Các đề tài phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  [730.49 KB, 66 trang ]

1


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Cao Đàm [2008], Phương pháp luận nghiên cứu
khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật
[2] Đồng Thị Thanh Phương & Nguyễn Thị Ngọc An
[2010], Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Lao
động  Xã hội
[3] Nguyễn Đình Thọ [2011], Phương pháp nghiên cứu
khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động xã hội.
[4] Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc [2008],
Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức
2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH
CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU VÀ DỮ LIỆU CẦN THU THẬP
CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP,
CÔNG CỤ & TỔ CHỨC THU THẬP DỮ LIỆU
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VỚI PHẦN
MỀM SPSS
3



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH






Khái niệm về nghiên cứu trong kinh doanh
Phạm vi nghiên cứu trong kinh doanh
Vai trò nghiên cứu trong kinh doanh
Phân loại nghiên cứu trong kinh doanh

4


Khái niệm về Nghiên Cứu trong kinh doanh
Nghiên cứu trong kinh doanh là quá trình thiết
kế, thu thập, phân tích và báo cáo một cách có hệ
thống, có mục đích nhằm cung cấp thông tin hỗ trợ
cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị.
* Phân loại Nghiên cứu trong kinh doanh
- Nghiên cứu tại bàn và tại hiện trường
- Nghiên cứu định tính và định lượng
- Nghiên cứu đột xuất, kết hợp và liên tục.
5


* Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là cụm từ dùng chỉ bản
chất của sự vật hay hiện tượng cần được xem xét và
làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: Tùy theo điều kiện cụ thể
nhà nghiên cứu cần phải đặt ra các giới hạn nhất

định như: Giới hạn về thời gian, giới hạn về không
gian, giới hạn về quy mô của mẫu khảo sát, giới hạn
về nội dung nghiên cứu.

6


Vai trò của nghiên cứu trong kinh doanh
Nghiên cứu trong kinh doanh là hoạt động
cần thiết giúp các nhà quản trị nâng cao
chất lượng và hiệu quả của các quyết định
kinh doanh.
Nghiên cứu trong kinh doanh là một trong
những công cụ quan trọng để thu thập và
cung cấp thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu
hiểu biết về các hoạt động của doanh nghiệp
7


Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong
nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng
thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng. Nói cách
khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra
trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi nhằm vào việc gì?,
hoặc để phục vụ cho điều gì? và mang ý nghĩa thực tiễn của
nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu.
Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng
mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong
nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách

khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc
đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra và là điều mà kết quả phải
đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi làm cái gì?.
8




Ví dụ: Phân biệt mục đích và
mục tiêu của đề tài: Tác động của
công tác quản lý quan hệ khách
hàng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh

9


CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU VÀ DỮ LIỆU CẦN THU THẬP
Tầm quan trọng của việc xác định vấn đề nghiên cứu.
Xác định phương pháp phù hợp với mục tiêu nghiên
cứu.
Xác định dữ liệu cần thu thập.

10


Đề cương Nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu là một bản hoạch định các bước
tiến hành, các nội dung cần thực hiện trong quá trình

nghiên cứu.
Đề cương là các nét chính về phương cách giải quyết
vấn đề nghiên cứu được nêu ra.

11


Nội dung đề cương Nghiên cứu
- Tên đề tài: mô tả một cách cô đọng vấn đề nghiên cứu. Tên đề
tài giúp người đọc hiểu được nghiên cứu cái gì và những nội
dung cần thực hiện trong quá trình nghiên cứu. Tên đề tài phải
ngắn, gọn, súc tích và rõ ràng.
- Lý do chọn đề tài: [tính cấp thiết của đề tài]
- Mục tiêu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
- Tổng kết lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu
- Những kết quả dự kiến của đề tài
- Dự kiến bố cục đề tài
- Tài liệu dự kiến tham khảo
- Kế hoạch thực hiện đề tài
12
- Dự kiến mục lục của đề tài


Những đề tài chính yếu trong nghiên
cứu kinh doanh
Nghiên cứu tổng quát về kinh tế, kinh doanh và
doanh nghiệp







Dự báo ngắn hạn [dưới 1 năm]
Dự báo dài hạn [trên 1 năm]
Nghiên cứu xu hướng của doanh nghiệp hoặc ngành
Nghiên cứu giá cả và lạm phát
Nghiên cứu môi trường kinh doanh toàn cầu

13


Những đề tài chính yêu trong nghiên
cứu kinh doanh
Nghiên cứu về tài chính và kế toán







Dự báo khuynh hướng của lãi suất
Tiên đoán giá trị hàng hóa, cổ phiếu và trái phiếu
Nghiên cứu các phương án hình thành nguồn vốn
Nghiên cứu liên quan đến sát nhập và thôn tín doanh nghiệp
Nghiên cứu quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro

Nghiên cứu sự tác động của thuế khoá

14


Những đề tài chính yêu trong nghiên
cứu kinh doanh
Nghiên cứu về tài chính và kế toán







Phân tích doanh mục đầu tư
Nghiên cứu về các tổ chức tài chính
Nghiên cứu về lợi nhuận kỳ vọng
Mô hình định giá tài sản vốn
Nghiên cứu rủi ro tính dụng
Phân tích chi phí

15


Những đề tài chính yêu trong nghiên
cứu kinh doanh
Nghiên cứu hành vi tổ chức và quản lý









Quản lý chất lượng
Phong cách lãnh đạo
Năng suất lao động
Hiệu quả của tổ chức
Nghiên cứu về cơ cấu tổ chức
Nghiên cứu về sự liên lạc và không khí tổ chức
Khuynh hướng của liên hiệp công đoàn

16


Những đề tài chính yêu trong nghiên
cứu kinh doanh
Nghiên cứu tiếp thị và bán hàng








Đo lường tiềm năng thị trường
Phân tích thị phần

Nghiên cứu phân khúc thị trường
Sự quyết định đặc tính của thị trường
Phân tích doanh số bán hàng
Nghiên cứu các kênh phân phối
Thử nghiệm sản phẩm mới

17


Những đề tài chính yêu trong nghiên cứu
kinh doanh
Nghiên cứu tiếp thị và bán hàng
Nghiên cứu quảng cáo
Nghiên cứu hành vi và sự thoả mãn của người tiêu dùng


18


Các bước tiến hành nghiên cứu trong Quản trị

19


CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP, CÔNG
CỤ & TỔ CHỨC THU THẬP DỮ LIỆU
Phương pháp định tính
Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu thường
liên quan đến việc phân tích và diễn giải dữ liệu dạng
định tính nhằm mục đích khám phá qui luật của hiện

tượng khoa học chúng ta cần nghiên cứu.

20







Vai trò:
Chủ động trong quá trình thu thập dữ liệu tại hiện trường
Dùng để khám phá các vấn đề cũng như các cơ hội.
Rất hữu dụng cho việc thiết kế các dự án nghiên cứu sâu hơn trong
đó. Ví dụ : khám phá các thuộc tính quan trọng của sản phẩm, thái
độ người tiêu dùng đối với sản phẩm, để thiết kế bảng câu hỏi.
Cung cấp các thông tin giúp hiểu thị trường, chẳng hạn như tại
sao một sản phẩm lôi cuốn người tiêu dùng hơn sản phẩm khác, tại
sao quảng cáo A lại hiệu quả hơn quảng cáo B, điều gì khiến các bà
nội trợ thích đi siêu thị hơn đi chợ, vì sao các bà mẹ thường cho
con uống sữa trước khi đi ngủ.
Chú trọng vào người tiêu dùng và tìm hiểu lý do của những hành vi
và thái độ của họ.
Đòi hỏi nghiên cứu sâu  thực hiện trên một mẫu tương đối nhỏ
21


Công cụ thu thập dữ liệu định tính:
Với nghiên cứu định tính, công cụ thu thập dữ liệu
[bảng câu hỏi  dàn bài hướng dẫn thảo luận] không

có cấu trúc chặt chẽ, sử dụng câu hỏi mở nhằm mục
đích dẫn hướng thảo luận. [Câu hỏi mở là câu hỏi
không có câu trả lời sẵn người trả lời hoàn toàn tự do
diễn đạt các trả lời của mình. Ví dụ: Lý do nào bạn
thích sử dụng dầu gội đầu 2 trong 1? Và còn gì
nữa?...]

22


* Quan sát [observation]:
Là việc theo dõi các hành vi của đối tượng nghiên cứu mà
không nhất thiết phải hỏi hay nói chuyện.
Có thể xem xét điều gì đang thực sự xảy ra liên quan đến
những vấn đề nghiên cứu
Trả lời được rất nhiều câu hỏi thuộc dạng : Cái gì dù có
thể không giải thích được tại sao
Là phương pháp nghiên cứu đơn giản, ít tốn kém, được hỗ
trợ rất tốt bởi các phương tiện kỹ thuật [camera thu phát
trực tiếp]
Không giúp hiểu sâu mà chỉ giúp nhận biết được những hành
vi, thói quen của đối tượng nghiên cứu
23


* Lợi ích của quan sát
Là hình thức đơn giản, ít tốn kém
Thông tin thu thập được hoàn toàn khách quan do người được
quan sát không biết mình đang bị quan sát
Cho phép thu thập những thông tin mà có thể người được quan

sát cũng không biết nếu họ được hỏi.

Các hình thức quan sát:
Tham gia như một thành viên [the complete participant]: nhà
nghiên cứu tham gia như một thành viên [đối tượng nghiên
cứu] và không cho các đối tượng nghiên cứu nhận ra mình là
nhà nghiên cứu. Trong quá trình tham gia như một thành viên,
nhà nghiên cứu chủ động tiến hành quan sát khi sự việc đang
diễn ra để thu thập thông tin.
24


* Ưu, nhược điểm:
Quan sát để thu thập dữ liệu có một số ưu và nhược điểm.
Quan sát giúp chúng ta thu nhận được kiến thức đầu tiên về
vấn đề nghiên cứu. Hơn nữa, chúng ta nhận dạng được
thực tế về ngữ cảnh, thời gian; quan sát thường ít tốn kém.
Tuy nhiên, nó cũng có một số nhược điểm như khó khăn
trong việc định lượng hóa số liệu, kết quả quan sát được
không có tính đại diện cho số đông. Hơn nữa, trong nhiều
tình huống tế nhị chúng ta không thể quan sát được vì
không được sự chấp nhận của đối tượng quan sát.

25


Chủ Đề