Bụng phình to là bệnh gì

Chướng bụng là hiện tượng hết sức bình thường diễn ra hàng ngày, nhiều người còn lầm tưởng là do họ bị béo bụng, vì vậy chứng chướng bụng thường bị "xem nhẹ". Nếu để bụng phình quá to và lâu ngày sẽ rất khó chịu và hại sức khoẻ. Thậm chí, đó còn là dấu hiệu của bệnh ung thư, viêm gan... nên nếu bỏ qua sẽ khiến bệnh không được phát hiện sớm.

Có rất nhiều nguyên nhân gây chướng bụng. Nếu bạn cảm thấy bụng mình đôi khi to bất thường "như bà bầu", cảm giác đầy bụng vì nhiều hơi hơn là vì ăn no thì hãy thử thay đổi một số thói quen ăn uống, sinh hoạt dưới đây nhé!

Dị ứng với sữa

Trong sữa có thành phần lactose khó dung nạp với hệ tiêu hoá của một số người, làm khí gas trong ruột tăng nhanh. Gluten có trong bột mì cũng tương tự. Ngoài ra còn rất nhiều người bị dị ứng với hải sản, trứng... gây chướng bụng nhưng lại không nhận ra.

Chúng mình có thể thử thay đổi thói quen ăn uống để phát hiện cơ thể mình có dị ứng với loại thực phẩm nào không nhé.

Uống bằng ống hút

Khi uống một ngụm nước bằng ống hút, thì một nửa "ngụm" ấy chính là không khí. Ống hút luôn có một khoảng trống rất dài, bạn càng chia làm nhiều ngụm nhỏ thì lượng khí vào bụng càng nhiều gây chướng bụng, ợ hơi, xì hơi nhiều hơn bình thường đấy nhé!

Ăn mặn

Có bao giờ bạn nhận thấy sau khi ăn một loại snack quá mặn thì bụng lại phình to ra? Đó là do cơ thể bạn đang cố cân bằng lượng nước, hồi phục bằng cách trữ nước nhiều hơn bình thường để ngăn tình trạng mất nước lại xảy ra. Nên khi bạn uống bù nước sau đó, nước sẽ ứ lại và gây chướng bụng.

Ăn nhiều đường, chất béo

Chất béo mất thời gian lâu để tiêu hoá hơn tinh bột hay chất đạm, nên bụng sẽ phình lâu hơn.

Fructose có mặt trong rất nhiều loại thức ăn chế biến sẵn, rất khó để tiêu hoá đối với đường ruột của một số người, đặc biệt là các chất tạo ngọt nhân tạo sorbitol.

Các loại đồ ăn gây đầy hơi

Hiện tượng đầy hơi hầu như mỗi người có thể gặp hàng ngày nhưng chúng ta không cảm nhận được. Thủ phạm của hiện tượng này là các thực phẩm giàu carbonhydrat như các loại đỗ, bông cải xanh, bắp cải, mận, táo. Chúng khiến thức ăn trong ruột tiêu hoá chậm và giải phóng khí lưu huỳnh khiến bụng chúng mình rất ấm ách, khó chịu.

Ăn quá nhanh

Khi ăn quá nhanh chúng ta thường có xu hướng nuốt chửng và nuốt luôn rất nhiều không khí vì chưa trải qua quá trình nhai để nghiền nhỏ. Điều này dẫn tới việc tăng khí gas trong đường ruột và làm bụng phình to. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế hiện tượng này.

Thay đổi nội tiết tố

Phụ nữ tiền mãn kinh, trong giai đoạn đầu của thai kỳ và nhất là trong chu kỳ "đèn đỏ" thường gặp tình trạng chướng bụng kéo dài. Thay đổi hormone làm chậm nhu động ruột khiến thức ăn di chuyển chậm trong đường tiêu hoá sẽ dẫn đến đầy hơi và táo bón.

Bệnh về gan, thận

Những người bị bệnh về gan, thận cũng thường xuyên chịu đựng triệu chứng bụng phình to bất thường. Nếu bạn có các dấu hiệu gồm vàng da, trắng mắt, đau bụng thì nên đi khám bác sĩ ngay nhé.

Ung thư buồng trứng

Thường thì triệu chứng của ung thư này khá mơ hồ, nhưng nếu bạn gặp các triệu chứng đầy hơi dai dẳng và các vấn đề tiết niệu, các bạn nên tới các cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh kịp thời nhé!

Khi tình trạng chướng bụng diễn ra thường xuyên, các bạn hãy kiểm tra lại các thói quen của mình, thay đổi để chứng chướng bụng khỏi hẳn. Nếu chướng bụng không giảm, các bạn nên đi kiểm tra sức khỏe ngay nhé!

Thời gian tiêu hóa thức ăn ở dạ dày và hấp thu ở ruột non thông thường từ 3-5 giờ. Nếu quá 3 -5 giờ mà thức ăn vẫn chưa được tiêu hóa sẽ sinh ra chướng bụng, đầy hơi; nếu nhanh hơn sẽ gây tiêu chảy.

Một người tiêu hóa bình thường sẽ đi đại tiện sau khi ăn mỗi 12 đến 24 giờ. Đầy hơi là cảm giác khó chịu, no bụng sau khi ăn. Chướng bụng là tình trạng bụng phình to, căng ra, thường đi kèm với đầy hơi.

Người bệnh sẽ có cảm giác đầy hơi, chướng bụng khi lượng khí trong đường tiêu hóa tăng lên bất thường. Biểu hiện của chứng đầy hơi, chướng bụng là ợ hơi nhiều lần, ợ chua, nóng rát vùng họng, có lúc buồn nôn hoặc nôn, bụng tức nặng ở phía trên, ậm ạch, khó chịu, đau râm ran, đi lại nặng nề, có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón kèm theo... Nặng hơn, có thể gây ra đau toàn vùng bụng, đau thắt ngực sau khi ăn.

Đầy hơi, chướng bụng thường bắt nguồn từ những thói quen không tốt khi ăn uống như: ăn quá nhiều, ăn những thực phẩm khó tiêu [thức ăn giàu tinh bột; nhiều chất xơ; nhiều chất béo; sử dụng rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga...] hoặc ăn không đúng cách: ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn không đúng bữa, đúng giờ, vừa ăn no đã nằm ngay, vừa ăn vừa xem tivi.

Đầy hơi, trướng bụng còn do rối loạn vận động nhu động ống tiêu hóa [dạ dày, ruột] làm cho dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn và thức ăn xuống ruột chậm nên việc tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn; do rối loạn hệ thống vi khuẩn trong đường tiêu hóa [loạn khuẩn] làm cho không đủ men để chuyển hóa thức ăn gây ứ đọng, lên men và sinh hơi.

Đồng thời, chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu cũng có thể bắt gặp ở những bệnh nhân bị bệnh gan như viêm gan, sỏi trong gan, áp xe gan, xơ gan…; sỏi túi mật hay viêm, tắc đường dẫn mật.

Những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng hoặc dùng một số thuốc để điều trị bệnh suy tuyến giáp trạng, tăng huyết áp, chữa bệnh trầm cảm... cũng có thể bị đầy hơi, chướng bụng.

Các chuyên gia cho biết, nếu đầy hơi, chướng bụng là nguyên nhân do ăn uống thì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu đầy hơi, chướng bụng diễn ra thường xuyên và kéo dài làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi, kiệt sức, dẫn đến suy kiệt thì đó có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh như viêm loét dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày - tá tràng, viêm gan... Khi đó cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể nhằm tìm ra nguyên nhân và can thiệp càng sớm càng tốt.

Để hạn chế chứng đầy hơi, chướng bụng, việc đầu tiên là phải thay đổi thói quen ăn uống:

+ Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, nhiều tinh bột và nhiều chất xơ; các thức ăn chua, cay, bánh kẹo, đồ ngọt; các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá.

+ Bỏ thói quen nhai kẹo cao su làm cho bụng bị tích nhiều khí làm nặng thêm chứng đầy hơi, chướng bụng.

+ Ưu tiên thực phẩm chứa chất đạm và sản phẩm từ sữa chứa ít đường - béo.

+ Nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh như cam, bưởi, táo, dứa, lê, nho, đu đủ, rau khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, rau muống, rau dền...

+ Uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.

+ Ăn uống đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ; hạn chế nói chuyện khi ăn; không ăn quá no; ăn xong nên đi lại nhẹ nhàng.

+ Nên làm việc điều độ, dành 6 - 8 tiếng mỗi ngày để ngủ, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, nghe nhạc… giúp tinh thần thoải mái, giải tỏa stress, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.

+ Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày cũng là cách giúp nhu động ruột hoạt động đều, tiêu hóa tốt.

+ Đối với người bị ợ nóng hoặc trào ngược axít, để tránh áp lực cho dạ dày nên chia bữa ăn thành 4 đến 5 bữa nhỏ mỗi ngày.

Một số mẹo sau có thể hữu ích để đánh tan nhanh và hiệu quả triệu chứng đầy hơi, chướng bụng: ăn vài lát gừng tươi chấm muối; uống trà gừng nóng [uống từng ngụm nhỏ]; uống nước chanh gừng [dùng 1 cốc nước ấm pha với một thìa mật ong, 2 thìa nước cốt chanh và vài lát gừng]; uống trà nóng pha vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc ăn vài nhánh bạc hà tươi.

Ngoài ra, có thể dùng tay mát xa nhẹ nhàng vùng bụng, xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, lấy rốn làm trung tâm mát xa vòng bụng từ bẹn phải, lên sườn phải, sang sườn trái, xuống bẹn trái và có thể bôi ít dầu nóng khi mát xa. Dùng túi chườm ở vùng bụng hoặc có thể dùng khăn nóng để chườm.

Tại sao khi ăn no bụng lại to ra?

Thức ăn được vận chuyển từ dạ dày, qua ruột, đến trực tràng nhờ vào sự co bóp nhịp nhàng của các lớp cơ có trong thành ruột. Tuy nhiên, do một số lí do, các cơn co bóp này có thể trở nên mạnh và kéo dài hơn, dẫn tới đầy hơi, chướng bụng, cũng có thể yếu hơn dẫn tới hiện tượng phân trở nên khô, cứng.

Bụng căng tức khó chịu uống gì?

Đầy bụng nên uống nước gì?.

Nước lọc..

Trà gừng mật ong..

Giấm rượu táo..

Nước chanh muối..

Trà hoa cúc..

Nước ép dứa..

Nước ép cà rốt..

Bụng to là dấu hiệu bệnh gì?

Béo bụng không chỉ khiến bạn khó mặc quần Jean vì quá chật, mà nhiều nghiên cứu đã chứng minh nó còn khiến bạn dễ bị mắc các bệnh như: đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, bệnh tim mạch, mỡ máu, ung thư vú, viêm tụy...

Bị chướng bụng đầy hơi nên uống thuốc gì?

Sử dụng thuốc chống acid, chống tiết acid và chống đầy hơi: Loại thuốc này được sử dụng khi bị chứng khó tiêu, đầy hơi do thừa acid dịch vị như maalox plus, phosphalugel, gasvicon, pepsan,... Các loại thuốc này vừa có tác dụng trung hòa acid, vừa có tác dụng chống đầy hơi trong dạ dày.

Chủ Đề