Bình khô xe máy xài được bao lâu

Ắc quy xe máy là bộ phận có tác dụng tích trữ điện năng và cung cấp cho các bộ phận sử dụng điện trên xe máy như còi, đề, đèn chiếu sáng và các thiết bị điện khác. Hiện nay ắc quy xe máy được chia làm hai loại là ắc quy nước và ắc quy khô. 

1. Khi nào nên thay mới bình ắc quy xe máy?

Tuổi thọ của ắc quy thường kéo dài khoảng hai năm với ắc quy nước và ba năm với ắc quy khô tùy thuộc vào các yếu tố tác động bên ngoài và quá trình sử dụng phương tiện.

Người dùng cần thay ắc quy xe máy mới khi nhận thấy một trong số các dấu hiệu sau đây:

  • Tiếng còi xe, xi nhan kêu đứt quãng, âm thanh nhỏ hoặc bị lạc tông khi bật.
  • Xe khó nổ máy, đề không lên, người điều khiển xe phải đạp cần đạp số để khởi động. 
  • Đèn xe và đèn xi nhan không sáng như bình thường, đặc biệt khi bấm còi đèn sẽ yếu đi.
  • Khi nhấn nút đề, tín hiệu đèn N [số 0] không sáng hoặc bị yếu.
  • Đối với xe tay ga, đèn báo lỗi động cơ sẽ nhấp nháy liên tục khi khởi động.

Ngoài những dấu hiệu trên, người dùng có thể kiểm tra trực tiếp bình ắc quy xe máy, nếu phát hiện tình trạng bị phồng rộp, có vết bẩn chảy trên bề mặt hoặc có mùi khét thì nên thay ngay ắc quy mới.

Người dùng cần nhận biết các dấu hiệu để tiến hành thay bình ắc quy xe máy [Nguồn: Sưu tầm]

2. Thay ắc quy xe máy bao nhiêu tiền?

2.1. Các loại bình ắc quy xe máy thông dụng

Hiện nay, có hai loại bình ắc quy được sử dụng phổ biến trên thị trường là ắc quy nước và ắc quy khô:

  • Bình ắc quy nước: Loại bình này có bản cực chì và sử dụng dung dịch điện giải là axit sunfuric pha loãng. Bình ắc quy nước 12V [thông dụng cho xe máy] có sáu ngăn, mỗi ngăn được xem như một ắc quy đơn và kết nối với nhau bởi các cầu nối có hiệu cực âm [-], dương [+]. Loại ắc quy này có công suất lớn nên người dùng cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng. Muốn cho ắc quy hoạt động tốt và hiệu quả, người dùng cần bổ sung dung dịch điện phân nhằm đảm bảo khả năng phóng điện của bình. Đặc biệt, khi dung dịch trong bình cạn dưới 50% thì người dùng cần châm thêm nước cất. 
  • Bình ắc quy khô: Loại bình này có kết cấu ở trạng thái khí, được sử dụng cùng với các linh kiện có khả năng dẫn điện tốt nên sở hữu mức điện trở nhỏ hơn so với bình ắc quy nước. Bên cạnh đó, bình ắc quy khô còn có khả năng phóng điện mạnh và không bị mất điện ngay cả khi không hoạt động trong thời gian dài. 

2.2. Giá thay bình ắc quy xe máy

Giá thay ắc quy xe máy hiện nay bao gồm chi phí bình ắc quy mới và tiền công.

Trong đó, giá của ắc quy phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Dung lượng: Loại bình dành cho xe máy có dung lượng từ 4 - 10Ah. Người dùng nên lựa chọn ắc quy có mức dung lượng bằng với loại đang sử dụng cho phương tiện.

- Điện áp: Các loại bình ắc quy sử dụng cho xe máy thường có mức điện áp khoảng 12V.

- Loại bình:

+ Ắc quy khô: Có nhiều loại bình khác nhau cho từng dòng xe với mức giá dao động từ 250.000 - 500.000 VNĐ. Bình khô với ưu điểm là hoạt động khỏe, tuổi thọ cao, bền bỉ và không cần bảo dưỡng thường xuyên.

+ Ắc quy nước: Chi phí mua mới của loại bình này sẽ rẻ hơn so với ắc quy khô, dao động trong khoảng từ 200.000 - 250.000 VNĐ. Tuy nhiên, bình sẽ có tuổi thọ thấp và cần bảo dưỡng, châm nước khoảng 3 tháng/lần. 

Mức chi phí thay ắc quy mới phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau [Nguồn: Sưu tầm]

3. Cách thay ắc quy xe máy với chi phí tiết kiệm

Trong quá trình sử dụng phương tiện, nếu gặp phải tình trạng bình ắc quy bị hết điện hoặc hư hỏng thì người dùng có thể tham khảo hai cách thay ắc quy xe máy dưới đây:

Cách 1: Phục hồi/thêm axit vào bình ắc quy cũ

Phương pháp này giúp người dùng tiết kiệm chi phí thay mới, nhưng yêu cầu người thực hiện phải có kinh nghiệm để tránh làm hư hỏng bình. Quy trình thực hiện gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Kiểm tra trình trạng ắc quy thông qua đồng hồ điện tử.
  • Bước 2: Châm dung dịch phục hồi vào bình [bao gồm nước cất, axit sunfuric,…].
  • Bước 3: Chờ trong vài phút để dung dịch chảy đều vào bình. Sau đó người dùng xả điện ra ngoài bằng cách nối bình ắc quy với một bóng đèn nhỏ.
  • Bước 4: Sạc điện theo quy trình phục hồi ắc quy.
  • Bước 5: Đo dung lượng bình và bổ sung thêm dung dịch nếu chưa đủ định mức.
  • Bước 6: Tiếp tục lặp lại quá trình xả - sạc để phục hồi ắc quy.

Cách 2: Thay ắc quy xe máy mới tại nhà

Nếu việc phục hồi ắc quy không mang lại hiệu quả hoặc xe máy sử dụng ắc quy khô thì người dùng có thể tham khảo cách thay mới đơn giản theo các bước sau:

  • Bước 1: Tắt máy và rút chìa khoá xe.
  • Bước 2: Xác định vị trí bình ắc quy và dùng tua vít tháo các bộ phận bảo vệ bình.
  • Bước 3: Lấy bình cũ ra khỏi xe, tháo dây từ cực âm [thường là dây màu đen hoặc xanh] rồi đến cực dương [thường là dây màu đỏ]. Trong quá trình tháo, người thực hiện nên cẩn thận với các điểm tiếp xúc của điện cực để tránh gây hư hỏng.
  • Bước 4: Tiến hành đấu dây từ cực dương vào bình rồi đến dây từ cực âm. 
  • Bước 5: Đặt bình ắc quy về vị trí cũ và lắp lại các bộ phận bảo vệ.

Bên cạnh đó, người dùng cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề quan trọng để đảm bảo quá trình thay ắc quy xe máy đúng cách và dễ dàng hơn:

  • Cẩn thận khi tháo lắp các cực âm và cực dương của bình ắc quy. Người dùng cần lưu ý nguyên tắc tháo từ cực âm trước, lắp từ cực dương trước. Nếu người thực hiện làm ngược lại thứ tự có thể gây đoản mạch và dẫn đến cháy nổ.
  • Đối với ắc quy nước, người dùng cần đảm bảo duy trì lượng dung dịch đúng định mức, tránh việc thêm quá nhiều sẽ gây rò rỉ.
  • Trong quá trình vận chuyển và bảo quản, người dùng không được đặt bình ắc quy nằm nghiêng do chất lỏng có thể bị rò rỉ, dẫn đến việc tạo khí hydro, dễ gây cháy và gỉ sét.
  • Nếu phát hiện dung dịch ắc quy xe máy có hiện tượng rò rỉ, người dùng không nên tự xử lý mà hãy đem phương tiện đến các đơn vị, trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa. Dung dịch ắc quy vô tình văng vào mắt có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng, do đó người dùng cần rửa ngay với nước sạch và đến cơ sở y tế ngay lập tức. 

Nhìn chung, người sử dụng xe cần thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu yếu bình, hư hỏng để bảo dưỡng và thay ắc quy xe máy định kỳ nhằm đảm bảo phương tiện được vận hành ổn định.

Việc sử dụng xe máy điện ngày càng phổ biến không chỉ vì tính an toàn mà còn những ưu điểm khác như tiết kiệm nhiên liệu, độ bền cao, thân thiện với môi trường. Các dòng xe máy điện của VinFast như VinFast Feliz và VinFast Klara A2 đều được trang bị hệ thống ắc quy chì axit kín khí với sáu bình nối tiếp có dung lượng lên đến 20 - 22Ah, đáp ứng quãng đường di chuyển khoảng 90km sau mỗi lần sạc đầy.

Xe máy điện VinFast Klara A2 

Bên cạnh đó, hệ thống ắc quy còn đạt tiêu chuẩn chống nước IP67 giúp xe có thể giảm bớt các tác nhân gây ra do khi đi vào vùng ngập nước. 

Xe máy điện VinFast Feliz

Quý khách hàng quan tâm có thể đăng ký lái thử và đặt mua xe máy điện qua website hoặc gọi điện đến số hotline 1900 23 23 89 để được hướng dẫn chi tiết.

* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.

>> Xem thêm: 

Khi nào thì cần thay bình ắc-quy xe máy?

Bình ắc quy là một trong những bộ phận cực kì quan trọng của xe máy nhưng vì nó "ẩn" trong xe nên ít được để ý tới. Là một người dùng xe máy, bạn nên để ý những dấu hiệu bên dưới để biết khi nào xe "bị yếu bình" để có thể thay bình cho kịp thời, tránh trường hợp xe không còn đề hay chạy được thì rất vất vả.

Những dấu hiệu sau cho thấy đã tới lúc bạn nên thay bình ắc quy:

  • Xi nhan kêu rất nhỏ, tiếng kêu bị đứt quãng, hoặc nghe tiếng xi nhan bị "nhão" [kéo dài, không gãy gọn], bị "lạc giọng"
  • Đề máy lên khó hoặc thậm chí không đề được, phải đạp máy mới chạy
  • Đèn không sáng như bình thường, xi nhan cũng không sáng như bình thường
  • Khởi động nguội khó: khởi động nguội là khởi động lần đầu tiên trong ngày, nếu ngày nào bạn cũng thấy đề khó thì có khả năng là ắc quy gần hết

Tuổi thọ của ắc quy thường kéo dàu khoảng 2 năm với ắc quy nước [dùng dung dịch axit], và tầm 3 năm với ắc quy khô [ắc quy kín khí, loại này giờ người ta xài nhiều]. Hồi xưa còn dùng ắc quy nước thì chúng ta còn có khái niệm "châm nước bình", giờ thì do chúng ta đã chuyển sang dùng bình khô nhiều nên chỉ có thay luôn bình mà thôi.



Trước hết là đèn xi nhan và đèn chính của xe sẽ hoạt động không như thiết kế, ánh sáng phát ra yếu hơn, và tiếng xi nhan cũng có thể bị nhỏ hơn bình thường. Điều này khiến bạn khó quan sát đường hơn vào buổi tối, người khác không thấy rõ xi nhan của bạn khi bạn cần chuyển hướng, tóm lại là dễ bị tai nạn hơn.

Một cái khó chịu nữa là xe không đề được. Sáng ra chuẩn bị đi làm mà đề xe một hồi mới lên thì có nguy cơ trễ giờ làm. Ngoài ra mình từng bị trường hợp là xe LEAD của bạn gái mình sau một thời gian đề khó mà quên đi thay bình thì tới 1 hôm không còn đề được nữa, mà xe LEAD đó lại không có đồ đạp [hoặc do có mà mình không biết], nên phải dắt bộ đi thay bình thì xe mới chạy lại. Hên là hôm đó không cần chạy đi gấp, chứ không là móm.

Một tình huống nữa mà mình chưa thấy nhưng nghe nói: bình ắc quy cạn mà tiếp tục dùng lâu thì có thể gây phù bình, nguy hiểm tới an toàn cháy nổ. Cái này không rõ là đúng hay không, nhờ anh em rành xe xác minh giúp.


Ngày xưa mình từng dùng ắc quy khô nhưng không phải là cho xe máy, mà là để phát điện cho hệ thống router nhà mình khi cúp điện [thời 2013-2014 hay bị cúp điện lắm]. Mình sạc bằng cục sạc xong thì thấy bình xài bình thường không gặp vấn đề gì, nhưng mình không chắc đây là điều nên làm. Phần này nhờ anh em Tinh tế tư vấn thêm bằng cách comment vào bài nhé, sau khi có câu trả lời từ anh em thì mình sẽ update vào bài.

Hình trên là cái đồ mình dùng để sạc lại bình ắc quy nè, mua cũng rẻ, tầm 250.000 đồng hồi năm 2013, giờ chắc giá cũng xấp xỉ như thế này hoặc rẻ hơn. Nhưng mà bình xe máy thì lâu lâu chúng ta mới cần sạc lại nên mua cái đồ sạc này nhiều khi phí tiền. Mình mua nó là do mình cần sạc bình thường xuyên sau khi xài cho router. Dạo này ít cúp điện nên cũng không còn dùng tới đồ sạc và hệ thống ắc quy tự chế này nữa.

Video liên quan

Chủ Đề