạng này khẳng định mặc dù không mới, nhưng các dịch vụ của Beeline sẽ khác các mạng khác về chất lượng dịch vụ, cũng như việc sử dụng các công nghệ và giải pháp hoàn toàn mới, bảo đảm sẽ đem đến cho khách hàng nhiều bất ngờ và chính xác như thế nào sẽ có trong thời gian tới.

Như vậy, mạng di động thứ 7 Beeline đã chính thức ra mắt ở cả hai miền Nam Bắc. Tuy nhiên, theo khảo sát thì khách hàng vẫn chỉ đón nhận ở mức cầm chừng, họ cho biết gói cước BigZero thực sự hấp dẫn, thế nhưng do mạng chỉ mới ra mắt và mới chỉ phủ sóng ở một vài thành phố lớn nên vẫn chưa dám mạnh dạn dùng thử.

BigZero - Sáng tạo nhưng thiếu may mắn



Gói cước BigZero tuột khỏi danh hiệu Gói cước xuất sắc nhất trong năm 2009trong nuối tiếc .

BigZero sáng tạo nhưng thiếu may mắn

ICTnews – Đạt điểm cao nhất về tính sáng tạo và độc đáo nhưng chung cuộc, gói cước BigZero ngậm ngùi nhìn Q Teen nhận giải "Gói cước di động xuất sắc nhất năm 2009".

Ngày 2/2/2010, tại Hà Nội, Báo Bưu điện Việt Nam phối hợp với gần 30 các phóng viên, biên tập viên chuyên về lĩnh vực ICT trong các cơ quan báo chí cả nước tổ chức bình chọn gói cước di động xuất sắc nhất năm 2009.

Cuộc bình chọn này được thực hiện thường niên, bắt đầu từ năm ngoái nhằm khuyến khích, động viên các doanh nghiệp không ngừng sáng tạo để đem lại nhiều lợi ích nhất cho người dùng.

Cuộc bình chọn được tiến hành một cách công bằng, khách quan do các nhà báo bình chọn và chấm điểm, kiểm phiếu. Năm nay, tham gia bình chọn có phóng viên, biên tập viên từ Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Thanh Niên, Tiền Phong, VnExpress, Thời báo Vi tính Sài Gòn, Lao Động, Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ…

Tiêu chí bình chọn gói cước bao gồm: yếu tố giúp cho gói cước trở nên độc đáo và xứng đáng là gói cước xuất sắc nhất; Gói cước thể hiện được những ý tưởng mới trong thiết kế, trong quá trình phát triển, sự tiện ích và sức hấp dẫn của thị trường; Thành công trong lợi nhuận và sức hút khách hàng của gói cước này; Cách thức quảng bá gói cước; Ý nghĩa và hiệu quả của gói cước đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà báo còn xem xét bình chọn cả về phương pháp trình bày gói cước lôi cuốn, hấp dẫn trước các nhà báo của các mạng di động.

Khác với năm ngoái các nhà báo đề cử gói cước và chấm điểm, năm nay, đại diện các mạng di động chọn ra gói cước họ cho là xuất sắc nhất trong năm 2009 và trực tiếp trình bày, thuyết phục các nhà báo. Có 6 gói cước được 6 mạng di động đưa ra tranh tài gồm: BigZero [Beeline], Maxi Talk [Vietnamobile], Eco 999 [S- Fone], Talk 24 [Vinaphone], Q Teen [MobiFone] và gói cưới Tôi là sinh viên [Viettel]. Mỗi gói cước đều được thiết kế dành cho đối tượng khách hàng riêng biệt.

BigZero được chọn là người nổ phát súng đầu tiên cho buổi thuyết trình trước các nhà báo về gói cước. Beeline đã cử chuyên gia từ Nga đến để thuyết trình về tính sáng tạo và ưu việt của gói cước này. Ngay khi chính thức cung cấp dịch vụ, Beeline chỉ tung ra độc chiêu duy nhất là BigZero với mức giá duy nhất 1.199đồng/1 phút cho cả nội mạng và ngoại mạng. Đó là chưa kể tới việc miễn phí tất cả các cuộc nội mạng từ phút thứ 2 trong vòng 20 phút.

Theo cách tính này, khách hàng gọi trong 20 phút được hưởng giá cước siêu rẻ với 60 đồng/phút và với mỗi một cuộc gọi trong vòng 5 phút, giá cước sẽ là 240 đ/phút. Với một khách hàng sử dụng nhiều tới 10 cuộc gọi nội mạng/ngày với thời gian 10 phút thì cũng chỉ mất 12.000 đồng. Trong khi các mạng khác mất tới 10.000 đồng cho chỉ 1 cuộc 10 phút. Ngoài ra, giá cước gọi ngoại mạng của Beeline là 1.199 đ/phút, rẻ hơn so với các mạng khác gần 400 đ/phút, cước tin nhắn SMS trong nước nội mạng của Beeline 250 đồng và đến các mạng khác 350 đồng.

Từ khi được tung ra thị trường tháng 7/2009, BigZero được đánh giá là “bom tấn” trong năm. BigZero cũng được cho là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị Gói cước xuất sắc nhất năm 2009 với cách thiết kế độc đáo, miễn phí gọi nội mạng từ phút thứ 2 của cuộc gọi trong thời gian tối đa 20 phút [không giới hạn số cuộc gọi miễn phí]. Thực tế là BigZero đã khiến “3 đại gia” di động không khỏi “giật mình”. Thậm chí, gói cước này đã tạo nên trào lưu mới: các mạng di động lớn chạy đua khuyến mãi chỉ tính cước vài phút đầu và miễn phí các phút sau.

Sau khoảng hơn 1 giờ đồng hồ nghe các mạng di động thuyết trình, các nhà báo đã tiến hành chấm điểm cho từng gói cước. Các nhà báo đến từ báo Lao Động, Người Lao động, VnExpress, Thời báo Vi tính Sài Gòn đã cùng với Báo Bưu điện Việt Nam tiến hành cộng điểm công khai và công bố kết quả ngay tại buổi bầu chọn.

Video liên quan

Chủ Đề