Các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ trong lúc học tập

PHẦN 1. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI:

          Bác Hồ của chúng ta đã nói “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trẻ em là hạnh phúc mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

          Ở lứa tuổi mầm non, cơ thể trẻ đang lớn nhanh và phát triển về mọi mặt, muốn cho thế hệ tương lai của chúng ta thực sự có đầy đủ đức, trí, thể, mĩ để phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước thì cần phải chăm sóc ngay từ bây giờ. Trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ thì công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ được xem là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng, trong đó công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ được quan tâm hàng đầu tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh trong nhà trường.

              Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 13/2010/TT-BGD&ĐT ngày 15/4/2010 Thông tư quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non, nêu rõ nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích. Với trách nhiệm là hiệu trưởng nhà trường tôi nhận thức được việc phải xây dựng môi trường an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết.

Trường Mẫu giáo Đức Tân được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ I, kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 3, trường có tổng số 18 CB,GV,NV [trong đó CBQL: 2, GV: 11, NV: 5]. Trình độ CB,GV,NV:15/18 CB,GV,NV đạt chuẩn và trên chuẩn [ trong đó: ĐH: 10, CĐ: 2, TC: 3]. Tổng số lớp 6 với 193 trẻ, các lớp đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn cho trẻ. có đầy đủ đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ, có công trình vệ sinh sạch sẽ và đúng quy cách cho trẻ nam và nữ riêng, đủ nước sạch phục vụ sinh họat hàng ngày của trẻ. Trường có phòng y tế riêng, trang thiết bị y tế tương đối đầy đủ và có nhân viên y tế phục trách chăm sóc sức khỏe cho các trẻ. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, luôn quan tâm đến trẻ và có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Phụ huynh học sinh có ý thức phối hợp tốt cùng nhà trường trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Tuy nhiên bên cạnh đó nhà trường vẫn còn một lớp học ở điểm phụ xây dựng đã lâu, không đảm bảo diện tích, thiếu ánh sáng tự nhiên, một số đồ chơi ngoài trời hiện nay không đảm bảo được độ an toàn do đó không thể loại bỏ được các sự cố có thể xảy ra đối với trẻ trong thời gian tới, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra cũng như chưa thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng của nhà trường, bên cạnh đó công tác quản lý hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích trong trường đã thực hiện nhưng chưa thực sự sát sao và chú trọng. Kỹ năng phòng tránh và xử lý các tai nạn thương tích của giáo viên đôi khi cón chưa linh hoạt. Nhân viên y tế chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế về chăm sóc sức khỏe và kỹ năng xử trí các tai nạn thương tích do chuyên môn chưa được cọ sát thường xuyên như ở bệnh viện. Bản thân kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng trường học an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ còn hạn chế.

Căn cứ vào thực trạng và các điều kiện thuận lợi khó khăn trên của nhà trường, tôi luôn trăn trở và chọn đề tài: “Một số biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mẫu giáo” nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường trong thời gian tới.

PHẦN 2. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT:

Để giải quyết được những thực trạng nêu trên. Bản thân là một hiệu trưởng phụ trách công tác chung, tôi cùng với phó hiệu trưởng nhà trường thực hiện công tác quản lý hoạt động, phòng chống tai nạn thương tích như sau:

-Nhà trường phải xây dựng kế hoạch “Xây dựng trường học an toàn và phòng chống tai nạn thương tích” cho trẻ.

-Bồi dưỡng cho đội ngũ CB,GV,NV kiến thức, kỹ năng cơ bản để phòng chống và xử trí các tình huống khi tai nạn xảy ra.

-Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ trong các hoạt động.

-Tổ chức công tác tuyên truyền phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ với nhiều hình thức và nội dung thiết thực.

-Kiểm tra các bộ phận phụ trách về thực hiện công tác “Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích”.

-Phối kết hợp với trạm y tế, phụ huynh học sinh trong công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.

PHẦN 3. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:

1/ Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch “Xây dựng trường học an toàn và phòng chống tai nạn thương tích” cho trẻ

Thực hiện theo hướng dẫn của Phòng giáo dục ngay từ đầu năm học nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch số 86/KH-MGĐT ngày 28 tháng 8 năm 2017 kế hoạch “Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích” thành lập Ban chỉ đạo công tác phòng chống tai nạn thương tích đồng thời chỉ đạo 100% CB,GV,NV nhà trường thực hiện tốt công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.

Nội dung thực hiện

Người thực hiện

Thời gian thực hiện

- Thành lập Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe và phân công trách nhiệm cho ban chỉ đạo.

- Xây dựng quy chế trường học an toàn.

- Tổ chức dọn vệ sinh, phát quang, cải tạo lại môi trường.

- Xây dựng kế hoạch “Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích” cho trẻ năm học 2017-2018.

- Chỉ đạo giáo viên rà soát loại bỏ các đồ dùng, đồ chơi trong lớp có nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ.

- Kiểm tracác thiết bị đồ chơi ngoài trời hỏng, bong sơn, lỏng ốc gây mất an toàn cho trẻ.

- Ký hợp đồng thực phẩm với các cơ sở đáng tin cậy, đảm bảo VSATTP cho trẻ.

- Thành lập tổ kiểm phẩm hàng ngày.

- Chỉ đạo giáo viên rèn các nề nếp thói quen,vệ sinh cá nhân và vệ sinh văn minh cho trẻ.

Hiệu trưởng + Ban chỉ đạo + toàn thể CB,GV,NV

Tháng 8+9 năm 2017

- Chỉ đạo CB,GV,NV duy trì tốt nề nếp vệ sinh môi trường.

- Tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đầu năm.

- Liên hệ y tế khám sức khỏe lần 1 cho trẻ.

- Xây dựng nội dung tổ chức tập huấn công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống tai nạn thương tích cho toàn thể CB,GV,NV nhà trường.

BGH, TTCM, nhân viên y tế.

Tháng 10+11/2017

- Phòng chống tai nạn gây chấn thương: thường xuyên kiểm tra các song cửa và các đồ chơi ngoài trời kịp thời báo cáo, khắc phục sữa chữa ngay.

- Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích bằng nhiều hình thức: phát tờ roi, treo băng rôn.

BGH, Ban chỉ đạo.

Tháng 12/2017 và tháng 01/2018

- Chỉ đạo CB,GV,NV tiếp tục duy trì  tốt nề nếp vệ sinh môi trường trước và sau Tết Nguyên đán

- Tuyên truyền phụ huynh cùng quan tâm chăm sóc sức khỏe cho trẻ khi thời tiết đổi mùa.

- Thường xuyên kiểm tra các lớp, sân chơi để phát hiện các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, đồ chơi ngoài trời.

- Tăng cường kiểm tra đột xuất VSATTP, quy trình bếp 01 chiều.

-Kiểm tra chất lượng thực phẩm trong thời gian giáp tết và sau Tết.

- Thực hiện tốt công tác phòng chống cháy nổ.

- Phối hợp tổ chức cho CB,GV,NV, phụ huynh học sinh tham gia tích cực tháng hành động vì trẻ em, an toàn giao thông.

BGH, NV y tế, giáo viên.

Tháng 01+02/2018

- Chỉ đạo GV,NV tiếp tục duy trì tốt nề nếp vệ sinh môi trường và phòng chống dịch cho trẻ.

- Tuyên truyền phụ huynh cho trẻ mặc trang phục phù hợp với thời tiết.

-Kiểm tra bếp ăn.

-Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt bữa ăn, giấc ngủ, đảm bảo đủ nước cho trẻ uống theo yêu cầu.

- Chỉ đạo CB,GV,NV tiếp tục duy trì tốt nề nếp vệ sinh môi trường, tuyên truyền phụ huynh phòng các dịch bệnh và tai nạn thường gặp trong dịp hè.

-Tự đánh giá bảng kiểm trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích của nhà trường.

BGH, Ban chỉ đạo.

Tháng 3+4+5 năm 2018

2/ Biện pháp 2: Bồi dưỡng cho đội ngũ CB,GV,NV kiến thức, kỹ năng cơ bản để phòng chống và xử trí các tình huống khi tai nạn xảy ra.

Để thực hiện việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường  thì việc trang bị, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng về phòng chống tai nạn thương tích và xử lý các tình huống xảy ra là việc hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng. Giáo viên, nhân viên là lực lượng trực tiếp thực hiện mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường.

Mục đích để giúp giáo viên có được những kinh nghiệm, kỹ năng vè phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, giúp giáo viên có được ý thức đề phòng, kiểm tra các yếu tố nguy cơ xảy ra tai nạn một cách thường xuyên, để có biện pháp khắc phục kịp thời, có hiệu quả. Giúp giáo viên xác định được nguyên nhân chủ quan và khách quan xảy ra tai nạn cho trẻ để từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục, giải quyết hữu hiệu. Giúp giáo viên có kiến thức sâu rộng về một số loại dịch bệnh cũng như một số tai nạn thường xuyên xảy ra với trẻ.

         Nội dung bồi dưỡng: Hiểu về môi trường an toàn đối với trẻ mầm non. Phòng tránh các tai nạn thương tích thường gặp. Phòngtránh các dị vật ở tai, mũi, họng. Phòng tránh tai nạn do ngộ độc. Phòng chống đuối nước cho trẻ. Phòng chống cháynổ, bỏng, điện giật.

          Hình thức bồi dưỡng: nhà trường phân công cho nhân viên y tế và Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe trẻ triển khai trong các cuộc họp hội đồng, họp chuyên môn và sinh hoạt ngoại khóa. cung cấp các tài liệu, văn bản chỉ đạo của ngành, các bài viết truyên truyền của cơ quan y tế. Tạo điều kiện cho nhân viên y tế, giáo viên, nhân viên tham gia đầy đủ các lớp về phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường, về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ do Phòng giáo dục, địa phương tổ chức. tổ chức các buổi tọa đàm về các nội dung của quy chế xây dựng trường học an toàn của nhà trường. đưa ra tình huống tai nạn thương tích từ đơn giản đến phức tạp có thể xảy ra trong nhà trường để CB,GV,NV nghiên cứ, suy nghĩ và tìm hướng giải quyết, sơ cứu. Phân công nhân viên y tế nghiên cứu các nội dung về công tác chăm sóc sức khỏe, xử trí các tai nạn thường gặp và tổ chức sinh hoạt mỗi tháng 01 lần cùng với cuộc họp hội đồng sư phạm nhà trường.

Kết quả đạt được: Nhà trường đã mua và photo nhiều tài liệu liên quan đến xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích để 100% CB,GV,NV nghiên cứu và học tập. Nhà trường đã tạo điều kiện cho 100% CB,GV,NV khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm và cập nhất kiến thức VSATTP. Nhân viên y tế đã tổ chức được 06 cuộc nói chuyện chuyên đề về xử trí tai nạn thường gặp tại các buổi họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn. 100% CB,GV,NV nắm được kiến thức kỹ năng cơ bản về cách phòng chống và xử lý các loại dịch bệnh cũng như một số tai nạn xảy ra với trẻ.

        3/ Biện pháp 3: Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ trong các hoạt động.

        Cơ sở vật chất của trường mầm non là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Điều 10 và 41 của Điều lệ trường mầm non đã quy định về yêu cầu cơ sở vật chất của trường mầm non, phải đảm bảo yêu cầu của việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ. Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi có đảm bảo yêu cầu thì mới tạo được môi trường an toàn cho trẻ hoạt động. Nhà trường đã từng bước trang bị, sữa chữa và mua sắm các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tạo điều kiện chơi và học trong môi trường an toàn, giảm thiểu được các tai nạn thương tích cho trẻ. Trong hè hàng năm, nhà trường cùng các bộ phận phụ trách cơ sở vật chất rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất hiện có. Báo cáo cụ thể với Ban giám hiệu số trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cũ, hỏng, cần thay thế và bổ sung. Đến nay cơ sở vật chất nhà trường tương đối hoàn thiện.

         Trong năm học 2017-2018 nhà trường đã cân đối nguồn kinh phí nâng cấp sân chơi của trẻ tại điểm trường chính giúp cho trẻ thoải mái vui chơi và học tập. Trong tháng 3/2018 nhà trường cũng đầutư kinh phí xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, phân các khu vực vui chơi của trẻ: khu chơi dân gian, khu vận động, chơi cát, nước, vườn hoa, vườn cổ tích, vườn rau, vườn cây ăn quả...6/6 lớp có đầy đủ bộ thiết bị ĐDĐC theo văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các lớp có biển báo nguy hiểm ở các ổ điện. Hàng năm kịp thời thay thế bổ sung các loại đồ dùng đồ chơi không đảm bảo an toàn cho trẻ. Hệ thống đèn chiếu sáng được nâng cấp đảm bảo an toàn cho trẻ. Có đủ nước sạch phục vụ cho trẻ sinh hoạt hàng ngày.

Khu chơi với cát và nước

Khu chơi vận động

                                                 Khu vực vườn rau của bé

                 Khu vườn cổ tích của bé

Khu “Chợ quê” của trẻ

                                                  Khu vực khám phá của trẻ

                                           Khu chơi giao thông cho trẻ

Nhà vệ sinh có khu vực vệ sinh nam, nữ riêng, trang bị đầy đủ nước tẩy, lau sàn, xà phòng...theo nhu cầu hàng tháng.

Phòng y tế: trang bị đầy đủ các thiết bị như tủ thuốc, giường y tế, bố trí khu vực cân, đo trẻ. Các bảng biểu theo dõi sức khỏe, các bảng biểu tuyên truyền. Trang  bị đầy đủ các loại thuốc thông thường thay thuốc thường xuyên khi hết hạn sử dụng.

Nhà bếp: sắp theo theo quy trình bếp một chiều. Trang bị đầy đủ các thiết bị: tủ hấp cơm, bếp ga, tủ lạnh lưu mẫu thức ăn. Thường xuyên bổ sung các đồ dùng phục vụ giờ ăn cho trẻ.

            Sân chơi ngoài trời: có từ 5 – 7 loại đồ chơi ngoài trời phong phú về thể loại được sắp xếp thuận tiện cho trẻ sử dụng, đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động vui chơi, dưới các máng tuột nhàtrường bố trí các thảm cỏ nhằm giảm nguy cơ trượt ngã trầy sướt cho trẻ.

             4/ Biện pháp 4: Tổ chức công tác tuyên truyền phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ với nhiều hình thức và nội dung thiết thực.

             Trong các hoạt động ở trường mầm non, hoạt động nào cũng cần sự tuyên truyền, nó góp phần vào việc thành công hay không thành công của hoạt động. Tuyên truyền nhằm làm cho phụ huynh, cộng đồng xã hội hiểu rõ hơn về mục đích, ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động đó để cùng ý thức, chung tay phối hợp nhà trường để đạt hiệu quả cao nhất. Trong những năm qua, phụ huynh biết rất ít về kiến thức cũng như kỹ năng thực hành công tác phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ. Vì thế trường mầm non phải tuyên truyền tốt, khéo léo, rõ ràng, rộng rãi bằng nhiều hình thức. Qua đó, thu hút nhiều trẻ đến trường, nhận được sự quan tâm ủng hộ của nhân dân và cha mẹ trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, ngay từ đầu năm họcnhà trường đã xây dựng nội dung và các hình thức tuyên truyền về công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ như sau: Tuyên truyền trong các cuộc họp phụ huynh đầu năm, trên phương tiện truyền thông của xã, thông qua quy chế phối hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội với các nội dung sau: Làm rõ vai trò của việc phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ. Tầm quan trọng của công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Các kiến thức phòng chống tai nạn thương tích. Ý nghĩa của công tác phòng chống tai nạn thương tích.

Xây dựng góc tuyên truyền của trường, của lớp: dán ảnh các hoạt động, hội thi của nhà trường. In các bài viết có nội dung về kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo khoa học. Chỉ đạo gió viên xây dựng góc tuyên truyền với nội dung phong phú như chương trình thực hiện theo các chủ đề, Kết quả nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ từng giai đoạn. Các nội dung cần phối hợp với phụ huynh để phòng chống các dịch bệnh và tai nạn thương tích cho trẻ. Tổ chức tốt các lễ hội trong năm và thu hút phụ huynh tham dự.

Kết quả: Lãnh đạo chính quyền địa phương, nhân dân và cha mẹ trẻ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của giáo dục mầm non đối với sự phát triển của trẻ và công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Từ đó tích cực hưởng ứng các hoạt động của nhà trường trong công tác xây dựng trường học an toàn, vui chơi lành mạnh cho trẻ.

5/ Biện pháp 5: Kiểm tra các bộ phận phụ trách về thực hiện công tác “Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích”.

            Kiểm tra công tác thường xuyên và nghiêm túc của người quản lý. Kiểm tra nhằm thiết lập các tiêu chuẩn, đo lường kết quả thực hiện mục tiêu, phân tích và điều chỉnh các sai lệch nhằm giúp CB,GV,NV thực hiện tốt hơn.

          Với công tác bảo đảm an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, nhà trường đưa ra các nội dung cần kiểm tra như sau: Kiểm tra cách sắp xếp đồ dùng, trang thiết bị, đồ chơi đảm bào an toàn và khoa học tại các lớp, bếp, phòng y tế, phòng vệ sinh. Kiểm tra việc thực hiện quy chế trường học an toàn, quy chế chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Kiểm tra cơ sở vật chất, kiểm tra việc rà soát, loại bỏ, thay thế các đồ dùng đồ chơi, thiết bị có nguy cơ mất an toàn cho trẻ. Kiểm tra công tác vệ sinh môi trường. Kiểm tra công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Kiểm tra công tác tuyên truyền của bộ phận y tế. Kiểm tra hệ thống nước sạch, hệ thống nước thải, rác thải.

          Phương pháp kiểm tra: thăm lớp, dự giờ, quan sát. Kiểm tra trực tiếp việc giáo viên, nhân viên thực hiện quy chế. Trò chuyện, trao đổi trực tiếp với giáo viên, nhân viên và trẻ.

          Hình thức kiểm tra: kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra thường xuyên, đột xuất...

          Kết quả: Qua kiểm tra, tôi nhận thấy hầu hết đội ngũ CB,GV,NV trong nhà trường luôn có ý thức thực hiện nghiêm túc quy chế và kế hoạch của nhà trường xây dựng. 100% CB,GV,NV có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Công tác vệ sinh môi trường được duy trì  tốt, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp.

6/ Biện pháp 6: Phối kết hợp với trạm y tế, phụ huynh học sinh trong công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.

          Để thực hiện tốt công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Ban giám hiệu nhà trường phối hợp chặt chẽ với trạm y tế xã và các bậc phụ huynh trong nhà trường. Ngay từ đầu năm học, trạm y tế đã cung cấp cho nhà trường những tài liệu, các loại tranh ảnh về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, tài liệu về chăm sóc sức khỏe và các loại dịch bệnh thường xảy ra. Cung cấp tranh tuyên truyền các bệnh cúm A H5N1, tay chân miệng, lao phổi, thủy đậu, quai bị.... Cha mẹ trẻ là người đầu tiên nuôi nấng, chăm sóc trẻ. Vì vậy giữa cha mẹ trẻ và trường mầm non cần có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất về nội dung và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, trao đổi thường xuyên về sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, hiểu thấu đáo tính nết của trẻ để có cách chăm sóc, giáo dục trẻ tốt nhất. Với những biện pháp phối hợp trên nhà trường đã đạt được những kết quả như sau:Đa số phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là vô cùng quan trong trọng và hết sức cần thiết. Từ đó phối hợp chặt chẽ hơn với nhiều biện pháp hiệu quả hơn như không cho trẻ chơi những đồ chơi sắt nhọn và không mang đồ chơi có nguy cơ gây tai nạn thương tích đến lớp. Có biện pháp chăm sóc phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì ở trẻ và đưa trẻ đi khám chuyên khoa khi phát hiện bệnh qua các đợt khám sức khỏe tại trường. Phụ huynh sưu tầm tranh, ảnh có nội dung, hành vi sai dẫn đến tai nạn thương tích để nhà trường dán ở góc tuyên truyền của trường và của lớp. Qua đó trẻ sẽ biết được hành vi không nên làm của mình để bảo đảm an toàn cho mình và cho người khác. Phụ huynh ngày càng quan tâm hơn, ủng hộ mọi hoạt động của nhà trường.

PHẦN 4: KẾT QUẢ

Sau khi thực hiện các biện pháp nêu trên nhà trường đã đạt được những kết quả như sau:

Hoàn thành kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.

6/6 lớp đạt tốt khi được kiểm tra chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Bếp ăn được Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Long An cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP.

Trẻ có một số kỹ năng cần thiết trong việc tự phục vụ, biết tự bảo vệ bản thân, biết những hành vi không nên làm để bảo vệ an toàn cho bản thân.

Nâng cao nhận thức của CB,GV,NV về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích: giáo viên nghiêm túc thực hiện tổ chức các hoạt động trong ngày của trẻ, sử dụng đồ dùng đồ chơi đảm bảo an toàn, vệ sinh.

Xây dựng được môi trường sinh hoạt học tập an toàn, giảm thiểu tới mức thấp nhất nguy cơ tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường.

          PHẦN 5: KẾT LUẬN

Nhà trường đã xây dựng kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ phù hợp với đặc điểm và các điều kiện của trường, lớp.

Nhà trường đã tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về xây dựng môi trường an toàn, phòng chống và xử trí một số tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ cho 18/18 CB,GV,NV.

Ban giám hiệu tạo điều kiện cho 100% CB,GV,NV tham gia xác nhận kiến thức VSATTP do Cục An toàn thực phẩm tỉnh tổ chức.

100% CB,GV,NV nhà trường nghiêm túc thực hiện quy chế và kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Nắm được kiến thức, kỹ năng phòng và xử lý các loại dịch bệnh cũng như môt số tai nạn thường xảy ra với trẻ nhỏ.

Nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Tu sửa cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ.

6/6 lớp sắp xếp đồ dùng đồ chơi phù hợp, thuận tiện cho trẻ sử dụng và bảo quản của giáo viên.

Nhân viên y tế cập nhật các kiến thức, thông tin kịp thời, làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, thực hiện chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Phòng y tế có đầy đủ các loại thuốc thông dụng và dụng cụ sơ cứu đảm bảo theo quy định.

Nhà trường phối kết hơp tốt với trạm y tế xã, phụ huynh học sinh có nhiều biện pháp hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khỏe trẻ, bảo đảm an toàn cho trẻ tại trường và tại gia đình.

          Với đề tài “Một số biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mẫu giáo” bản thân tôi nhận thấy có thể áp dụng cho tất cả các đơn vị trường mầm non, mẫu giáo để góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ trong thời gian tới.

                                                                       Người viết

                                                                             Phạm Thị Lan Thanh

Video liên quan

Chủ Đề