Các giai đoạn của quá trình giao tiếp của nhà báo

Bởi Thích Nhật Từ, Nguyễn Kha

Giới thiệu về cuốn sách này

Phương pháp thu thập thông tin, tư liệu – Người soạn: Lê Thị Nhã [Khoa Báo chí – HV BC&TT]PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TƯ LIỆU CỦA NHÀ BÁOPHẦN 1. TƯ LIỆU VÀ HOẠT ĐỘNG TƯ LIỆU1.1. TƯ LIỆU LÀ GÌ- Tư liệu nói chung là một khái niệm tương đối rộng. Tư liệu là nhữngthông tin rút ra từ tài liệu viết tay, in ấn, từ các đồ vật như: công cụ sản xuất,công trình kiến trúc, đồ dùng cá nhân, phim ảnh, băng hình, internet… và lànhững thông tin sống động từ con người. Thông tin, tư liệu xuất phát từ 3 nguồn cơ bản: + Con người + Môi trường vật chất xung quanh+ Các văn bản, sách báo, giấy tờ - Có thể phân loại tư liệu theo các tiêu chí sau đây:Phân chia theo hình thức cố định tư liệu: + Tư liệu văn tự: thông tin được lưu giữ dưới dạng ký tự ngônngữ, số liệu trong các văn bản, các bảng biểu, sơ đồ + Tư liệu phi văn tự: có thể là công trình kiến trúc, các tác phẩmnghệ thuật [tranh, ảnh…], chương trình truyền hình, băng đĩa có hìnhảnh, âm thanh…Phân chia theo tính chất pháp lý của tư liệu: + Tư liệu chính thức: là những tư liệu được thừa nhận, xuất bản vàđược công bố chính thức từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội + Tư liệu không chính thức: là những tư liệu chưa được thừanhận, xuất bản và được công bố chính thức từ các cơ quan nhà nước,các tổ chức xã hội Phân chia theo tính chất tồn tại của tư liệu: + Tư liệu động : Là những tư liệu sống động từ thực tế + Tư liệu tĩnh: Là tư liệu cố định trong các văn bản, giấy tờ Phương pháp thu thập thông tin, tư liệu – Người soạn: Lê Thị Nhã [Khoa Báo chí – HV BC&TT]Phân chia theo cách thức lấy tư liệu: + Tư liệu trực tiếp: là tư liệu phóng viên thu thập được qua sựtiếp xúc trực tiếp với các sự kiện, con người, không qua khâu trunggian. Tư liệu trực tiếp là tư liệu “tai nghe, mắt thấy”. + Tư liệu gián tiếp: là loại tư liệu phóng viên thu thập, tìm hiểuđược thông qua một trung gian [người khác hoặc vật khác]. 1.2. HOẠT ĐỘNG THU THẬP TƯ LIỆU CỦA NHÀ BÁO- Trong lĩnh vực báo chí, tư liệu được dùng với nghĩa là những nguyênvật liệu, chất liệu để xây dựng, hình thành nên tác phẩm báo chí. Hoạt độngthu thập tư liệu của phóng viên được ví như việc tích góp những viên gạch đểxây nhà. - Một số nguồn thông tin, tư liệu có thể thống kê được: + Các hãng thông tấn trong nước và nước ngoài+ Các chủ trương, chính sách, quyết định… của Chính phủ, các bộ,ngành, các cơ quan, đơn vị + Mạng lưới cộng tác viên, thông tin viên + Các cuộc họp, họp báo+ Báo chí, Internet + Thư bạn đọc+ Dư luận quần chúng+ Từ các cuộc hỏi chuyện, trao đổi với mọi người+ Quan sát, trải nghiệm thực tế của phóng viên - Nội dung thu thập + Nắm được cấu trúc nội dung của một thông tin báo chí. Trước một sựkiện diễn ra, phóng viên phải biết mình cần thu thập những thông tin, tư liệugì ? ở đâu? từ ai ?… Phương pháp thu thập thông tin, tư liệu – Người soạn: Lê Thị Nhã [Khoa Báo chí – HV BC&TT]+ Thu thập thông tin tư liệu tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể: thời gian,hoàn cảnh cho phép, qui mô và mức độ quan trọng của sự kiện, hình thứcthông tin… - Yêu cầu đối với công tác thu thập thông tin, tư liệu+ Kiểm chứng thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau + Lựa chọn tư liệu điển hình, phục vụ đắc lực cho chủ đề tác phẩm+ Kết hợp các phương pháp trong thu thập tư liệuPHẦN 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TƯ LIỆUCác phương pháp quan trọng, phổ biến trong hoạt động thu thập tư liệucủa phóng viên là:- Nghiên cứu văn bản- Quan sát- Phỏng vấnMỗi phương pháp đều có thế mạnh và hạn chế khác nhau. Trong quá trìnhthu thập, khai thác tư liệu, phóng viên cần kết hợp và vận dụng các phươngpháp một cách linh hoạt, hợp lý để đảm bảo cho tư liệu chân xác, khách quanvà sinh động.2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TƯ LIỆU VĂN BẢN2.1.1. Khái niệm văn bản - Theo từ điển Tiểng Việt, văn bản có nghĩa: 1. Văn bản là bản chéptay hoặc in ấn với một nội dung nhất định, thường để lưu lại lâu dài; 2. Vănbản là những chuỗi ký hiệu ngôn ngữ hay loại ký hiệu nào đó, tạo nên mộtchỉnh thể với ý nghĩa trọn vẹn [1].- Với nghĩa rộng ta có thể hiểu tư liệu văn bản là những thông tin đượcchứa đựng trong các dạng cơ bản sau đây: 1 Nguyễn Như ý [chủ biên], Đại từ điển Tiếng Việt,Nxb Văn hóa-Thông tin, HN 1999, tr. 1795.Phương pháp thu thập thông tin, tư liệu – Người soạn: Lê Thị Nhã [Khoa Báo chí – HV BC&TT]+ Sách [ sách văn học, lịch sử, văn hoá, pháp luật, kinh tế ]+ Báo [báo in, báo hình, báo nói, báo mạng ]+ Internet+ Băng, đĩa [hình ảnh, âm thanh]+ Các văn bản giấy tờ [văn bản quản lý hành chính nhà nước, văn bảnđời thường …]* Văn bản quản lý hành chính nhà nước là loại tư liệu quantrọng, phổ biến mà phóng viên hằng ngày thường khai thác và xử lý.Văn bản quản lý hành chính nhà nước gồm các loại chủ yếu sau đây:+ Văn bản quy phạm pháp luật [văn bản luật, dưới luật]: Luật,nghị quyết, quyết định, nghị định, thông tư, chỉ thị của các cơ quanquản lý Nhà nước.+ Văn bản hành chính: Báo cáo, tổng kết, biên bản, hợp đồng,thông báo, giấy mời của các đơn vị, cơ quan nhà nước.* Văn bản đời thường là loại tư liệu có tính chất cá nhân, riêngtư. Văn bản đời thường bao gồm các loại chủ yếu sau đây:+ Thư từ, nhật kí…+ Giấy viết tay, sổ sách, ghi chép cá nhân…2.1.2. Đặc điểm của tư liệu văn bản - Sách báo, internet, các văn bản giấy tờ… giúp phóng viên có đượcnhững thông tin nền trước khi tìm hiểu cụ thể về đối tượng nào đó. Vì vậy,trong hoạt động sáng tạo tác phẩm, nghiên cứu văn bản thường là cơ sở đầutiên để phóng viên triển khai các công việc tiếp theo. - Nhìn chung, thông tin rút ra từ tài liệu văn bản “giấy trắng mực đen”thường ít thiên vị và có độ tin cậy cao. + Các loại văn bản quy phạm pháp luật có tính chất chuẩn mực vì đãđược những cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền phê duyệt. Phương pháp thu thập thông tin, tư liệu – Người soạn: Lê Thị Nhã [Khoa Báo chí – HV BC&TT]+ Các loại báo cáo, sơ kết, tổng kết… ít nhiều đã được các cá nhân, đơnvị, cơ quan có trách nhiệm soạn thảo và kiểm tra. + Các tư liệu văn bản [như báo cáo, tổng kết của các cơ quan chứcnăng] thường chứa đựng những dấu hiệu có thể đo lường được, có thể đem ratính toán, so sánh, đối chiếu với các sự việc, hiện tượng diễn ra trong thực tế.Nếu nhà báo biết khai thác, phân tích sẽ làm cho việc nhận xét, đánh giá các sựkiện đó trở nên khách quan hơn, ít phụ thuộc vào tính chủ quan của nhà báo.- Các văn bản đời thường cũng được xem là những vật chứng có ýnghĩa khi nhìn nhận, đánh giá một sự kiện, con người nào đó nhưng giá trịpháp lý có thể không cao. Nhưng cũng có khi thư từ, nhật ký, giấy viết tay của cá nhân lại trở thành những tư liệu quí giá, độc đáo cho bài báo.- Bên cạnh những loại tư liệu nói trên, thông tin được rút ra từ sách báocũng có nhiều tác dụng trong việc đào sâu, mở rộng thông tin, làm bài báo sâusắc và thuyết phục bạn đọc hơn.- Tuy nhiên, thông tin từ văn bản thường chỉ có vai trò là điểm tựa đầutiên chứ không phải là tư liệu duy nhất cho một bài báo. Không nên lạm dụngviệc nghiên cứu văn bản để sao chép, xào xáo các thông tin, tư liệu làm thànhtác phẩm báo chí. - Tư liệu văn bản thường khuôn mẫu, khô khan. Một bài báo chỉ có tưliệu văn bản sẽ nặng nề, kém hấp dẫn. 2.1.3. Những chú ý khi khai thác tư liệu văn bản - Xác định giá trị pháp lý của văn bản - Xác định nguồn gốc, tác giả văn bản - Xác định xem văn bản đó là bản chính hay bản sao- Chú ý thời gian ra đời của văn bản . - Kiểm tra tính xác thực của tư liệu văn bản: + Phân biệt sự việc và ý kiến; + Tìm hiểu ý đồ của người soạn thảo văn bản; Phương pháp thu thập thông tin, tư liệu – Người soạn: Lê Thị Nhã [Khoa Báo chí – HV BC&TT]+ Xem xét bối cảnh tác động đến sự ra đời của văn bản - Phát hiện ra các con số, các chi tiết quan trọng, nổi bật, có yếu tố tintức. Đó là những con số, chi tiết “biết nói”. - Có “thái độ nghi ngờ” trong khai thác tư liệu văn bản. - So sánh thông tin từ tư liệu văn bản với các nguồn tin khác.- Văn bản đời thường là loại văn bản thuộc sở hữu riêng của cá nhân.Trừ trường hợp các văn bản đó có liên quan đến những hành động gây nguyhiểu cho xã hội cần có sự can thiệp của cơ quan luật pháp, còn lại phóng viênphải khích lệ sự tự nguyện cung cấp của chủ nhân văn bản.- Dùng danh bạ địa chỉ cụ thể hoặc dùng công cụ tìm kiếm để thu thậpthông tin trên internet + Một số website tìm kiếm thông dụng như: //www.google.com ,//www.yahoo.com, //www.vnaseek.com, //www.gsearch.com,//www.altavista.com, //www.hotbot.com ] . + Internet là kho tư liệu khổng lồ của phóng viên. Tuy nhiên, khai thácthông tin trên internet cũng có bất lợi: Quá nhiều các nguồn tin dẫn đến việcphân tán thông tin; nhiều thông tin không rõ nguồn gốc vì vậy việc kiểm tracác nguồn tin nhiều khi cũng rất khó khăn và tốn thời gian.2.2. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT2.2.1. Khái niệm- Quan sát là khả năng cảm thụ hiện thực của con người nhờ vào các cơquan cảm giác chủ yếu như thị giác và thính giác thông qua sự tiếp xúc nghenhìn. Quan sát thường đem lại những thông tin có đặc tính mô tả.- Người có năng lực quan sát là người có khả năng tri giác nhanh chóngvà chính xác những điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật, hiện tượngcho dù những điểm đó khó nhận thấy hoặc có vẻ là thứ yếu.2.2.2. Đối tượng quan sátPhương pháp thu thập thông tin, tư liệu – Người soạn: Lê Thị Nhã [Khoa Báo chí – HV BC&TT]Đối tượng quan sát của phóng viên rất phong phú, đa dạng nếu chúngchứa đựng những thông tin, dữ liệu có ích cho chủ đề tác phẩm. - Quan sát quang cảnh, hiện trạng- Quan sát diện mạo con người- Quan sát các hoạt động của con người- Quan sát đồ vật 2.2.3. Một số hình thức quan sát cơ bản- Theo vị trí của người quan sát+ Quan sát tham dự: Người quan sát trực tiếp tham dự vào các hoạtđộng cùng với những đối tượng được quan sát. Hoạt động tham dự để quan sátcó nhiều mức độ khác nhau: Tham dự một phần hoặc nhập cuộc hoàn toàn. + Quan sát không tham dự: Người quan sát không tham dự vào cáchoạt động cùng với những đối tượng được quan sát. Họ đứng ngoài cuộc vàđơn thuần ghi lại những gì đang diễn ra. Do nhìn từ bên ngoài nên người quansát khó khăn hơn trong việc muốn tìm hiểu những gì xảy ra đằng sau mỗihành động của đối tượng được quan sát như: nguyên nhân, động cơ… - Theo cách thức quan sát+ Quan sát công khai: Đối tượng được quan sát biết rõ mình đang bịquan sát. Sự có mặt của người quan sát dù sao vẫn có ảnh hưởng [ít haynhiều] đến đối tượng được quan sát. Do vậy, quan sát công khai có thể sẽ gâyra sự căng thẳng, mất tự nhiên cho đối tượng được quan sát. Có trường hợpquan sát công khai không đưa đến kết quả đúng như nó vốn có.+ Quan sát bí mật: Đối tượng được quan sát không biết mình đang bịquan sát. Vì vậy quan sát bí mật có thể nó tạo ra khả năng nhận thức tốt hơnvì lúc đó các hành động, tình huống xảy ra tự nhiên, ít sai lệch hơn. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến đặt ra vấn đề vi phạm pháp luật, đạođức trong một số trường hợp phóng viên thực hiện quan sát bí mật và quan sáttham dự. Phương pháp thu thập thông tin, tư liệu – Người soạn: Lê Thị Nhã [Khoa Báo chí – HV BC&TT]2.2.4. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp quan sát - Quan sát là con đường ngắn nhất để phóng viên tiếp cận trực tiếp vớihiện thực- Quan sát đem lại hình ảnh cụ thể, xác thực, sinh động làm bài viếtsinh động, hấp dẫn- Thông tin từ quan sát đem lại những dấu hiệu cần thiết để tiến tớithẩm định bản chất của sự kiện.- Trong quá trình giao tiếp, quan sát những biểu hiện tâm lý của đốitượng sẽ giúp phóng viên điều chỉnh nhịp độ cuộc giao tiếp và đánh giá mứcđộ tin cậy của thông tin - Hoạt động quan sát chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan. Hiệnthực cuộc sống qua quan sát thường gắn với sự nhìn nhận, xem xét và trạngthái tâm lí của bản thân người quan sát. - Hoạt động quan sát bị giới hạn bởi thời gian, không gian. - Quan sát có khi chỉ thấy được biểu hiện bên ngoài chưa chắc đã đúngvới bản chất của sự việc. Đã xảy ra tình trạng nhà báo bị “lừa” hoặc chỉ dựavào quan sát để nhận định sự việc nên đã dẫn đến sai sót đáng tiếc.2.2.5. Cách quan sát để đạt hiệu quả cao- Quan sát để tìm ra ý nghĩa: Quan sát không chỉ là mô tả lại những gìnhìn thấy mà phải đi liền với sự phân tích, bình giá để tìm ra ý nghĩa, giá trịcủa chi tiết, sự kiện. - Quan sát phải có suy luận, phán đoán: Quan sát không có nghĩa chỉ lànhìn, trông mà là thấy được sự vật, hiện tượng. Quan sát khác với hoạt độngnhìn, trông vì quan sát có sự tham gia của hoạt động tư duy như: phân tích,tổng hợp, suy luận, phán đoán… - Quan sát trong sự so sánh: so sánh những gì quan sát được ở sự vật,hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác hoặc so sánh với bản thân chúngtrong các thời điểm, hoàn cảnh, giai đoạn… khác nhau để làm nổi bật nênPhương pháp thu thập thông tin, tư liệu – Người soạn: Lê Thị Nhã [Khoa Báo chí – HV BC&TT]những nét đặc sắc của chúng. Chính sự so sánh, đối chiếu này làm cho sựquan sát có chiều sâu hơn. - Huy động các giác quan trong quan sát và thận trọng khi kết luận:Quan sát phải có sự tập trung, chú ý cao độ. Khi quan sát cần sử dụng cácgiác quan để nhận biết các đặc điểm, tính chất rất đa dạng của các sự vật, hiệntượng. Thiếu đi bất cứ một giác quan nào, chúng ta có thể bị mù trước mộtthuộc tính nào đó của sự vật.- Lựa chọn thời điểm để quan sát bởi vì hoạt động quan sát chỉ thựchiện được trong thời gian, không gian và giai đoạn diễn tiến nhất định nào đócủa sự kiện. - Quan sát nên kết hợp với các phương pháp khác để đảm bảo độ tincậy và cơ sở pháp lý cho thông tin đã thu thập. 2.3. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN2.3.1. Khái niệmNhìn dưới góc độ phương pháp, phỏng vấn là cuộc gặp gỡ, trao đổi, hỏichuyện giữa nhà báo với một hoặc một nhóm đối tượng nhằm thu thập, khaithác thông tin phục vụ hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung.Thông tin từ cuộc phỏng vấn có thể được sử dụng trong các thể loại:tin, phóng sự, điều tra, phỏng vấn… tuỳ theo mục đích của nhà báo.2.3.2. Ưu điểm của phỏng vấn- Tái hiện được sự kiện xảy ra qua lời kể của các nhân chứng- Khách quan hoá thông tin- Tạo giá trị và mức độ tin cậy cao cho thông tin- Khám phá thế giới nội tâm của nhân vật- Tạo ra sự độc quyền về thông tinPhương pháp thu thập thông tin, tư liệu – Người soạn: Lê Thị Nhã [Khoa Báo chí – HV BC&TT]2.3.3. Quy trình, phương pháp thực hiện một cuộc phỏng vấn2.3.3.1. Giai đoạn chuẩn bị[1] Tìm hiểu trước nội dung đặt ra trong cuộc phỏng vấn và tìm hiểungưòi trả lời- Ý nghĩa đối với nhà báo+ Nhanh chóng nhập cuộc, chủ động, tự tin khi phỏng vấn+ Tạo sự tin cậy với người đối thoại+ Hỏi được những câu hỏi tốt+ Xử lý linh hoạt những tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong quátrình phỏng vấn- Tìm hiểu như thế nào ?+ Nghiên cứu tư liệu trên sách báo, internet [các văn bản tài liệu liênquan, các tin bài đã viết về sự kiện, vấn đề hay nhân vật dự định sẽ phỏngvấn…] + Hỏi những người am hiểu hoặc người quan tâm đến nội dung sẽ đềcập trong cuộc phỏng vấn.+ Tìm hiểu đối tượng sẽ phỏng vấn qua đồng nghiệp, bạn bè, hàng xómhoặc những người thân khác của họ.[2]. Lựa chọn người trả lời- Tuỳ thuộc vào nội dung và mục đích phỏng vấn để tìm người trả lờicho phù hợp. Phóng viên phải trả lời được hai câu hỏi quan trọng: Hỏi ai?Hỏi cái gì?- Chọn người tiêu biểu [khách quan, công minh, thú vị, độc đáo…][3]. Sắp đặt cuộc phỏng vấn - Báo trước [gọi điện, viết thư…] cho nguồn tin mong muốn [đề nghị]được phỏng vấn [trò chuyện, trao đổi ]- Giới thiệu tư cách của người phỏng vấn- Cho nguồn tin biết mục đích và nội dung cuộc phỏng vấnPhương pháp thu thập thông tin, tư liệu – Người soạn: Lê Thị Nhã [Khoa Báo chí – HV BC&TT]- Thoả thuận địa điểm, thời gian phỏng vấn [4]. Chuẩn bị đề cương câu hỏi- Căn cứ vào những thông tin đã tìm hiểu được, phóng viên cần dự kiếnmột số câu hỏi chính phù hợp với mục đích, nội dung sẽ đặt ra trong cuộc phỏng vấn.- Tuy nhiên , trong quá trình phỏng vấn phóng viên có thể linh hoạt thay đổi… [5]. Một số công việc chuẩn bị khác- Chuẩn bị phương tiện phỏng vấn - Chuẩn bị tâm lý, tâm thế khi tiến hành phỏng vấn- Ăn mặc phù hợp- Đúng hẹn2.3.3.2. Giai đoạn tiến hành cuộc phỏng vấn - Giai đoạn nhập cuộc+ Giới thiệu bản thân+ Nhắc lại mục đích của cuộc phỏng vấn+ Tạo lập cách hiểu đúng về tầm quan trọng và ý nghĩa của cuộc phỏngvấn. Gieo nhu cầu cho đối tượng [họ được lợi gì khi tham gia phỏng vấn?]. + Tạo sự tin tưởng, cởi mở [đó là chìa khoá mở cánh cửa thông tin].+ Có thể bắt đầu bằng một câu chuyện nhẹ nhàng [nhưng ngắn gọn]+ Không nên đưa những câu hỏi khó ngay từ đầu + Nên dùng câu hỏi dẫn dắt+ Nếu thuận lợi nên đi thẳng vào vấn đề để tranh thủ thời gian - Giai đoạn triển khai hệ thống câu hỏi chủ chốt+ Nên triển khai các câu hỏi từ dễ đến khó để thu thập thông tin+ Sử dụng xen kẽ các loại câu hỏi một cách linh hoạt + Trong khi hỏi những câu hỏi chính, cần bổ sung thêm các câu hỏi phụPhương pháp thu thập thông tin, tư liệu – Người soạn: Lê Thị Nhã [Khoa Báo chí – HV BC&TT]+ Chú ý lắng nghe, phát hiện và khai thác những điểm quan trọng, nổibật từ câu trả lời [vấn đề mâu thuẫn, vấn đề mới nảy sinh, chi tiết độc đáo…]để đặt câu hỏi tiếp theo.+ Giữ thế chủ động trong cuộc phỏng vấn+ Luôn đặt trong đầu câu hỏi: Cần biết cái gì? + Quan sát những biểu hiện tâm lý của người trả lời để đánh giá mứcđộ tin cậy của thông tin và điều chỉnh nhịp độ của cuộc phỏng vấn- Giai đoạn kết thúc cuộc phỏng vấn+ Kiểm tra xem còn bỏ sót thông tin, chi tiết nào muốn biết + Kiểm tra xem những điểm đánh dấu trong sổ ghi chép đã được làmsáng tỏ chưa+ Hỏi người trả lời xem họ muốn nói thêm điều gì nữa không+ Nói trước với người trả lời rằng mình có thể sẽ gặp hoặc gọi điện lạicho họ để hỏi thêm một vài điều. + Nên kết thúc cuộc phỏng vấn đúng thời gian đã giao hẹn. Nếu cuộcphỏng vấn kéo dài quá mức sẽ tạo cảm giác mệt mỏi, lơ đễnh từ phía ngườitrả lời .+ Cảm ơn và bày tỏ mong muốn được gặp lại người trả lời* Một số điều cần chú ý trong quá trình tiến hành phỏng vấn- Ghi lại chính xác tên, chức danh, cơ quan, địa chỉ…của người trả lờingay từ lúc bắt đầu phỏng vấn [hoặc xin danh thiếp của họ].- Không cắm cúi ghi chép, phải biết cách lắng nghe để khuyến khíchngười trả lời- Không nên đọc câu hỏi mà nói một cách tự nhiên- Nên đưa ra các câu hỏi một cách trung lập, khách quan.- Hãy nhìn vào mắt người đối thoại- Thái độ ứng xử hợp lý hợp lý [cách xưng hô, giọng điệu câu hỏi, cáchăn mặc, chế ngự thói quen xấu…]Phương pháp thu thập thông tin, tư liệu – Người soạn: Lê Thị Nhã [Khoa Báo chí – HV BC&TT]- Luôn chuẩn bị tinh thần để xử lý mọi tình huống có thể sẽ xảy ratrong cuộc phỏng vấn* Những câu hỏi không nên dùng trong phỏng vấn:- Câu hỏi quá dài - Câu hỏi không rõ ràng, mơ hồ- Câu hỏi khó trả lời- Gộp nhiều ý trong một câu hỏi - Câu hỏi đã có ý trả lời - Câu hỏi chung chung [nội dung và phạm vi đề cập quá rộng]- Câu hỏi khuôn mẫu, sáo mòn- Câu hỏi không phù hợp với đối tượng phỏng vấn [mỗi đối tượng cótrình độ và tâm lý khác nhau cần các cách hỏi khác nhau]* Ghi chép và dùng máy ghi âm - Ghi chép là một biện pháp hữu hiệu để “tự vệ chống lại sự thiếu chínhxác” hoặc bỏ sót thông tin, chi tiết.- Ghi chép giúp nhà báo dễ dàng theo dõi trình tự, diễn biến các thông tin thu nhận được từ người trả lời- Ghi chép giúp cho việc đánh dấu hoặc nhấn mạnh, kiểm tra những thông tin, chi tiết quan trọng để ghi nhớ hoặc hỏi lại mà không phá ngang câu chuyện- Ghi chép lại những gì quan sát được [dáng vẻ, giọng điệu của người trả lời, bối cảnh diễn ra cuộc phỏng vấn…] làm sinh động cho bài viết.- Ghi chép nhanh, có chọn lựa- Luôn có vài cây bút dự trữ - Có thể xin phép hoặc thoả thuận với người trả lời khi sử dụng máy ghi âm- Kiểm tra máy ghi âm trước khi sử dụng nhiều lần- Trong trường hợp không tiện, nên để máy ghi âm và sổ ghi chép xatầm mắt người trả lời.

Video liên quan

Chủ Đề