Ca sĩ lâm thanh phong là ai?

Trong dòng nhạc dân tộc, đặc biệt là dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh, nghệ sĩ trẻ Lê Thanh Phong được nhiều khán giả đặt cho biệt danh "Hoàng tử ví giặm" vì chất giọng sáng, ấm áp, tình cảm. Anh tốt nghiệp ngành Âm nhạc dân tộc học - khoa âm nhạc di sản Học viện âm nhạc Huế, hiện đang là Trưởng đoàn nghệ thuật UNESCO Di sản dân ca xứ Nghệ tại Hà Nội, biên tập viên âm nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Các sản phẩm nghệ thuật của Lê Thanh Phong có: Album Ân tình Ví giặm, Tiếng thơ song ca [cùng NSƯT Minh Phương], MV Bác ơi [ngâm thơ]. Lê Thanh Phong còn là biên kịch và Tổng Đạo diễn các chương trình nghệ thuật: Xuân qua miền ví giặm [2017], Dòng sông chở những câu hò [2019], vở ca kịch Dâng Người câu hát quê hương kênh truyền hình QPVN.

Lê Thanh Phong chia sẻ với bạn đọc Sức khỏe&Đời sống quanh chủ đề "Sống khác mùa COVID-19"

Ở nhà giãn cách không buồn, có thêm sáng tác mới 

Những ngày COVID-19, anh thường làm gì để bảo vệ sức khỏe, có được tinh thần lạc quan?

Nghệ sĩ Lê Thanh Phong: Tôi có chế độ ăn uống hợp lý, giảm chất béo vì ở nhà nhưng vẫn phải làm online nên không vận động được nhiều như trước. Tôi có sử dụng phương pháp dân gian là xông hương liệu cây cỏ thiên nhiên như: Sả, chanh, tía tô,... Tôi uống nước ấm liên tục, khi có điều kiện thì tập hít đất, không làm việc online thì đọc sách, xem truyền hình, đọc báo…

"Hoàng tử ví giặm" Lê Thanh Phong tại nhà

Những ngày dịch COVID-19, tôi luôn mong tinh thần mình thật vui vẻ, giữ thái độ sống thật tích cực. Ở nhà nhiều không nên buồn bã quá, phải nghĩ đến thông điệp "Ở nhà là yêu nước". Chúng ta phải luôn giữ được tinh thần thoải mái. Với cá nhân tôi thì thường xuyên tập đàn, tập hát để cân bằng được cuộc sống trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội.

Anh có tác phẩm nào trong những ngày ở nhà thực hiện giãn cách xã hội chưa?

Ở nhà tôi có thời gian nhiều hơn để tập nhạc, sáng tác thêm được nhiều bài hát. Trong ngày tôi thường xuyên đọc báo, xem truyền hình và thấy rất nhiều những câu chuyện xúc động của mọi người, đặc biệt là đội ngũ bác y bác sĩ ở tuyến đầu. Tôi vừa hoàn thành hai MV dân ca xứ Nghệ và đưa lên kênh youtube cá nhân. May mắn được nhiều khán gỉa yêu mến và phản hồi  tích cực.

MV Lời ru trong bệnh viện [dân ca ví giặm xứ Nghệ] của tôi làm trong thời gian ngắn. Khi MV  ra mắt thì được đông đảo khán thính giả thích, đặc biệt là các thầy thuốc. MV nói về sự hy sinh thầm lặng của nữ bác sĩ, xa con thơ vào tâm dịch. Đêm trực cô ngửi thấy hương hoa ngọc lan mà thương con da diết, mong ngày mai nắng lên mẹ sẽ về bên con.

MV Lời ru trong bệnh viện của Lê Thanh Phong vừa ra mắt gần đây

Sau khi đưa lên mạng, có nhiều anh chị và bạn bè tôi là bác sĩ đang ở miền Nam đã gọi điện thoại muốn tôi hát mộc tặng, lúc đó cả tôi và bác sĩ ở đầu bên kia cũng khóc. Tôi rất hạnh phúc vì hoàn thành được tác phẩm trong thời gian giãn cách xã hội phòng chống COVID-19, đáp ứng được nhu cầu, tình cảm của khán giả cũng như nói lên được những gì mình muốn nói.

MV thứ hai là Tình mẹ cha. Vì lễ Vu lan báo hiếu vừa rồi, dịch bệnh mà nhiều người không trở về quê bên cha mẹ được, nên tôi đã làm MV này, nhận nhiều sự đồng cảm của khán giả. Ai cũng mong cho dịch bệnh qua nhanh để về bên gia đình, người thân.

Vẫn giữ thói quen phòng bệnh kể cả sống chung an toàn với đại dịch 

Theo anh, đâu là yếu tố quan trọng để chúng ta chiến thắng đại dịch?

Bí quyết để chúng ta thắng đại dịch, đó là tinh thần. Hơn hết, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam đã có từ lâu đời và đến hôm nay chúng ta vẫn tiếp nối truyền thống tốt đẹp này. Chúng ta hãy tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và luôn luôn ủng hộ các lực lượng nơi tuyến đầu như các y bác sĩ, các anh bộ đội, công an… và nhiều lực lượng khác nữa.

Việc thường làm của Lê Thanh Phong khi ở nhà có thời gian rảnh

Ngoài việc thực hiện tốt thông điệp 5K và 5T thì một điều tôi nghĩ cũng không kém phần quan trọng, đó là bản thân mỗi người cần phải đọc, tìm hiểu những nguồn thông tin chính thống, không lan truyền những thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật lên mạng xã hội về dịch bệnh. 

Thực tế tôi thấy có nhiều chia sẻ của cư dân mạng về dịch COVID-19 đã làm xao động tâm lý của người dân, ảnh hưởng đến cả công tác phòng chống dịch của các cơ quan chức năng. Lan tỏa những điều hay ý đẹp, năng lượng tích cực, thông tin đúng và chính xác cũng là một liều thuốc tinh thần để chúng ta bước qua đại dịch nguy hiểm này.

Ngày COVID-19, Lê Thanh Phong "hòa tấu" nhạc trẻ bằng đàn dân tộc

Chúng ta phải luôn luôn giữ thái độ sống tích cực nhất, giữ vững quyết tâm chiến thắng COVID-19. Có như vậy nghệ sĩ chúng tôi cũng được đi hát trở lại, cuộc sống của tất cả mọi người cũng trở về bình thường như trước kia.

Để chung sống với COVID-19, anh sẽ làm gì để giữ an toàn?

Tất nhiên tôi vẫn sẽ tuân thủ tuyệt đối những biện pháp phòng chống dịch của cơ quan chức năng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Không chỉ tôi mà tất cả mọi người đều có ước mơ, đó là dịch COVID-19 nhanh chóng được dập tắt để xã hội trở lại cuộc sống bình thường mới.

"Hoàng tử ví giặm" khi không làm việc online thì đọc sách, xem truyền hình, đọc báo…

Thói quen đeo khẩu trang, sát khuẩn tay thường xuyên, không đến nơi tập trung quá đông người để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm vẫn sẽ được tôi thực hiện, kể cả khi COVID-19 đã lùi xa. Tôi nhận thấy đây là những việc làm cần thiết và nó tốt cho sức khỏe của mình ngay cả khi không có dịch bệnh. Tôi luôn ủng hộ việc "phòng"  hơn là "chống", trong đại dịch. Mình chủ động và nâng cao ý thức để phòng tránh thì sẽ không phải vất vả chống dịch.

Tôi cũng muốn rằng, hiện tại cũng như sau COVID-19, người dân sẽ nhanh chóng được tiêm 2 mũi vaccine. Tôi thích câu thơ: Ngày xưa thì thích đủ điều/ Bây giờ chỉ ước hai liều vaccine. Mỗi người tiêm đủ vaccine để phòng bệnh sẽ là nền móng thiết lập cuộc sống về sau an toàn hơn.

Cảm ơn "Hoàng tử ví giặm" đã có cuộc trò chuyện với bạn đọc Báo Sức khỏe&Đời sống. Chúc anh nhiều sức khỏe, thành công trong sự nghiệp và "an toàn" trước COVID-19.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Thông điệp 5T - Pháo đài chống dịch COVID-19 trong tăng cường giãn cách xã hội.


Chúc mừng bạn đã thêm playlist Lâm Thanh Phong Vol. 1 thành công

  • Thêm vào
  • Tải playlist
  • Chia sẻ

Vui lòng đăng nhập trước khi thêm vào playlist!

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. [tháng 12/2021]

Thanh Phong [sinh năm 1942] tên thật là Đào Công Thanh, là một nam ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng từ trước 1975 tại miền Nam Việt Nam. Đồng thời ông còn là nhạc sĩ với bút hiệu Nguyễn Đào Nguyễn, ông được biết đến nhiều nhất khi cùng với Phương Đại và Duy Mỹ tạo thành Ban Tam Ca Sao Băng rất được yêu mến trước năm 1975.

Thanh PhongThông tin cá nhânSinhĐào Công Thanh
1942 [79–80 tuổi]Quốc tịch PhápDân tộcKinhNghề nghiệpCa sĩ
Nhạc sĩCon cáiThanh VyLĩnh vựcÂm nhạcSự nghiệp âm nhạcBút danhNguyễn Đào NguyễnNghệ danhThanh PhongDòng nhạcNhạc vàng
Nhạc quê hươngNhạc cụGiọng hátHợp tác vớiHương LanThành viên củaBan tam ca Sao BăngCa khúcNgười em xóm đạo
Ly Cà Phê Cuối Cùng

  • x
  • t
  • s

Thanh Phong tên thật là Đào Công Thanh, sinh năm 1942, là 1 trong những môn sinh đầu tiên của lò nhạc Nguyễn Đức khi vừa mới mở cửa vào năm 1952, và nghệ danh Thanh Phong của ông cũng là được thầy Nguyễn Đức đặt cho. Tham gia lớp nhạc được vài năm, Thanh Phong bắt đầu cộng tác với một số vũ trường lớn ở Sài Gòn và được nhạc sĩ Võ Đức Tuyết hướng dẫn tận tình.

Từ thập niên 1960, Thanh Phong hoạt động trong đoàn Văn Nghệ Bảo An và Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương. Thời điểm này Ban Thăng Long là ban hợp ca nổi tiếng nhất Sài Gòn với những màn trình diễn phối bè rất độc đáo. Thanh Phong rất hâm mộ phong cách trình diễn đó nên có ý định thành lập một nhóm 3 người tương tự để hát những bài nhạc vàng đại chúng.

Tại biệt đoàn văn nghệ, Thanh Phong quen biết và chơi thân với 2 nam ca sĩ khác là Phương Đại và Duy Mỹ, 3 người thỏa thuận cùng nhau phối hợp thành một ban tam ca, và nhạc sĩ Nguyễn Đức đã đặt cho họ cái tên là Ban Tam Ca Sao Băng.

Vừa xuất hiện trong làng nhạc được không lâu, cách hát phối bè mới lạ trong các bài hát như Những Bước Chân Âm Thầm, Thôi, Gót Phiêu Du, Tôi Trở Về Thành Phố… của Ban Sao Băng đã hấp dẫn được công chúng và trở thành một hiện tượng. Ba người với ba phong cách, phối hợp với nhau nhịp nhàng ăn ý cả về tiếng hát, giọng bè, lẫn cử chỉ và cách trình diễn.

Ngoài ca hát, Thanh Phong còn sáng tác một số ca khúc với bút hiệu là Nguyễn Đào Nguyễn, trong đó Đào là họ của ông, còn Nguyễn là Họ của người bạn gái, cũng là ca sĩ nổi tiếng.

Sau năm 1975, Thanh Phong ở lại Việt Nam và có một thời gian cộng tác với đoàn kịch nói Kim Cương, trình diễn những ca khúc nhạc cách mạng không phải sở trường của ông.

Năm 1979, Thanh Phong rời Việt Nam sang Pháp định cư cùng vợ và 3 con gái. Cuối thập niên 1980, ông thu âm cho nhiều trung tâm hải ngoại là Thanh Lan, Làng Văn, Người Đẹp Bình Dương.

  • Anh buồn em thương[1]
  • Cuộc gặp bất ngờ [1970]
  • Đêm hoang
  • Đêm tha hương
  • Đã lỡ duyên rồi [1970][1]
  • Mộng đẹp tình vương [1962][2]
  • Tình người biên giới
  • Tròn thương
  • Thư xuân [1970][3]
  • Rừng ái ân [1970][4]
  • Số phận
  • Hợp tan
  • Đêm bơ vơ [Hương Lan & Thanh Phong] [TLCD 029]
  • Tím cả rừng chiều [TLCD 72]

Năm 2017 Thanh Phong lần đầu về nước làm giám khảo cuộc thi “Tình Bolero phiên bản nghệ sĩ 2017”.[5]

STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Tôi Trở Về Thành Phố [Y Vân] Phương Đại Paris By Night 45 1998
STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Ly Cà Phê Cuối Cùng [Minh Kỳ, Thế Vinh] Tường Nguyên, Tường Khuê, Duy Trường ASIA 52 2006
2 LK Câu Chuyện Đầu Năm, Tâm Sự Ngày Xuân [Hoài An] Phương Hồng Quế, Ngọc Huyền, Phương Vũ ASIA 53 2007
3 Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp [Nguyễn Văn Đông] Thanh Tuyền ASIA 56
4 Anh Về Với Em [Trần Thiện Thanh] Ngọc Minh ASIA 58 2008
5 LK Khi Em Nhìn Anh [Y Vân], Nếu Em Về Bên Anh [Y Vân, Huỳnh Anh] Ngọc Minh ASIA 59 2008
6 Đò Chiều [Trúc Phương] Phương Hồng Quế ASIA 74 2014
STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 LK Ly Cà Phê Cuối Cùng [Minh Kỳ, Thế Vinh], Chúng Mình Ba Đứa [Song Ngọc, Hoài Linh] Đặng Thế Luân, Đăng Vũ Liveshow Bến Mơ - Đăng Vũ 2017
2 Mưa Đêm Ngoại Ô [Đỗ Kim Bảng] Thanh Vy

  1. ^ a b Ký tên Thanh Phong - Nguyễn Đào Nguyễn
  2. ^ Viết chung với Tấn An.
  3. ^ Viết chung với Viễn Chinh
  4. ^ Viết chung với Phượng Vũ
  5. ^ Minh Anh [21 tháng 8 năm 2017]. “Ca nhạc sĩ Thanh Phong lần đầu về nước làm giám khảo cuộc thi hát Bolero”. Sàn diễn 24h. Truy cập 2 tháng 5 năm 2021.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thanh_Phong_[ca_sĩ]&oldid=67776777”

Video liên quan

Chủ Đề