Cá chép còn có tên gọi khác là gì

Cá chép không chỉ gắn liền với câu chuyện đưa ông Táo về trời mà còn là nguồn thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe được dân gian truyền miệng. Vậy hãy để chuyên mục Mẹo vào bếp của Điện máy XANH giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chọn mua cá chép và các loại cá chép phổ biến thường gặp ra sao nhé!

Cá chép có tên khoa học là Cyprinus carpio, là một loại cá nước ngọt sống được ở hầu hết các nước trên thế giới. Cá chép có nguồn gốc từ các nước thuộc khu vực châu Âu và châu Á. Loài cá này có tuổi thọ khá cao, sống được 47 năm và có thể dài đến 1.2m cùng với cân nặng khoảng 37.3kg.

Cá chép ưa chuộng môi trường sống có dòng nước chảy chậm và những nơi có nhiều thực vật mềm như rong, rêu. Chúng sống thành bầy, sinh trưởng tốt trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ, với nhiệt độ lý tưởng từ 3 - 24 độ C.

2. Các loại cá chép phổ biến

Cá chép trắng

Cá chép trắng có phần đuôi dài và vây khá to, toàn thân màu trắng. Cá chép trắng thường có kích thước nhỏ hơn các loại cá chép khác.

Người ta thường nuôi cá chép trắng để làm cảnh, chứ không dùng để ăn.

Cá chép vẩy rồng

Cá chép vẩy rồng có đuôi dài, nhìn trông như đuôi bướm và được nuôi trong hồ, bể cá. Loại cá này thường dùng làm cá cảnh.

Cá chép hồng

Cá chép hồng có kích thước khá to, trung bình từ 1 - 2kg và có vây màu đỏ hồng. Chúng được tìm thấy ở sông, nhất là vào mùa nước lớn.

Người ta dùng cá chép hồng để chế biến thành nhiều món ăn ngon, như nấu cháo cá chép với hạt sen, cá chép hấp hoặc cá chép chiên.

Cá chép hồ Lắk

Cá chép hồ Lắk là loại cá chép được đánh bắt ở hồ Lắk thuộc thị trấn Liên Sơn [huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk], có nguồn nước từ thượng nguồn dòng sông Krông Ana. Loại cá chép này hiện nay rất hiếm và cần được bảo tồn.

Cá chép hồ Lắk có thân màu trắng bạc, lưng có màu sẫm và nhìn khá cân đối. Gốc vây có màu hồng và phần đầu có 2 râu ngắn. Trung bình mỗi con cân nặng khoảng 5 - 6kg.

Cá chép kính

Cá chép kính có thân màu vàng sáng, mắt lồi, đầu hơi múp và đặc biệt không có vảy cá. Loại cá chép này thường được tìm thấy ở Ninh Bình, chúng sống ở các hang sâu, vào mùa đông thì mới bơi ra ngoài.

Thịt cá chép kính được đánh giá là rất thơm và nhiều người ăn còn nhận xét rằng vị thịt dai mềm như thịt lợn.

3. Cách chọn mua cá chép tươi ngon

Cá chép chứa nhiều chất dinh dưỡng, thịt dày, trắng mịn và có mùi thơm nhẹ. Đây không chỉ là món ăn ngon mà còn là bài thuốc quý trong y học cổ truyền. Vì thế, Điện máy XANH sẽ bật mí cho bạn cách chọn mua cá chép tươi ngon ngay dưới đây để làm ra nhiều món ăn dinh dưỡng nhé!

Đối với cá tươi sống

Quan sát hình dáng cá: Nên chọn những con cá dày mình, nhìn đều đặn từ phần đầu kéo dài cho đến phần đuôi. Tránh chọn những con cá có bụng phình to, vì có thể chứa nhiều mỡ hoặc phần ruột to [do nuôi], hoặc có thể chứa trứng cá, thường những con cá này ít ngọt thịt.

Quan sát vẩy cá: Vẩy cá nhìn đều, tươi sáng, không xuất hiện vết thâm hay nhìn quá xơ xác.

Quan sát kích thước của cá: Nên chọn những con cá chép sông có mình dài, nhìn thon hơn so với cá chép nuôi trong ao, hồ - thường mình chúng tròn béo, và không cần phải quá nặng kí.

Mách nhỏ: Nên chọn cá chép sông, phát triển trong môi trường tự nhiên hơn là cá chép được nuôi trong ao, hồ.

Đối với cá làm sẵn

Ưu tiên chọn cá vừa mới được người bán cắt từ cá còn sống, đang bơi và chỉ nên ưu tiên chọn khúc cá có phần thân gắn liền với đầu cá. Lúc này, bạn có thể quan sát được độ tươi qua phần đầu cá như sau:

  • Phần đầu cá vẫn còn đọng máu tươi, không xuất hiện mùi hôi và chảy nhớt do để quá lâu bên ngoài.
  • Thịt của phần thân cá có độ đàn hồi tốt, nhìn tươi chắc, không bị mềm và biến đổi màu sắc.

Xem thêm

Với những chia sẻ phía trên, hy vọng bạn đã biết cách chọn mua cá chép và các loại cá chép phổ biến thường gặp hiện nay ra sao? Đến với chuyên mục Mẹo vào bếp của Điện máy XANH bạn sẽ tìm thấy nhiều thông tin hữu ích về thực phẩm hơn nhé.

*Tổng hợp và tham khảo thông tin từ Wikipedia

Biên tập bởi Nguyễn Loan Minh Trang • 19/01/2021

Tên tiếng anh: Carp

Tên khoa học: Cyprinus carpio

Tên gọi khác: Common carp

Thân cá hình thoi, mình dây, dẹp bên. Viền lưng cong, thuôn hơn viền bụng. Đầu cá thuôn, cân đối. Mõm tù. Có hai đôi râu: Râu mõm ngắn hơn đường kính mắt, râu góc hàm bằng hoặc lớn hơn đường kính mắt. Mắt vừa phải ở hai bên, thiên về phía trên của đầu. Khoảng cách hai mắt rộng và lồi. Miệng ở mút mõm, hướng ra phía trước, hình cung khá rộng; rạch miệng chưa tới viền trước mắt. Hàm dưới hơi dài hơn hàm trên. Môi dưới phát triển hơn môi trên. Màng mang rộng gắn liền với eo. Lược mang ngắn, thưa. Răng hầu phía trong là răng cấm, mặt nghiền có vân rãnh rõ.

Khởi điểm của vây lưng sau khởi điểm vây bụng, gần mõm hơn tới gốc vây đuôi, gốc vây lưng dài, viền sau hơi lõm, tia đơn cuối là gai cứng rắn chắc và phía sau có răng cưa. Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn ngắn chưa tới các gốc vây sau nó. Vây hậu môn viền sau lõm, tia đơn cuối hoá xương rắn chắc và phía sau có răng cưa. Hậu môn ở sát gốc vây hậu môn. Vây đuôi phân thuỳ sâu, hai thuỳ hơi tầy và tương đối bằng nhau.

Vẩy tròn lớn. Đường bên hoàn toàn, chạy thẳng giữa thân và cuống đuôi. Gốc vây bụng có vẩy nách nhỏ dài. Lưng xanh đen, hai bên thân phía dưới đường bên vàng xám, bụng trắng bạc. Gốc vây lưng và vây đuôi hơi đen. Vây đuôi và vây hậu môn đỏ da cam.

Trên thế giới: Cá chép phân bố rộng khắp các vùng trên toàn thế giới trừ Nam Mỹ, Tây Bắc Mỹ, Madagasca và châu Úc.

Ở Việt Nam: Cá phân bố rộng trong sông ngòi, ao hồ, ruộng ở hầu hết các tính phía Bắc Việt Nam. Cá có nhiều dạng hình như: Cá chép trắng, chép cẩm, chép hồng, chép đỏ, chép lưng gù, chép thân cao, chép Bắc Kạn v.v... là loài cá có giá trị kinh tế cao.

Năm 1984 cá được thu từ tự nhiên và đưa về lưu giữ tại Viện nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1.

Cá chép sống ở tầng đáy cá vực nước, nơi có nhiều mùn bã hữu cơ, thức ăn đáy và cỏ nước. Cá có thể sống được trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt, chịu đựng được nhiệt độ từ 0-400C, thích hợp ở 20-270C. Cá có thể sống trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt.

Cá chép là loài có kích cỡ trung bình, lớn nhất có thể đạt tới 15-20kg. Cấu trúc thành phần tuổi của cá chép ở sông Hồng trước đây có tới 7 nhóm tuổi. Sinh trưởng chiều dài hàng năm của cá chép như sau: 1 tuổi là 17,3cm, 2 tuổi là 20,6cm, 3 tuổi là 30,2cm, 4 tuổi là 35,4cm, 5 tuổi là 41,5cm và 6 tuổi là 47,5cm. Tốc độ tăng trưởng giảm dần theo chiều dài nhưng lại tăng dần theo trọng lượng.

Cá chép thành thục ở 1+ tuổi. Sức sinh sản của cá lớn, khoảng 150.000-200.000trứng/kg cá cái. Mùa vụ sinh sản kéo dài từ mùa xuân đến mùa thu nhưng tập trung nhất vào các tháng xuân-hè khoảng tháng 3-6 và mùa thu khoảng tháng 8-9. Trứng cá chép ở dạng dính.Trứng cá sau khi đẻ bám vào thực vật thuỷ sinh. Ở các sông cá thường di cư vào các bãi ven sông, vùng nhiều cỏ nước. Cá thường đẻ nhiều vào ban đêm, nhất là từ nửa đêm đến lúc mặt trời mọc hoặc đẻ nhiều sau các cơn mưa rào, nước mát.

Cá chép ở Việt Nam là loài có nhiều dạng hình khác nhau, tuy nhiên cá lưu giữ là loài cá chép trắng. Cá chép là đối tượng nuôi quan trọng trong ao hồ, được nghiên cứu rất nhiều nhằm tạo giống lai kinh tế, tạo ra các dòng cá có giá trị kinh tế cao.

    Cá chép là loài có giá trị kinh tế, thịt cá thơm ngon nhất là sau mùa cá được vỗ béo, được nhiều người nuôi và người tiêu dùng ưa thích. Đây là đối tượng nuôi quan trọng trong ao, hồ, đầm, ruộng, lồng bè. Cá có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép đều cho năng suất và hiệu quả rất cao. Loài cá này còn được nuôi để diệt ấu trùng muỗi. Cá còn dùng làm cá cảnh trong công nghệ di truyền màu sắc.

   Sản lượng cá chép tự nhiên đã và đang giảm sút hết sức nghiêm trọng do khai thác quá mức. Mặt khác do việc nhập giống, lai tạo, cá ra các vùng nước tự nhiên và lai tạp làm mất dần nguồn gen quý hiếm, bản địa của đàn cá chép trắng Việt Nam.

    Do vậy việc lưu giữ dòng thuần cá chép trắng Việt Nam làm nguyên liệu cho chọn giống, lai tạo các thế hệ con lai kinh tế là hết sức cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn to lớn.

Cá chép, những điều chưa biết

Phạm Trường Thụ [giới thiệu]

09:00 17/05/2017

Cá chép là loài cá rất quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam. Những tưởng vì thế chúng không có gì gây bất ngờ nữa. Nhưng không, cá chép vẫn là loài cá có những đặc điểm khá lí thú.

1. Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến, có cả ở sông suối, ao hồ, ngay cả trên những cánh đồng nước thì cá chép cũng sinh sôi nảy nở. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cá chép có họ hàng xa với cá vàng và chúng có khả năng lai giống với nhau. Tuy nhiên, theo thời gian, môi trường sống thay đổi, chúng đã ít “đi lại” với nhau hơn, dẫn đến việc cá chép và cá vàng không phải là cùng một gốc.

Cá chép có ở tất cả các châu lục, nhưng nhiều nhất là ở châu Á và châu Âu. Thông thường, một con cá chép trưởng thành dài từ 30-40cm, nặng từ 1,5-2kg. Nhưng trong tự nhiên, người ta từng ghi nhận những con cá chép rất lớn. Trên sông Danube [châu Âu], ngư dân vẫn đánh bắt được những con cá chép dài tới 1,2m, nặng 40kg.

“Những con cá chép khủng như vậy trên sông Danube không ít. Chúng có thể đã sống trên 20 năm”- Jhon Fistenal, một chuyên gia thủy sản nước ngọt người Áo nói. Những nghiên cứu của nhà khoa học nay cho thấy, trong điều kiện tự nhiên một con cá chép có thể sống tới 45 năm.

Cá chép sống thuận lợi nhất trong môi trường nước rộng, dòng chảy chậm, nhiều rong rêu. Cá chép sống theo bầy, ít nhất từ 5 con trở lên, tuy nhiên người ta không rõ tập tính này giúp ích gì cho sự phát triển loài, vì rằng chúng kiếm ăn một cách riêng rẽ...

Chép là loài ăn tạp, chúng ăn gần như mọi thứ khi chúng bơi ngang qua, bao gồm các loại thực vật thủy sinh, côn trùng, giáp xác. Loài cá này cũng thích sục sạo trong bùn để kiếm mồi.

Trong môi trường sống ổn định, cá chép phát triển đàn rất nhanh. Một con cá chép khi đẻ có thể tới 300.000 trứng 1 lần. Tuy nhiên, số trứng đó không phải tất cả đều nở thành con và cũng không phải tất cả những con non đều sống sót, vì trứng và cá chép non lại là “mồi ngon” cho những loài cá khác.

Giới nghiên cứu cá nước ngọt thế giới chia cá chép thành 4 phân loài là: cá chép châu Âu [có nhiều ở sông Danube và sông Volga; cá chép Deniz, có nhiều ở vùng Tiểu Á, Thổ Nhĩ Kỳ; cá chép Amur, có nguồn gốc ở miền Đông Á và cá chép Đông Nam Á. Sau này, cá chép đã được nhập cư vào Bắc Mỹ. Tại đây, do môi trường sống thuận lợi, chúng phát triển rất nhanh.

Tới nay, Bắc Mỹ đã trở thành nơi xuất khẩu cá chép lớn nhất thế giới. Người ta còn nhớ, vào năm 1877, một chiếc tàu từ châu Á đã chở 350 con cá chép giống tới Baltimo [Mỹ], được giới thiệu là “loài cá tuyệt hảo nhất thế giới”.

Kể từ đó, chúng được nhân đàn rất nhanh chóng. Tuy trong bữa ăn hàng ngày, người Mỹ không mấy chuộng món cá chép, nhưng họ vẫn rất quý chúng. Bằng chứng là vào năm 2005, người ta đã tổ chức giải vô địch thế giới về cá chép, trên một khúc của dòng sông Saint Lawrence [tiểu bang New York].

Cá chép trong tranh dân gian.

Còn tại nhiều quốc gia, cá chép là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn. Với người Việt Nam, cá chép lại càng thân thuộc. Người ta có thể chế biến nhiều món ăn ngon từ loài cá này.

Trước hết là món cá chép om dưa ngon và bổ dưỡng. Làm món cá này, thường thì người ta rán qua, sau đó mới bỏ vào nồi nước dùng, kèm theo gia vị là dưa muối, cà chua, hành, thì là, dấm bỗng.

Món thứ hai cũng dễ làm là cá chép hấp, với những con cá chừng 1kg, kèm theo nước dùng nấu từ xương lợn. Món này không thể thiếu gừng, hạt nêm, đường, tiêu, ớt, hành tím.

Một món nữa là cá chép sốt xì dầu. Khi làm, cá chép phải được rán vàng. Người ta cho rằng, cá chép sốt xì dầu là món ăn lợi khí, tốt cho người phù nề, ho hen.

Ít phổ biến hơn nhưng những ai “đã ăn là nghiện”- đó chính là món ớt xào cá chép. Cá chép được cắt khúc, ướp bột nêm, muối, đường cho thấm. Sau đó phi thơm hành, chút ớt vào xào, thêm nước dùng, nấu riu riu lửa tới khi sền sệt là được. Theo dân gian, món ăn này tốt cho người mắt mờ, nhìn không rõ, mắt hoa do thận yếu.

Với người miền Trung, món cháo cá chép vừa ngon vừ phổ biến. Ở đây, bà con còn gọi là “cháo cá gáy”. Người dân cho rằng, phụ nữ có mang ăn cháo cá chép bổ cho cả mẹ lẫn con.

Ớt xào cá chép - món ăn được nhiều người ưa chuộng.

2. Từ xa xưa, người dân nhiều nước châu Á coi cá chép là biểu tượng của sự giàu sang, phú quý, sung túc. Người ta còn cho rằng, cá chép là biểu tượng của sự thăng tiến, thành công trong sự nghiệp, từ đó có tích cá chép vượt vũ môn hóa rồng. Còn với giới kinh doanh, cá chép được cho là biểu tượng của sức mạnh, đức tính bền bỉ và sự cố gắng dẻo dai. Cá chép được xem như một hiện thân của rồng- linh thiêng và cao quý.

Cùng hiện diện trong tư cách một loại thực phẩm trong bữa ăn của con người, thì một số loại cá chép còn được nuôi làm cảnh, trong đó nổi tiếng nhất là con cá Koi của Nhật Bản.

Tương truyền, loài cá rất đẹp này có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng đến nay nó đã được coi là loài đặc hữu của người Nhật. Cá chép Nhật rất đa dạng màu sắc, như đen, đỏ, trắng… Người ta cho rằng, nếu nuôi cá Koi trong nhà thì sự thành công sẽ đến, cũng như nó sẽ đem đến may mắn cho gia chủ.

Cũng chính vì thế mà cá Koi chính hiệu Nhật Bản giá rất đắt. Những người kinh doanh cá cảnh bao giờ cũng lưu ý đến chúng trong bộ sưu tập quý của mình. Trên thị trường, một con cá Koi trưởng thành, khỏe mạnh, màu sắc rực rỡ có giá bán trên dưới 100 triệu đồng.

Cá Koi cũng nhiều loại, biết tới nhiều nhất có lẽ là cá Koi bướm. Chúng không chỉ đẹp bởi màu sắc mà còn có bộ vây dài thước tha, khi bơi hết sức uyển chuyển. Vây của chúng dài khoảng 2/3 thân, còn màu thì phủ kín từ đầu tới đuôi.

Một con cá chép Xiêm được ngư dân Thái Lan bắt trên sông Mekong.

Sông Mekong có nhiều loài cá khổng lồ, nặng hàng tạ, trong dó nổi bật là cá chép Xiêm Chúng thường sống ở các khúc sông rộng, sâu, nước quẩn, các vũng nước lớn không chảy xiết. Cá chép Xiêm bơi chậm, ăn các loại rau như trái cây và các loại tảo. Người ta từng bắt được một con cá chép Xiêm dài tới đến 3m và nặng 300kg. Con cá chép Xiêm to nhất bắt được gần đây tại Campuchia, nặng 150kg, vào tháng 8/1994. Tới nay, cá chép Xiêm đã có thê trong Sách đỏ của IUCN.

Chủ đề: bất ngờ loài cá nước ngọt lý thú bữa ăn Cá chép

Video liên quan

Chủ Đề