Sốc văn hóa ngược là gì

Những năm gần đây, việc đi du học hoặc làm việc ở nước ngoài không còn là điều xa lạ với các bạn trẻ nữa. Các trường đại học cũng đã thiết lập một mạng lưới các tổ chức giáo dục đồng hành trên khắp thế giới nhằm cung cấp cho sinh viên nhiều hơn những cơ hội để hoà nhập vào một nền văn hóa khác, trong môi trường học tập lẫn bên ngoài xã hội. Du học không chỉ giúp phát triển nhân cách, mà còn ảnh hưởng tích cực đến thị trường lao động; một nguồn lao động trẻ với tinh thần cởi mở và đầy tham vọng với các du học sinh đã tốt nghiệp và những người đã dành thời gian để tích luỹ kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài.

Nhưng đi cùng tất cả những điều tốt đẹp ấy là những bất lợi gặp phải khi họ trở về nước. Hầu hết khi các du học sinh trở về nhà sau khi học tập ở nước ngoài khó có thể thích nghi với cuộc sống hàng ngày của họ. Được bên cạnh những người thân yêu, trở về những nơi quen thuộc sẽ là thực sự thoải mái. Tuy nhiên, trong thực tế, điều này có lẽ không đúng. Nhiều du học sinh khi trở về thường mang theo mình những kinh nghiệm sống từ nước ngoài và một cú sốc văn hóa ngược là hệ quả tất yếu của những chuyến hồi hương này, một hiện tượng tâm lý đặc trưng bởi sự nhầm lẫn, mất phương hướng và không thích hợp do sự thay đổi quan điểm và đời sống chất lượng cao khi sống ở nước ngoài.

Sau đây là một số lời khuyên và những cách đối phó với các vấn đề phát sinh của cú sốc văn hóa ngược.

Ngôn ngữ

Tiếng Anh có thể là ngôn phổ biến nhất [đặc biệt là trong một môi trường học tập] khi học tập và làm việc tại nước ngoài, nhưng khi sống ở nước ngoài [đặc biệt tại một quốc gia không nói được tiếng Anh], chắc chắn bạn sẽ phải tiếp xúc với ngôn ngữ của quốc gia đó. Thông thường các trường đại học hoặc công ty sử dụng lao động sẽ cung cấp cho bạn một khóa học ngôn ngữ địa phương, hoặc ngôn ngữ trọng tâm được sử dụng để giao tiếp, học tập và làm việc, và ngôn ngữ ấy sẽ đồng hành với bạn trong suốt thời gian bạn ở quốc gia đó. Do đó, dù ít hay nhiều bạn sẽ có xu hướng giao tiếp bằng ngôn ngữ vừa được học.

Khuynh hướng này có thể tồn tại ngay cả sau khi bạn đã trở về nhà. Sự khác biệt không thể tránh khỏi này có thể trở thành một trở ngại khi bạn muốn giao tiếp.

Tuy nhiên, để không quên ngôn ngữ gốc, bạn nên tìm cách để khơi dậy nó. Đơn giản thôi; có lẽ việc xem một bộ phim một lần một tuần hoặc nghe một giai điệu đó đó bằng ngôn ngữ gốc trong lúc rãnh sẽ giúp được bạn trong việc tránh quên đi “tiếng mẹ đẻ” của mình, một phần trong con người bạn.

Tính độc lập

Việc sống ở nước ngoài đòi hỏi bạn phải có sự độc lập. Thế giới trong tầm tay của bạn và bạn có cơ hội để khám phá những nơi mới và làm những điều mới một cách dễ dàng hơn. Tầm nhìn của bạn được mở rộng và bạn bắt đầu nhận thức sự vật qua lăng kính văn hóa mới. Ngoài ra còn có những lợi ích thiết thực   hơn: bạn sống có tổ chức hơn, tự lên kế hoạch cho bản thân và khả năng quản lý tài chính của bạn tốt hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, khi bạn trở về nhà, sẽ thực sự khó khăn để mọi người thích nghi với tính cách độc lập mà bạn mới có được, bạn sẽ tìm thấy sự khác biệt của bản thân với các chuẩn mực văn hóa cũ của quê hương mình. Trên thực tế nhiều du học sinh đã than phiền rằng mình đã tìm thấy một cảm giác thất vọng và mất gốc gây ra bởi cuộc đụng độ văn hóa này.

Giải pháp của việc này là hãy dành thời gian trong ngày của mình để thu hẹp khoảng cách giữa chuẩn mực xã hội của đất nước bạn và sự độc lập của bản thân mình. Đừng cho phép bản thân mình quá phóng túng mà xa vào cám dỗ, phải chọn lọc những thứ tác động vào mình. Không phải vì bạn không có khả năng để sống một cuộc sống như người bản xứ, mà vì bạn thông minh hơn họ, có nhiều cơ hội hơn họ để được sống gữa hai nền văn hoá khác nhau, và để khai thác và sử dụng tốt hơn tính độc lập của bạn. Cứ thoải mái mà sống, dần dần và không được nản chí.

Bạn bè và gia đình

Cảm giác nhớ bạn bè và gia đình luôn hiện hữu trong tâm trí của những ai đã từng học tập và làm việc ở nước ngoài. Đó là một thực tế! Chỉ cần được nghe một tiếng nói, nhìn thấy một nụ cười qua Skype hay FaceTime thôi cũng vô cùng ấm lòng. Nỗi nhớ càng da diết khi bước vào những mùa thi, gặp những luận án khó nhọc, hoặc những lúc bị bệnh. Những lúc ấy ‘thèm’ lắm một lời động viên, một bàn tay ân cần chăm sóc, một cái ôm thật chặt là quý giá hơn mọi thứ trên cuộc đời này.

Tuy nhiên, sau sự phấn khích ban đầu sau bao năm được gặp lại người thân, nhận được sự quan tâm của mọi người khi bạn trở về nhà, những cảm xúc mãnh liệt bắt đầu đi xa. Tại một thời điểm nào đó, bạn có cảm nhận mọi thứ đều thay đổi một cách kỳ quặc, không giống như những người bạn đã từng quen biết trước đây. Và càng giận hơn khi kết thúc của những câu chuyện của bạn về đất nước mình sống lại bị bác bỏ, và cho rằng bạn đang khoe khoang về bản thân. Cần lắm một người chia sẻ sự khác biệt, nhưng chẳng ai cả!

Vội vàng phát biểu những so sánh của bản thân là một sai lầm lớn của tất cả các bạn trẻ khi hồi hương. Hãy giữ lại tất cả, sống chậm lại và tận hưởng nhịp sống thanh bình ấy, cái mà bạn khó có được khi còn ở xứ người.

Địa phương và Văn hóa

Tái thích nghi với văn hóa địa phương và người dân ở đó là một thử thách. Điều này sẽ là thách thức thật sự lớn, đặc biệt đối với những người ở nước ngoài, trong một xã hội mà là hoàn toàn khác với quê nhà, trong một thời gia quá dài. Có lẽ nếp sống không được cao, thức ăn cay, chua, mặn, ngọt quá hoặc thậm chí có quá nhiều người thân thiện cũng là một yếu tố khiến bạn sợ. Bạn phải làm quen nó dù có thế nào đi nữa, vì đó chính là quê hương của bạn.

Chìa khóa cho việc này là sự thoải mái. Đừng gay gắt với nếp sống của quê hương mình bằng sự so sánh với nếp vưn minh ở nước ngoài. Nếu bạn cảm thấy không thích hãy khéo léo loại bỏ chúng mà không làm mất lòng một ai.

Tóm lại, với một thời gian dài ở nước ngoài, với cuộc sống văn minh, về lâu dài nó làm cho bạn tốt hơn, tự lập hơn; và dù ít hay nhiều bạn cũng sẽ gặp phải những điều khác lạ một khi trở về quê hương của mình. Hãy đối mặt với nó, cú sốc văn hóa ngược, lên kế hoạch với nó trước khi bạn quay về từ đó bạn có thể đảm bảo việc trở về nhà sau đó diễn ra một cách bình yên nhất.

Nguồn: ScholarshipPlanet

--------------------------------------------------------------------------

Tổ chức, cá nhân muốn đăng thông tin học bổng, chia sẻ kinh nghiệm du học và các nội dung khác trên Scholarship Planet, vui lòng gửi thông tin đến hộp mail 

Nhiều du học sinh Canada có thể thích nghi với cuộc sống sau khi về nước nhanh chóng. Tuy nhiên, một số người lại cảm thấy khó khăn khi đối mặt với cú sốc văn hóa ngược.

Sốc văn hóa ngược ở một số lĩnh vực có thể là cảm giác của không ít du học sinh Canada khi trở về Việt Nam. Nhiều người thậm chí phải mất khoảng thời gian khá dài để thích nghi lại.

Đa số các du học sinh đều lựa chọn đất nước có nền giáo dục, văn hóa phát triển hơn để theo đuổi con đường học tập. Khi trở về, sau một thời gian đã quen với môi trường ở nước ngoài, có thể các bạn sẽ đối mặt cảm giác không được "đồng điệu" trong suy nghĩ, thói quen sinh hoạt hay những thay đổi của các bạn chưa được mọi người đón nhận. Điều đó khiến cho các bạn du học sinh Canada ít nhiều bị sốc văn hóa ngược.

Sốc văn hóa ngược là gì?

Sốc văn hóa ngược là một trạng thái thường gặp của các du học sinh, những người sống ở nước ngoài một thời gian và sau đó quay trở về quê hương.

Hội chứng này được cho rằng đôi khi còn nghiêm trọng hơn sốc văn hóa xuôi. Lý do là khi đến một môi trường mới mẻ thì việc không thể thích nghi, hòa nhập là điều có thể lường trước và chuẩn bị tâm lý để đối diện.

Du học sinh Canada cảm thấy khó thích nghi khi trở lại quê hương [Nguồn: post.naver]

Trong khi đó, việc sốc văn hóa ngược lại ít được du học sinh Canada nhắc đến. Một số người có tâm lý chủ quan khi quay trở lại quê hương mà không tìm hiểu những thay đổi tại đó. Đôi khi, việc sốc văn hóa ngược còn bị hiểu lầm là sính ngoại, có thể khiến cho các du học sinh ngại chia sẻ với người thân, bạn bè.

Các phương diện có thể gây sốc văn hóa ngược và phương pháp đối mặt

Ngôn ngữ

Nhiều năm sinh sống, học tập và giao tiếp bằng ngôn ngữ khác có thể sẽ làm bạn "quên" cách diễn đạt một số từ tiếng Việt mà chỉ hiểu nghĩa trong tiếng nước ngoài. Điều đó dễ dẫn đến việc du học sinh về nước sử dụng đan xen tiếng Việt và ngoại ngữ khác.

Ngôn ngữ luôn không ngừng thay đổi mỗi ngày. Bạn có thể sẽ hết sức ngạc nhiên về những từ quá khác lạ mà mọi người xung quanh sử dụng so với nhiều năm trước. Việc không hiểu một số tiếng lóng phát sinh từ các phương tiện giải trí hay những cập nhật mới có thể sẽ làm bạn "chơi vơi".

Do đó, trong thời gian du học Canada, bạn vẫn nên xem báo chí trong nước, xem các bộ phim về quê hương nơi mình sinh sống, thường xuyên trò chuyện với cha mẹ, bạn bè để không quên tiếng mẹ đẻ. Đồng thời, hãy luôn cập nhật những xu hướng, thay đổi của đất nước để tránh bỡ ngỡ khi quay trở lại.

Hãy biến việc nói được nhiều ngôn ngữ thành lợi thế của riêng bạn [Nguồn: kqed]

Công việc

Có vẻ như đây là vấn đề nghiêm trọng đối với các du học sinh Canada khi về nước để tìm việc. Không phải bằng cấp hay năng lực mà sự khác biệt về tác phong và suy nghĩ mới là vấn đề lớn nhất.

Đối với những người tiếp nhận nền giáo dục Canada cùng phong cách sống và làm việc chủ động thì ít hay nhiều vẫn khó làm việc hòa hợp ngay với các sinh viên Việt Nam. Mỗi nền giáo dục có một đặc thù riêng, điều đó sẽ ảnh hưởng và tạo sự khác nhau trong tác phong làm việc.

Nhiều du học sinh có thể cảm thấy hoang mang, lạc lõng trong cuộc họp khi chỉ mình họ phát biểu, tranh luận. Thậm chí trong một số trường hợp, cách bạn làm có thể đúng đắn nhưng lại bị bác bỏ vì không phù hợp với số đông nhân viên ở công ty.

Sự khác biệt về suy nghĩ có thể dẫn đến khó khăn trong công việc [Nguồn: goalevo]

Những điều như vậy có thể làm bạn cảm thấy chán nản. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định xin việc ở công ty nào đó.

Mối quan hệ với mọi người

Khi đi du học, bạn không thể thường xuyên gặp bạn bè. Khác biệt về múi giờ cũng khiến việc gọi điện nói chuyện với nhau gặp nhiều trở ngại. Dù mạng xã hội ngày nay đang phát triển nhưng không phải lúc nào bạn cũng có chủ đề chung để nói với mọi người. Việc "xa mặt cách lòng" là khó tránh khỏi. Thời gian, những đổi mới đó có thể khiến cho du học sinh Canada và gia đình, bạn bè cảm thấy xa cách với nhau dù ít hay nhiều.

Hãy kiên nhẫn và mở lòng hơn với thay đổi. Thay vì cố gắng kể những gì đã gặp phải ở nước ngoài hay so sánh sự khác nhau giữa Việt Nam với Canada, các du học sinh nên lắng nghe mọi người xung quanh nhiều hơn và cập nhật những thông tin mình bỏ lỡ trong thời gian qua.

Văn hóa địa phương

Nếu đã quen với cuộc sống tại Canada, với việc xếp hàng ngay ngắn khi mua đồ, luôn nói “Cảm ơn/Xin lỗi” hay dừng xe đúng vạch quy định thì bạn sẽ cảm thấy hơi "hoảng" khi quay về Việt Nam. Tái thích nghi và hòa nhập lại cuộc sống là một thử thách.

Cách giải quyết hiệu quả cho vấn đề này là hãy thoải mái đón nhận. Đừng quá gay gắt với mọi thứ khi bạn không thể thích ứng được và nhẹ nhàng từ chối thay vì phàn nàn.

Học cách thích nghi với mọi vấn đề thì việc sốc văn hóa ngược không còn quá khó khăn [Nguồn: ykeducation]

Mỗi quốc gia đều có văn hóa riêng, đó là giá trị của sự khác biệt. Đừng nên xem việc thích nghi với những bản sắc đó là một điều khó khăn trong cuộc sống.

Hãy lên kế hoạch, tìm hiểu, dung hòa tất cả mọi thứ khi bạn đi đến nơi nào đó như trở thành du học sinh Canada. Đồng thời, hãy mang những điều mới mẻ mà bạn tích lũy được từ nước ngoài làm giàu cho bản sắc dân tộc, bạn nhé!

Ngọc Liễu [Tổng hợp]

Tags

Du học canada


Video liên quan

Chủ Đề