Các loại chế phẩm sinh học trong thủy sản

Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản được xem là cách phát triển bền vững để bảo vệ môi trường và đảm bảo hiệu quả sản xuất.

Để hạn chế dư lượng các loại hóa chất và kháng sinh, để có được những sản phẩm an toàn và chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường, đòi hỏi người nuôi trồng thủy sản phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho các mô hình nuôi của mình để hạn chế bệnh phát sinh.

Một trong những biện pháp cần được khuyến cáo trong việc phòng ngừa bệnh trong các ao nuôi thủy sản là sử dụng các Chế phẩm sinh học để cải thiện chất lượng nước nhằm nâng cao khả năng phòng bệnh cho tôm, cá.

Chế phẩm sinh học là những sản phẩm có chứa một vài các nhóm vi sinh vật có lợi như: Bacillus sp., Lactobacillus sp., Nitrosomonas sp., Nitrobacter sp., Clostridium sp..

Ngoài ra, trong thành phần của một số Chế phẩm sinh học có chứa các Enzyme [men vi sinh], Vitamin, Vi chất và Khoáng chất có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và giúp hấp thu tốt thức ăn, đồng thời bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng thiết yếu cho môi trường ao nuôi và tôm, các… Các Chế phẩm sinh học được sản xuất ở 3 dạng: Dạng viên, dạng bột và dạng nước.

Ứng dụng Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng Thủy sản
Giúp tôm nở ruột lớn nhanh và sạch nguồn nước, môi trường ao nuôi

Khi đưa Chế phẩm sinh học vào môi trường ao nuôi thủy sản, các vi sinh vật có lợi sẽ sinh sôi và phát triển rất nhanh trong môi trường nước. Sự hoạt động của các vi sinh vật có lợi sẽ có tác dụng cho các ao nuôi thủy sản như:

  • Phân hủy các chất hữu cơ trong nước [chất hữu cơ là một trong nhiều nguyên nhân làm môi trường nước bị ô nhiễm], hấp thu xác tảo chết và làm giảm sự gia tăng của lớp bùn đáy.
  • Giảm các độc tố trong môi trường nước [do các chất khí: NH3, H2S… phát sinh], do đó sẽ làm giảm mùi hôi trong nước, giúp tôm cá phát triển tốt.
  • Nâng cao khả năng miễn dịch của tôm cá.
  • Ức chế sự hoạt động và phát triển của vi sinh vật có hại [do các loài vi sinh vật có lợi sẽ cạnh tranh thức ăn và tranh giành vị trí bám với vi sinh vật có hại]. Trong môi trường nước, nếu vi sinh vật có lợi phát triển nhiều sẽ kìm hóm, ức chế, lấn át sự phát triển của vi sinh vật có hại, do đó sẽ hạn chế được mầm bệnh phát triển để gây bệnh cho tôm cá.
  • Giúp ổn định độ pH của nước, ổn định màu nước do Chế phẩm sinh học hấp thu chất dinh dưỡng hòa tan trong nước nên hạn chế tảo phát triển nhiều, do đó sẽ giảm chi phí thay nước. Đồng thời làm tăng oxy hòa tan trong nước, giúp tôm cá đủ oxy để thở, do đó tôm cá sẽ kháe mạnh, ít bệnh, ăn nhiều, mau lớn.

Mô hình nuôi Cá sử dụng Chế phẩm Vườn Sinh Thái tại Hải Dương | VTV2

Ngoài ra, một số Chế phẩm sinh học còn được sử dụng trộn vào thức ăn để nâng cao khả năng hấp thu thức ăn của cơ thể tôm cá, làm giảm hệ số thức ăn và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cho tôm cá.

Do đó, sử dụng Chế phẩm sinh học sẽ có ý nghĩa nhiều mặt trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế cho các mụ hình nuôi thủy sản như:

  • Làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn [giảm hệ số thức ăn].
  • Tôm cá mau lớn, rỳt ngắn thời gian nuôi.
  • Tăng tỷ lệ sống và tăng năng suất do tôm cá nuôi ít bị hao hụt.
  • Giảm chi phí thay nước.
  • Giảm chi phí sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất trong việc điều trị bệnh.
     

 ► XEM THÊM Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái sử dụng trong nuôi trồng Thủy Sản

Các Chế phẩm sinh học đều có tác dụng chính là phòng bệnh cho tôm cá, cho nên cần phải sử dụng càng sớm càng tốt để phát huy tốt hiệu quả phòng bệnh. Có thể sử dụng Chế phẩm sinh học ngay sau quá trình cải tạo ao vì trong quá trình cải tạo ao, diệt tạp thì hầu như các vi sinh vật [kể cả vi sinh vật có lợi và có hại] đều bị tiêu diệt. Do đó, trước khi thả giống vào ao nuôi cần phải đưa Chế phẩm sinh học vào nước ao để phục hồi sự hiện diện của các vi sinh vật có lợi và tái tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho ao [đặc biệt là những ao tôm cá giống].

Không nên sử dụng Chế phẩm sinh học cùng với các loại hóa chất và kháng sinh, vì có thể làm chết các nhóm vi sinh có lợi, do đó việc sử dụng Chế phẩm sinh học sẽ không hiệu quả.

Nếu sử dụng các loại hóa chất [thuốc tím, phèn xanh, BKC …] tạt vào ao nuôi thì khoảng 2 – 3 ngày sau nên sử dụng Chế phẩm sinh học để khôi phục lại các nhóm vi sinh vật có lợi trong nước để cải thiện chất lượng nước và hạn chế ô nhiễm môi trường, vì khi đưa hóa chất vào nước ao sẽ làm tảo chết, mà vai trò của tảo trong nước rất quan trọng [nhưng tảo phải phát triển ở mức độ vừa phải] do tảo hấp thu các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước sẽ giúp cho môi trường nước được “sạch” hơn.

Nếu đó sử dụng kháng sinh [trong trường hợp cho ăn thuốc để điều trị bệnh] thì sau khi ngưng sử dụng kháng sinh nên sử dụng các loại Chế phẩm sinh học [có công dụng hỗ trợ tiêu hóa] hoặc các loại men vi sinh trộn vào thức ăn cho cá để khôi phục lại hệ men đường ruột. Nguyên nhân là thuốc kháng sinh đó làm chết hệ men đường ruột trong hệ tiêu hóa của cá nên sau khi sử dụng kháng sinh cá sẽ có hiện tượng yếu ăn, chậm lớn do kém hấp thụ thức ăn vì trong bộ máy tiêu hóa thiếu các loại men vi sinh để giúp các hấp thu tốt thức ăn.

Cần bảo quản Chế phẩm sinh học ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

► XEM THÊM Giải pháp nuôi Tôm, Cá lớn nhanh và làm giàu dinh dưỡng môi trường ao nuôi

Có thể khẳng định rằng, việc sử dụng Chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản là 1 giải pháp khoa học kỹ thuật hữu hiệu để tạo ra sự an toàn về môi trường ao nuôi, phòng bệnh cho tôm cá cũng như đảm bảo được những nguồn thực phẩm sạch, an toàn và chất lượng, đồng thời cũng là cách để giúp cho nghề nuôi tôm, cá phát triển ổn định và bền vững !

Chúc bà con thành công !

HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN KỸ THUẬT MIỄN PHÍ: 0962 686 348

VƯỜN SINH THÁI

Hiện nay, con tôm Việt Nam là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của ngành công nghiệp khi đứng trong top 3 thế giới về xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành tôm Việt Nam đang gặp phải những khó khăn về dịch bệnh do virus, vi khuẩn gây ra. Việc lạm dụng kháng sinh đã không mang lại hiệu quả còn làm gia tăng thêm mầm bệnh. Với việc ứng dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản là “chìa khóa” giúp giải quyết các rủi ro về các vấn đề này.

Chế phẩm vi sinh vật là gì?

Chế phẩm vi sinh vật có tên khoa học là Probiotic cùng một số tên gọi khác là chế phẩm sinh học, men vi sinh. Đây là tập hợp tất cả các dòng lợi khuẩn có khả năng phân hủy các chất thải hữu cơ, kiểm soát dịch bệnh, bổ sung các chất kháng khuẩn,…

Men vi sinh có nhiều thành phần, thông thường được chia ra làm 3 thành phần chính:

  • Thứ nhất, các chủng vi sinh vật có lợi như: Nitrobacter sp, Nitrosomonas sp, Clostridium sp, Cellulomonas sp, L.rhamnosus, L.bulgaricus, Streptococcus sp, Sacharomyces sp, Lactobacillus sp, L.acidophillus, L.casei,…
  • Thứ hai, các loại enzyme hữu cơ: Lypase, Amyllase, Chitinnase…
  • Thứ ba, các chất chiết xuất sinh học để nuôi dưỡng và kích hoạt sự sinh trưởng của các loại vi khuẩn có lợi.

Các loại men khác nhau có thể có nhiều chủng vi sinh vật khác nhau hoặc chỉ một chủng riêng biệt trong một sản phẩm; các loại men vi sinh có thể bổ sung thêm thành phần thứ hai hoặc thứ ba, hoặc không bổ sung thêm.

Vi sinh vật có trong men vi sinh [hình ảnh minh họa]

Công dụng của chế phẩm vi sinh thủy sản

Trong nuôi trồng thủy sản, chế phẩm vi sinh vật được sử dụng như một “thần dược” nhằm kiểm soát dịch bệnh, bổ sung các chất kháng khuẩn, cải thiện môi trường ao nuôi, cải thiện hệ tiêu hóa… thông qua cơ chế hoạt động sau:

— Trong môi trường nước ao nuôi: việc bổ sung men vi sinh trong nước sẽ giúp chuyển hóa khí độc thành dạng không độc như: Nitrosomonas spp. chuyển hóa NH3 thành NO2 và Nitrobacter spp. . Đồng thời, các vi khuẩn có lợi sẽ cạnh tranh, chiếm chỗ và lấn át sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh [đặc biệt là Vibrio]. Ngoài ra, vi sinh còn có khả năng ổn định sự phát triển của tảo, phân hủy hợp chất hữu cơ dư thừa trong ao nuôi.

— Đối với vật nuôi: trộn men vi sinh vào thức ăn cho tôm cá sẽ làm tăng quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp tôm hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng, đồng thời kiểm soát và ức chế sự phát triển vi khuẩn có hại trong ruột.

Tôm lớn khỏe mạnh nhờ dùng vi sinh thủy sản

Bên cạnh đó, sử dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản còn giúp tăng cường hệ miễn dịch vật nuôi. Bacillus sp đã được chứng minh [Rengpipat et al., 2000] có hiệu quả trong việc phòng bệnh trên tôm bằng cách kích hoạt hệ miễn dịch dịch và hệ miễn dịch tế bào.

Với mong muốn mang đến cho bà con nông dân chuỗi sản phẩm men vi sinh chất lượng, đáp ứng được nhu cầu nuôi trồng thủy sản để vụ nuôi thành công. Dr.Tom giới thiệu nhóm chế phẩm vi sinh vật EM-Tom hỗn hợp vi sinh gốc, đã và đang được rất nhiều hộ nuôi áp dụng và cho hiệu quả rõ rệt sau 3 ngày sử dụng.

1. EM-Tom VS Gốc: làm sạch đáy ao, ngăn ngừa khí độc

Công dụng

  • EM dùng làm giống gốc để nhân vi sinh tươi. Không cần mật, rỉ đường.
  • Làm sạch và ổn định môi trường nước và nền đáy;
  • Tạo nguồn vi sinh vật có lợi trong ao, ngăn ngừa sự phát triển của tảo lam. Ổn định pH và màu nước ao nuôi lâu dài.
  • Hấp thụ các loại khí độc NH3, H2S, NO2…
  • Phân huỷ mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa đáy ao.
  • Ức chế vi khuẩn gây bệnh giúp tôm, cá luôn khoẻ mạnh và nâng cao khả năng miễn dịch;
  • Hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh như Vibrio, Salmonella, tảo lam, vi rút đốm trắng, đầu vàng, đen mang …; giảm nguy cơ gây nên hội chứng chết sớm EMS;
  • Trộn với thức ăn có tác dụng dẫn dụ, kích thích tôm cá bắt mồi. Giúp tôm mau lớn và tăng màu đỏ vỏ tôm.
  • Tạo nguồn vi sinh vật có lợi trong ao, ngăn ngừa sự phát triển của tảo lam. Ổn định pH và màu nước ao nuôi lâu dài.

Khí độc và chất thải trong ao luôn là mối nguy hiểm dẫn đến nhiều rủi ro cho vật nuôi. Với việc sử dụng men vi sinh EM-Tom vi sinh gốc cô đặc sẽ giúp giảm khí độc bằng việc thúc đẩy quá trình phân hủy hữu cơ và quá trình Nitrat hóa triệt để giúp kiểm soát tốt nhất chất lượng nước.

Vi khuẩn Vibrio được xem là những “sát thủ thầm lặng” gây ra các bệnh nguy hiểm trên tôm. EM-Tom vi sinh gốc cô đặc tập hợp nhiều vi sinh vật có lợi giúp xử lý vi sinh vật gây hại và tảo độc một cách hiệu quả. Đồng thời ức chế vi khuẩn Vibrio – tác nhân gây ra Hội chứng chế sớm, Hội chứng hoại tử gan tụy cấp, phòng ngừa các bệnh phát sáng trên tôm.

Đánh giá của bà con nông dân sau khi sử dụng chế phẩm vi sinh EM.Tom:

Anh Nguyễn Văn Đức [Bạc Liêu] cho biết: “Tôi dùng chuỗi vi sinh EM-Tom và cảm thấy khá hài lòng. Môi trường nước được duy trì ổn định, màu nước ít thay đổi, tôm phát triển nhanh, tỷ lệ sống cao hơn các mùa trước. Đặc biệt, thành phẩm thu được sạch không tồn đọng kháng sinh. Mùa vụ trước tôi thu được tôm đạt trọng lượng 30 con/kg.”

Theo anh Trần Văn Thắng [Quảng Ninh] cho biết: “Sử dụng vi sinh thủy sản thấy màu nước đẹp hơn, tôm khỏe hơn mà cách sử dụng cũng dễ dàng, con tôm thành phẩm dễ tiêu thụ hơn“.

Đánh giá việc sử dụng chế phẩm vi sinh EM-Tom từ chuyên gia:

“Men vi sinh đem lại 3 tác dụng to lớn nhất trong nuôi trồng thủy sản: đầu tiên là phân hủy mùn bã hữu cơ, xử lý khí độc trong ao nuôi tôm, tiếp đến là tăng hệ men vi sinh có lợi trong đường ruột tôm, cá giúp chúng tiêu thụ thức ăn tốt hơn. Sau đó, là chữa trị và phòng một số bệnh thường gặp trê tôm cá. Dr.Tom khuyến khích người nuôi nên sử dụng định kỳ chuỗi sản phẩm EM-Tom để có một mùa vụ thành công. ”

Hiện nay, các loại chế phẩm vi sinh EM-Tom đã được Dr.Tom phân phối rộng rãi và mang đến tận tay bà con nông dần nuôi trồng thủy sản. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ số HOTLINE 090 107 1154 hoặc chat trực tuyến trên website để nhận được sự tư vấn từ chuyên gia.

XEM THÊM => Quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh/ chế phẩm sinh học

Video liên quan

Chủ Đề