C bị bắt vì lấy cắp xe gắn máy của hàng xóm C mới vi phạm lần đầu trong trường hợp này thì sẽ bị

Thọ mượn xe tôi, về đến khu tập điện cho tôi không được. Thọ trèo qua ban công của nhà đang xây bị phát hiện. Công an lập biên bản thu giữ xe của tôi. Luật sư cho tôi hỏi cơ quan công an giữ xe trong bao lâu?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật Dương Gia! Tôi muốn có chút thắc mắc muốn nhờ Luật Dương Gia giải đáp ạ!

Tối ngày 29/05 bạn đồng nghiệp [A.Thọ] trong cty của tôi mượn xe đi chơi, đến lúc về nhà tập thể [khoảng 12 p.m], Thọ gọi điện thoại cho tôi mở cửa nhưng tôi để chế độ im lặng nên không biết. Sau đó, Thọ đã trèo lên nhà hàng xóm bên cạnh đang thi công cất nhà [với ý định trèo vào nhà tập thể chúng tôi đang ở qua ban công]. Lúc này những công nhân xây dựng thi công nhà bên cạnh phát hiện Thọ đang trèo, tưởng là kẻ trộm nên gọi Thọ xuống để hỏi chuyện, Thọ sợ bị đánh nên trèo xuống và bỏ chạy. Để lại chiếc xe máy của tôi tại đó. Lúc này những công nhân này đã gọi công an Phường Mễ Trì xuống lập biên bản và thu giữ xe của tôi. sáng ngày 30/05 Thọ đã cầm đăng ký xe của tôi lên trình công an sự việc để xin lại xe, và công an cũng đã gọi tôi lên để xác minh lấy lời khai. Sau đó công an bảo tôi về mà k hẹn ngày trả lại xe, chỉ nói với tôi rằng phải giữ xe để điều tra. Tôi không hiểu họ điều tra gì ở cái xe tôi, khi giấy tờ đã đã đầy đủ, a.Thọ người liên quan đã đến trình báo sự việc, nếu họ có nghi ngờ a Thọ là phạm tội thì sao k điều tra a Thọ mà lại giữ xe của tôi để điều tra? Và không biết họ được quyền giữ xe của tôi đến bao lâu? Mong sớm nhận được sự giúp đỡ của quý công ty! Tôi xin chân thành cảm ơn! 

Luật sư tư vấn:

    Theo quy định tại Điều 74, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 [BLTTHS] thì “vật chứng là những vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và những vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội.” Trong trường hợp của bạn, xe máy là vật mang dấu vết phạm tội, là đối tượng của tội phạm có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội nên cơ quan điều tra có quyền giữ xe của anh để phục vụ việc điều tra.

     Về việc trả lại tài sản, tại khoản 3, Điều 76, Bộ Luật tố tụng hình sự 2003 có quy định “Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp,nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.“, do đó thời gian tạm giữ xe máy của bạn sẽ do cơ quan điều tra xem xét và quyết định mà không có quy định cụ thể nào về thời gian tạm giữ tang vật trong các giai đoạn tố tụng.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Để lấy lại tài sản, bạn nên thực hiện các bước sau:

– Liên hệ trực tiếp với cơ quan công an để hỏi rõ lý do giữ tài sản.

– Nếu liên hệ trực tiếp không có kết quả, bạn nên làm đơn gửi lên cơ quan công an đề nghị cho biết lý do giữ tài sản của bạn, nếu trả lại tài sản cho bạn thì ảnh hưởng như thế nào tới việc xử lý vụ án bởi trong trường hợp này rõ ràng anh Thọ chỉ có mục đích là bỏ trốn để không bị đánh mà không phải có mục đích trộm cắp tài sản.

– Trong trường hợp cơ quan công an có lý do không trả lại tài sản, hoặc không trả lời đơn của bạn thì bạn có thể tiếp tục gửi đơn hoặc chờ kết thúc giai đoạn điều tra để cơ quan Công an chuyển hồ sơ vụ án sang Viện Kiểm Sát thực hiện việc truy tố. Khi đó, VKS sẽ là cơ quan có thẩm quyền xem xét trả lại xe cho anh.

1. Thời hạn tạm giữ tang vật trong vụ án hình sự

Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào văn phòng luật, tôi muốn nhờ các luật sư tư vấn giúp tôi một số thắc mắc, xin văn phòng trả lời giúp tôi. Câu chuyện của tôi như sau:  

Vào khoảng 13h30p chiều ngày 6/10/2013 tôi có cho Phạm Quốc Điệp [là em trai chồng tôi] mượn xe để đi tới xã Thạch Tân [trong cốp xe của tôi khi đó có 1 chiếc áo mưa màu nâu, 1 chiếc áo thanh niên Việt Nam, 17 triệu đồng tiền mặt loại mệnh giá 200.000đ, 500 USD], khi tới đoạn ngã 3 Thạch Tân thì Điệp bị một người tên là Việt Anh cầm chùy được ông Quân chở trên xe gắn máy chặn lại, Việt Anh dùng chùy đánh Điệp bị thương, sau đó Việt Anh lấy mất xe của tôi đi. Đến khoảng 16h cùng ngày, gia đình tôi có đi tìm xe thì thấy xe máy của tôi đang ở trong nhà ông Quân, tôi có xin lại xe nhưng ông Quân không đồng ý [ông Quân lấy lí do là do Điệp nợ tiền ông nên nếu như mang tiền sang trả cho ông thì ông mới cho xin xe ra, tôi cũng nói rõ là xe này là của tôi, chủ sở hữu xe là của tôi chứ không phải của Điệp nhưng ông Quân vẫn không đồng ý]. Sau đó, Điệp có viết đơn gửi công an huyện giải quyết. Về phía công an huyện do anh Sơn ở đội Trật tự xã hội thụ lý vụ án đã thu xe của tôi về, lúc khám xe có gọi tôi đến để chứng kiến, trong cốp xe không có thứ gì. Tôi cũng đã được anh Sơn gọi sang lấy lời khai và làm trình báo ngay sau đó. Đến nay, đã 2 tháng trôi qua, tuy nhiên, việc xác nhận số tiền có trong cốp xe có hay không và kết quả điều tra vẫn chưa được thông báo. Tôi ngỏ ý muốn xin xe ra để đi làm thì anh Sơn giải thích là, do tôi khai trong xe có tiền nên còn phải giữ xe lại để xác minh xem trong cốp xe có tiền hay không, cho nên lãnh đạo chưa cho xin xe ra. Hiện nay [đã 2 tháng trôi qua] tôi được biết cơ quan công an huyện Thạch Thành đã gọi lấy lời khai của tất cả những người liên quan. Mặt khác tôi được biết những người liên quan đều được tại ngoại. Vì chiếc xe là phương tiện duy nhất để tôi làm và đi lại nên việc Công an giữ xe của tôi quá lâu đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến công việc, sinh hoạt hàng ngày của tôi. Tôi đã nhiều lần muốn xin xe ra nhưng cơ quan công an huyện vẫn không đồng ý. Vậy, tôi muốn hỏi, cơ quan công an huyện làm như vậy có đúng không? Thời gian xử lý vụ án liên quan đến xe máy của tôi là bao lâu? Tôi muốn xin xe ra thì phải làm thế nào? Mong các luật sư tư vấn giúp tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

     Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, về việc cơ quan công an huyện làm như vậy là đúng bởi chiếc xe của anh có thể được coi là vật chứng [chứng cứ] có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội. Hơn nữa, sau khi anh xác nhận xe thì số tiền trong cốp xe cũng bị mất nên cơ quan công an cần phải làm rõ thêm về việc số tiền đó không còn. Và việc Công an huyện tạm giữ đó nhằm chứng minh hành vi phạm tội của người tên Việt Anh và ông Quân về hành vi cướp tài sản là chiếc xe máy của anh là đúng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự [Bộ luật Tố Tụng Hình sự 2003]

Thứ hai, về thời gian xử lý vụ án: 

    Khi giải quyết xong vụ án trên, hoặc không chứng minh được việc phạm tội thì cơ quan tạm giữ phải trả lại xe máy cho anh. Cụ thể là phải tuân theo thời hạn điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003. Về thời hạn điều tra thì được quy định tại Điều 119 như sau:

“1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.”

Tuy nhiên đối với những vụ án có tính chất phức tạp thì cơ quan công an có thể xin gia hạn điều tra. Sau đó sẽ là thời gian truy tố cũng như đưa vụ án ra xét xử.

Thứ ba, thủ tục xin lại chiếc xe:


Để có thể xin lại chiếc xe của mình từ cơ quan công an thì trước hết bạn cần phải viết đơn đề nghị gửi đến cơ quan công an, đồng thời trình bày rõ ràng vụ việc của mình cũng như những tình tiết cần thiết để chứng minh bạn là chủ sở hữu của chiếc xe và bạn không có liên quan mật thiết đến vụ việc giữa em bạn và người tên Việt Anh,ông Quân.

2. Thời hạn tạm giữ theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Điều 87 BLTTHS quy định về thời hạn tạm giữ:

– Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.

Để đạt được mục đích của tạm giữ, thời điểm tính thời hạn tạm giữ không phải là thời điểm bắt người. Mặc khác, để hạn chế việc giữ người trái pháp luật thời điểm tính thời hạn tạm giữ cũng không được tính từ khi ra lệnh tạm giữ mà được tính từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Thời điểm Cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Thời điểm Cơ quan điều tra nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp tính từ khi người bị bắt được giải tới trụ sở Cơ quan điều tra. Trong trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc người bị truy nã thời điểm tính từ khi công dân hoặc tổ chức giao người bị bắt cho Cơ quan điều tra.

-Trong trường hợp cần thiết người đã ra lệnh tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày. Những trường hợp cần thiết là những trường hợp sự việc xảy ra có nhiều tình tiết phức tạp, việc xác minh phải thực hiện ở nhiều địa phương khác nhau hoặc cần phảu có thêm thời gian để làm rõ về hành vi, làm rõ căn cước, lý lịch của người bị tạm giữ. Theo các quy định nêu trên, cách tính thời hạn trong TTHS đã quy định khi tính thời hạn theo ngày tháng thì thời hạn sẽ hết vào lúc 24 giờ, do vậy trong cách tính thời han tạm giữ, thời điểm ra lệnh tạm giữ chỉ có ý nghĩa để tính ngày bị tạm giữ chứ không có ý nghĩa tính giờ bị tạm giữ, nói cách khác mặc dù các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ vào lúc mấy giờ nhưng thời hạn tạm giữ chỉ hết vào lúc 24 giờ của ngày hết hạn.

-Trong trường hợp đặc biệt, người đã ra lệnh tạm giữ có thể gia hạn lần thứ hai và cũng không được quá ba ngày.

Đây thông thường là trường hợp đối với vụ án xâm phạm an ninh quốc gia và một số vụ án hình sự khác có nhiều người tham gia, sự việc cần xác minh rất phức tạp mặc dù đã gia hạn tạm giữ lần thứ nhất nhưng vẫn chưa làm rõ được sự việc. Việc BLTTHS quy định hai lần có thể gia hạn tạm giữ nhằm bảo đảm tính có căn cứ và cần thiết của việc tạm giữ, hạn chế hiện tượng tạm giữ tràn làn, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, do vậy đòi hỏi người áp dụng pháp luật phải nhận thức rõ vấn đề này để bảo đảm áp dụng pháp luật được tốt.

-Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được VKS cùng cấp phê chuẩn.

Việc gia hạn tạm giữ chỉ có giá trị khi được VKS cùng cấp phê chuẩn. Nếu VKS không phê chuẩn thì cơ quan ra lệnh tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ sau khi hết hạn tạm giữ trước đó. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn.

-Khi hết thời hạn tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Đây là trường hợp không cần gia hạn tạm giữ hoặc đã gia hạn tạm giữ lần thứ nhất hoặc lần thứ hai nhưng vẫn không đủ căn cứ để xác định người bị tạm giữ đã thực hiện tội phạm thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

-Thời hạn tạm giữ được tính trừ vào thời hạn tạm giam.

Thời hạn tạm giữ dù ngắn nhưng lại hạn chế quyền tự do thân thể, tự do đi lại của công dân nên thời hạn tạm giữ được tính trừ vào thời hạn tạm giam theo nguyên tắc một ngày tạm giữ bằng một ngày tạm giam. Trường hợp người bị tạm giữ sau đó không bị tạm giam thì khi Tòa án quyết định hình phạt tù đối với bị cáo, thời hạn đã tạm giữ được trừ vào thời hạn phải chấp hành hình phạt tù theo nguyên tắc một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tù.

Trong quy định cũng như nhận thức về thời hạn tạm giữ cũng phát sinh một số vấn đề đòi hỏi cần có nhận thức thống nhất. Một số vấn đề cần giải thích kịp thời.

Thứ nhất: Theo quy định của Điều 87, thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Về khái niệm chúng ta thấy rằng, trong BLTTHS chỉ dung khái niệm Cơ quan điều tra để chỉ các cơ quan điều tra sau: Cơ quan điều tra của lực lượng cảnh sát, Cơ quan điều tra của lực lượng công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát. Nếu thời hạn tạm giữ chỉ được tính từ khi “Cơ quan điều tra” nhận người bị bắt thì sẽ phát sinh hiện tượng có những cơ quan và người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ [như chỉ huy đơn vi quân đội độc lập cấp trung đoàn, người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giói, người chỉ huy máy bay, tàu bay trên biển khi máy bay tàu biển đã rời khỏi sân bay bến cảng] nhưng quyết định tạm giữ của những cơ quan và những người đó lại không được tính thời hạn, quyết định tạm giữ của họ chỉ bắt đầu khi họ được giao người bị bắt và và bị tạm giữ đó cho “Cơ quan điều tra” có thẩm quyền. Như vậy ở đây phát sinh hiện tượng có cơ quan ra quyết định tạm giữ, có người bị tạm giữ nhưng quyết định tạm giữ của họ không được pháp luật điều chỉnh về mặt thời hạn. Quy định như Điều 87 BLTTHS 1988 rõ ràng mới chỉ điều chỉnh thời hạn tạm giữ của một trong bốn nhóm người có thẩm quyền ra quyểt định tạm giữ chứ chưa bao quát hết cả bốn nhóm người ra quyết định tạm giữ.

Thứ hai: Khoản 4 Điều 87 quy định thời hạn tạm giữ được tính vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam. Quy định này có mục đích nhân đạo, do vậy cho phép nếu sau đó người bị tạm giữ bị khởi tố bị can và họ tạm giam thì được trừ đi thời hạn họ đã bị tạm giữ vào thời hạn tam giam. Tuy nhiên sau này, nếu như người phạm tội bị Tòa án kết án tù có thời hạn thì pháp luật Việt Nam vẫn cho phép trừ thời hạn tạm giữ, tạm giam vào thời hạn họ phải chấp hành hình phạt tù. Điều 33 Bộ luật hình sự 1999 quy định “Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù”. Đây là quy định mới rõ ràng hơn của so với Bộ luật hình sự năm 1985. Do vậy việc áp dụng luật cần được quán triệt để áp dụng đúng luật.

3. Tạm giữ là gì? Theo quy định thì thời hạn tạm giữ là bao nhiêu lâu?

Tạm giữ là gì? Theo quy định của pháp luật thì thời hạn tạm giữ là bao nhiêu lâu?

Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về việc tạm giữ như sau

1. Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

2. Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này, Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ.

Người thi hành quyết định tạm giữ phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Quyết định tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.

Về thời hạn tạm giữ được quy định tại Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

1. Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.

2. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

 Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.

4. Thời hạn tạm giữ phương tiện phạm tội để điều tra

Tóm tắt câu hỏi: 

Cho em hỏi em có 1 chiếc xe mà bạn em mượn đi đánh nhau gây thương tích mà tới giờ bên công an điều tra vẩn giữ chiếc xe em vẫn chưa hoàn trả, đã gần 1 năm rồi. Vậy cho em hỏi xem có bị tịch thu không vậy?

Luật sư tư vấn:

Dựa theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã cho người bạn của mình mượn một chiếc xe. Người bạn này đã sử dụng chiếc xe này đi đánh nhau, gây thương tích cho người khác. Đến nay, năm 2018, cơ quan công an vẫn chưa thực hiện việc trả lại tài sản cho bạn cho dù chiếc xe này đã được tạm giữ gần 01 năm rồi. Thông tin này cho thấy vụ việc đánh nhau gây thương tích của người bạn của bạn  được xảy ra vào khoảng thời gian năm 2017.

Có thể thấy, với hành vi đi đánh nhau, gây thương tích cho người khác, thì tùy vào tính chất của vụ việc và hậu quả của hành vi phạm tội mà người bạn của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi cố ý gây thương tích, hoặc bị xử phạt hành chính với hành vi vi phạm về trật tự công cộng.

Trong trường hợp này, khi người bạn của bạn sử dụng chiếc xe đã mượn của bạn để di chuyển, tham gia vào vụ việc này, thì chiếc xe của bạn được xác định là vật chứng, chứng cứ trong vụ việc này. Trường hợp này, cơ quan điều tra có quyền tạm giữ phương tiện của bạn để phục vụ quá trình điều tra, xem xét hành vi phạm tội. Do vậy, việc cơ quan công an có quyết định tịch thu chiếc xe của bạn hay không thì sẽ có hai trường hợp xảy ra:

  • Trường hợp 1: Người bạn của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý gây thương tích cho người khác.

Như đã phân tích, sự việc người bạn của bạn tham gia đánh nhau gây thương tích cho người khác vào thời điểm năm 2017, trong trường hợp này căn cứ theo quy định tại Điều 104 “Bộ luật hình sự năm 2015”, sửa đổi năm 2009 thì:

“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a] Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b] Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c] Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d] Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ] Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e] Có tổ chức;

g] Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h] Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i] Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k] Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm…”

Căn cứ theo quy định tại Điều 104 “Bộ luật hình sự năm 2015” sửa đổi năm 2009, người bạn của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ thương tích của người bị hại được xác định là từ 11% trở lên, hoặc dưới 11% nhưng có một trong các tình tiết tăng nặng như sử dụng hung khí nguy hiểm, có tổ chức hoặc có tính chất côn đồ…

Trong trường hợp này, khi có dấu hiệu của tội phạm với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác, thì chiếc xe máy mà người bạn này mượn từ bạn để dùng làm phương tiện di chuyển để tham gia đánh nhau được xác định là một trong những chứng cứ của vụ án.

Bởi căn cứ theo quy định tại Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội. Vật chứng định tại Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được xác định là một trong những nguồn chứng cứ được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục và được dùng làm chứng cứ để xác định có hay không hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội, cũng như những tình tiết khác cho việc giải quyết vụ án. Do vậy, khi người bạn của bạn sử dụng chiếc xe của bạn để tham gia vụ việc đánh nhau gây thương tích, thì chiếc xe của bạn là một trong những chứng cứ của vụ việc, cần được thu thập để phục vụ quá trình điều tra.

Khi chiếc xe là một vật chứng trong vụ án này thì theo quy định tại Điều 75 Luật tố tụng hình sự năm 2003, thì chiếc xe này sẽ được thu thập kịp thời, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án, và sẽ được niêm phong ngay sau khi thu thập, và cơ quan công an sẽ có trách nhiệm bảo quản trong giai đoạn điều tra, truy tố; cơ quan thi hành án sẽ có trách nhiệm bảo quản vật chứng trong giai đoạn xét xử và thi hành án.

Về việc xử lý vật chứng – chiếc xe này sau khi được thu thập được xác định theo quy định tại Điều 76 Luật tố tụng hình sự năm 2003, theo đó:

“Điều 76. Xử lý vật chứng

1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Tòa án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

2. Vật chứng được xử lý như sau:

a] Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu hủy;

b] Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;

c] Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;

d] Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;

đ] Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.

3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.

4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.”

Căn cứ theo quy định tại điểm a, điểm b Điều 76 Luật tố tụng hình sự năm 2003 thì khi chiếc xe là phương tiện phạm tội, là vật chứng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tịch thu, hoặc tiêu hủy nếu chiếc xe này. Nếu chiếc xe này không thuộc về quyền sở hữu của người phạm tội mà thuộc về bạn, và người phạm tội sử dụng phương tiện này để phạm tội cố ý gây thương tích, thì trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền sẽ phải trả lại cho bạn; chỉ khi không xác định được chủ sở hữu thì cơ quan có thẩm quyền mới sung quỹ nhà nước.

Việc trả lại tài sản này cho bạn trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử sẽ do cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật tố tụng hình sự năm 2003 quyết định nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ việc.

Như vậy, qua phân tích, khi chiếc xe thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bạn là vật chứng trong một vụ việc có dấu hiệu hình sự thì cơ quan điều tra có quyền thực hiện việc thu thập, tạm giữ phương tiện này. Chiếc xe này sau này sẽ được trả lại cho bạn, chứ không bị tịch thu, sung quỹ nhà nước, hay tiêu hủy trừ trường hợp xe không sử dụng được, hoặc bị cấm lưu hành, hoặc không xác định được chủ sở hữu. Mặc dù trong thông tin không nêu rõ, vụ việc đánh người gây thương tích này đang trong giai đoạn nào, và cơ quan điều tra có xác định được bạn là chủ sở hữu của chiếc xe này hay không, tuy nhiên, khi chiếc xe đã bị tạm giữ 01 năm rồi thì bạn vẫn có quyền làm đơn đề nghị về việc lấy lại chiếc xe bị tạm giữ. Cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở xem xét việc trả lại chiếc xe có ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án hay không, từ đó có thể đồng ý hoặc không đồng ý trả lại chiếc xe này nếu vụ án đang trong thời gian điều tra, truy tố, xét xử.

  • Trường hợp 2: Người bạn của bạn bị xử phạt hành chính về hành vi đánh nhau với người khác, gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng

Trong trường hợp hành vi đánh nhau gây thương tích cho người khác của người bạn của bạn chưa đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự, thì người này vẫn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ – CP. Theo đó:

“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

… 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a] Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a] Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

b] Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

c] Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;

…      

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a, l, m Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.”

Khi cơ quan có thẩm quyền xác định chiếc xe của bạn mà người bạn mượn để đi đánh nhau thuộc một trong các trường hợp cần thiết phải tạm giữ theo quy định tại Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định tạm giữ phương tiện này. Cụ thể căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì, cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính khi xác định phương tiện này có vai trò quan trọng trong việc xác minh tình tiết của vụ việc, nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định tạm giữ hoặc phải tạm giữ phương tiện để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính hoặc để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt.

Thời gian tạm giữ chiếc xe này – phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được xác định là 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Việc tạm giữ phải lập thành biên bản.

Đồng thời, về việc xử lý phương tiện vi phạm hành chính được tạm giữ sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Theo đó:

– Nếu chiếc xe không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với phương tiện bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt thì cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lại tài sản cho bạn.

– Nếu chiếc xe bị tạm giữ để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt thì sẽ được trả lại ngay cho bạn của bạn sau khi thi hành xong quyết định xử phạt.

– Nếu chiếc xe bị tạm giữ quá thời hạn tạm giữ mà người vi phạm – bạn của bạn không đến nhận, bạn là chủ sở hữu cũng không đến nhận mà không có ký do chính đáng thì hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền tạm giữ. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày thông báo, niêm yết công khai nếu bạn của bạn không đến nhận, bạn là chủ sở hữu cũng không đến nhận thì cơ quan mới tịch thu chiếc xe này để xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà chiếc xe của bạn có thể được xác định là phương tiện vi phạm hành chính hoặc là vật chứng trong một vụ án hình sự. Việc tạm giữ, cũng như áp dụng biện pháp xử lý tang vật như tịch thu chiếc xe này cũng sẽ được thực hiện theo nhiều khả năng khác nhau. Tuy nhiên, chiếc xe thuộc quyền sở hữu của bạn cũng đã được tạm giữ là 01 năm, trong trường hợp này, tùy vào tình hình thực tế đối với hành vi của người bạn của bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay bị xử phạt hành chính mà bạn có thể xác định được xe của mình có bị tịch thu hay không. Bạn có thể làm đơn đề nghị nhận lại xe tạm giữ trong trường hợp chiếc xe của bạn chưa bị tịch thu, tiêu hủy.

Video liên quan

Chủ Đề