Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của học sinh, sinh viên tỉnh Cà Mau sau khi tốt nghiệp

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của sinh viên tốt nghiệp 

[Nghiên cứu tại trường Đại học Sài Gòn]

1. Tính cấp thiết của đề tài:

63% sinh viên thất nghiệp khi ra trường. Tại sao nhiều sinh viên ra trường bị các doanh nghiệp từ chối? Thách thức của sinh viên vừa tốt nghiệp muốn vào làm ở các doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp thật sự cần gì ở người nhân viên của mình? Tại sao các hội chợ việc làm vẫn không thể làm cầu nối hiệu quả cho nhà tuyển dụng lẫn người lao động?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp như hiện nay.

Thứ nhất, số lượng sinh viên đầu ra mỗi năm quá nhiều. Hiện tại, Việt Nam có hơn 500 trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Việc mở cửa ồ ạt các trường đại học dẫn đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp mỗi năm quá đông.

Thứ hai, thực tế vấn đề việc làm ở Việt Nam cũng đang gặp khó khăn. Trong bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động như các công ty chứng khoán, công ty xây dựng, một số doanh nghiệp giải thể, đóng cửa đã làm mất việc của hàng ngàn lao động.

Thứ ba, nguyên nhân xuất phát từ chính nguồn nhân lực được đào tạo nhưng không đáp ứng được yêu cầu công việc. Sinh viên sau khi tốt nghiệp không đủ năng lực, trình độ, hoặc thiếu kĩ năng để đảm nhận các vị trí trong doanh nghiệp, khiến các nhà tuyển dụng từ chối hoặc phải đào tạo lại.

Nếu quan niệm rằng, việc thi đậu vào đại học là yếu tố quyết định tương lai thì vấn đề có việc làm sau khi tốt nghiệp cần được xem trọng nhiều hơn nữa. Bản thân sinh viên khi ra trường lại thiếu sự chủ động, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn, trong trường đại học không tự rèn luyện, tu dưỡng, không phấn đấu và thiếu lý tưởng sống. Trong cuốn sách của Giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD& ĐT đã nghiên cứu, chỉ có 20 30% sinh viên tham gia các hoạt động xã hội gồm công tác Đoàn, công tác thanh niên và sinh viên. Số phần trăm sinh viên tham gia công tác hè thì có nhiều trường trả lời, sinh viên của họ chỉ tối đa 30% tham gia. Đại học khác phổ thông ở chỗ là tinh thần tự học và tự rèn luyện quyết định hơn hẳn so với ở phổ thông. Sinh viên ra trường hiện nay có kiến thức nhưng thiếu kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng cần thiết để làm việc. Một số bạn trẻ còn cho rằng, các nhà tuyển dụng chỉ cần tuyển người có năng lực chuyên môn, vi tính thành thạo, ngoại ngữ bằng A, B, C Các bạn không hề biết rằng, các chủ doanh nghiệp và công ty, nhất là các công ty nước ngoài luôn chú trọng đến các kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng lập kế hoạch mục tiêu, xử lý nhanh những khó khăn trong tình huống bất ngờ

Theo ông Phạm Minh Tuấn, Trưởng phòng Nhân sự Tập đoàn Tân Hiệp Phát, hằng năm đơn vị này nhận hàng ngàn sinh viên năm cuối của các trường đại học trên địa bàn TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai đến thực tập, bình quân mỗi tháng khoảng 250 sinh viên. Hầu hết các bạn tỏ ra vững vàng lý thuyết chuyên môn. Tuy nhiên, khi phỏng vấn trực tiếp về định hướng nghề nghiệp thì có đến hơn 90% số sinh viên này không trả lời được Vì sao lại chọn ngành học đó và kế hoạch theo đuổi nghề nghiệp là gì?. Một vài sinh viên thẳng thắn nói chỉ thi vào trường và ngành mình đang theo học vì nghĩ sau khi tốt nghiệp với tấm bằng của ngành này, trường này sẽ kiếm được nhiều tiền. Hàng ngàn em tôi từng phỏng vấn đều chung nhược điểm là mù mờ về định hướng, yếu kém về kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp. Định nghĩa, khái niệm thì thuộc vanh vách nhưng hỏi một chút về thực tế lại không biết mô tê gì. Có em học quản trị kinh doanh, tôi thử yêu cầu lập một bản nháp kế hoạch phát triển sản phẩm cũng không biết. Đây là cái yếu của đơn vị đào tạo buộc doanh nghiệp và nhà tuyển dụng phải hứng chịu, ông Tuấn chia sẻ.

Thực tế cho thấy khi lựa chọn nhân viên, nhà tuyển dụng xem xét một số tiêu chí như kiến thức, kỹ năng và thái độ. Về kiến thức, để chọn đúng người, nhà tuyển dụng yêu cầu người dự tuyển phải có khả năng vận dụng kiến thức học được vào công việc thực tiễn, qua đó có thể phát huy tính sáng tạo, chủ động trong công việc, làm việc độc lập trong môi trường áp lực cao. Về kỹ năng, có thể nói các kỹ năng hỗ trợ chuyên môn của nhiều ứng viên rất yếu. Đây là phần yếu nhất của sinh viên vì thiếu sự rèn luyện. Các phương pháp đào tạo truyền thống không kích thích được sinh viên tư duy độc lập. Hệ quả, đã có không ít sinh viên mới ra trường rất yếu ở kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc đội nhóm, viết sai lỗi chính tả, không soạn thảo được một văn bản ở dạng đơn giản nhất. Riêng thái độ, được thể hiện qua tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, dám chịu trách nhiệm của ứng viên, nhiều bạn trẻ bị hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ cho việc giữ chỗ làm, thăng tiến trong công việc.

Trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay, vấn đề thất nghiệp đang là vấn đề nóng bỏng và không kém phần bức bách, đang được toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Nhận thấy tính cấp thiết của đề tài cùng với mong muốn đóng góp những giải pháp hỗ trợ sinh viên, những người đang không ngừng trau dồi kiến thức, chuẩn bị hành trang cho tương lai về kiến thức, kĩ năng, thái độ một cách hiệu quả và có định hướng hơn, tác giả chọn đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của sinh viên tốt nghiệp [Nghiên cứu tại trường Đại học Sài Gòn] để nghiên cứu.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

2.1. Mục tiêu nghiên cứu:

2.1.1. Mục tiêu tổng quát:

Từ thực trạng thất nghiệp của sinh viên, bài nghiên cứu chỉ ra và phân tích rõ các lí do dẫn đến vấn nạn này, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tìm được việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp tại trường Đại học Sài Gòn, từ đó đem đến cái nhìn rõ ràng cho các bạn sinh viên, giúp các bạn tích cực, chủ động và có định hướng hơn trong công tác học tập, rèn luyện và trau dồi kiến thức, kĩ năng, cũng như đề xuất những giải pháp khắc phục các khó khăn, khuyết điểm hiện tại nhằm chuẩn bị thật tốt cho việc chuẩn bị hành trang bước vào thị trường lao động vốn đang rất cạnh tranh.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể:

- Phân tích thực trạng về việc tìm kiếm việc làm của các sinh viên tốt nghiệp tại trường Đại học Sài Gòn.

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của sinh viên tại trường Đại học Sài Gòn.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp sinh viên tốt nghiệp tại trường Đại học Sài Gòn có được việc làm.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khảo sát thực trạng tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp tại trường Đại học Sài Gòn.

- Xác định các tiêu chí chọn lựa việc làm của sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Sài Gòn.

- Xác định các tiêu chí tuyển dụng nhân viên của các doanh nghiệp nhằm giúp sinh viên Đại học Sài Gòn có định hướng học tập, bổ dung kiến thức, kĩ năng cho nghề nghiệp một cách đúng đắn và đáp ứng đủ theo yêu cầu việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp.

- Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, thiếu sót trong kiến thức, kĩ năng, thái độ của sinh viên, vì sao sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Sài Gòn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm.

- Từ nhu cầu của doanh nghiệp và năng lực hiện có cùng những điểm yếu, thiếu sót hiện tại của sinh viên để làm cơ sở đề ra các giải pháp phù hợp nhằm giúp sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Sài Gòn tăng cao khả năng tìm được việc làm trong thị trường đầy cạnh tranh.

3. Câu hỏi nghiên cứu:

- Thực trạng về việc tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp như thế nào?

- Doanh nghiệp có những yêu cầu gì đối với sinh viên ứng tuyển? Sinh viên tốt nghiệp có đáp ứng được những yêu cầu trên hay không?

- Dựa trên những yêu cầu của doanh nghiệp, những nhân tố nào ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp, khó tìm được việc làm của sinh viên?

- Những giải pháp nào có thể giải quyết vấn đề này?

4. Giả thuyết nghiên cứu:

Theo bản tin cập nhật thị trường lao động mới nhất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2017, cả nước có hơn 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động đang thất nghiệp. Trong đó, nhóm có trình độ cao đẳng, đại học trở lên vẫn có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất và có xu hướng tăng. Người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp thất nghiệp tăng trên 7,9%, trình độ đại học trở lên thất nghiệp tăng gần 4,9%. Một thống kê khác lại cho thấy, cứ 10 sinh viên tốt nghiệp ra trường, có tới 6 người thiếu kỹ năng và tiếng Anh. Trong 10 cử nhân, 4 người thiếu kiến thức chuyên môn. Vì vậy, cứ 10 doanh nghiệp tuyển dụng, 6 doanh nghiệp không hài lòng về chất lượng đào tạo ở bậc cao đẳng, đại học và sau đại học. Sinh viên tốt nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm.

Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Doãn Mậu Diệp, có nhận định rằng kiến thức, kỹ năng mà trường học đang đào tạo trong các cơ sở hiện nay vẫn còn khoảng cách khá lớn so với kiến thức, kỹ năng mà người sử dụng lao động đang đòi hỏi. Điều này thể hiện ngay trong quá trình thực tập, sinh viên gặp khó khăn khi sử dụng trang thiết bị, không thể vận dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn đã học vào thực tiễn...

Trong các nguyên nhân khách quan làm sinh viên chưa thích ứng với môi trường công việc thì vẫn nhiều ý kiến là nội dung học tập ở nhà trường ít chú trọng thực hành mà nặng về lý thuyết, nhà trường chưa có biện pháp giáo dục kỹ năng thích ứng môi trường công việc cho sinh viên, chưa có sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Theo kết quả điều tra của Bộ GD-ĐT, năm 2011 cả nước có đến 63% sinh viên thất nghiệp do thiếu kỹ năng. Trong các nguyên nhân khách quan làm sinh viên chưa thích ứng với môi trường công việc khi được khảo sát, nguyên nhân Nội dung học tập ở nhà trường ít chú trọng thực hành, mà nặng về lý thuyết với 49,2% sinh viên lựa chọn. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng nguồn lao động khi sinh viên tốt nghiệp chưa thực sự chủ động trong công việc. Chính nguyên nhân này tạo rào cản trực tiếp, khiến sinh viên khó thích ứng với môi trường công việc.

Hạn chế lớn nhất ở sinh viên khi thích ứng với môi trường làm việc thực tế là tìm hiểu hoạt động của ngành nghề, công việc; tìm hiểu quy trình hoạt động của đơn vị; sử dụng, ứng dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế môi trường công việc, và yếu kỹ năng mềm, từ viết email, dùng máy photocopy...Trong những khó khăn về việc thích ứng các điều kiện, phương tiện tại môi trường làm việc, đáng chú ý nhất là cách sử dụng các phương tiện, công cụ, máy móc sản xuất để làm việc.

Một trong những yêu cầu quan trọng mà nhà tuyển dụng cực kỳ quan tâm, đó chính là kỹ năng mềm. Trong suốt 4 năm ở trường đại học, rất nhiều sinh viên quan niệm rằng chỉ cần vào lớp nghe giảng, học những gì được dạy trên giảng đường là đủ rồi. Hầu hết thời gian còn lại các bạn dành cho các trò giải trí. Các bạn không biết rằng, trong môi trường công việc đầy cạnh tranh và năng động, trang bị tốt cho mình các kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết trình, quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, ký năng ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng lập kế hoạch mục tiêu, kỹ năng giải quyết vấn đề nhanh và hiệu quả cũng là yếu tố quyết định giúp bạn khác biệt và làm việc hiệu quả. Chương trình học tại Việt Nam còn nặng về lý thuyết mà thiếu thực hành, cũng như thiếu các tình huống thực tế, nên việc chú trọng phát triển kỹ năng mềm để bù đắp, phát triển những thiếu sót của bản thân là vô cùng cần thiết. Nhờ những kỹ năng này các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ có lợi thế hơn khi nộp hồ sơ phỏng vấn xin việc cũng như làm việc tại các công ty, doanh nghiệp. Ngoài việc có tinh thần trách nhiệm cao, các kỹ năng mềm có thể giúp các nhà tuyển dụng tiềm năng nhận ra bạn là một người linh hoạt, có khả năng thích nghi và giải quyết vấn đề nhanh chóng cũng như bạn là người đáng tin cậy, có thể dẫn dắt và thúc đẩy đội nhóm. Chuyện sinh viên thiếu kỹ năng mềm, không thể hiện được thái độ chủ động khi đi phỏng vấn thể hiện ở việc nhiều sinh viên ra trường không viết được một CV xin việc chỉnh chu, không biết xây dựng hình ảnh cá nhân cho riêng mình, trình bày CV sơ sài, cẩu thả, dùng ngôn ngữ chat, hơn nữa, sử dụng các tên email xin việc thiếu nghiêm túc. Nhiều bạn đến phỏng vấn không đúng giờ và thiếu những sự chuẩn bị cần thiết, thiếu thái độ cầu tiến.

Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy thực trạng sinh viên tốt nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, giả thuyết của bài nghiên cứu đề ra, các nhân tố kiến thức, kĩ năng, thái độ có tác động đến việc làm của sinh viên tốt nghiệp.

Từ thực trạng trên, nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ để phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

- Thứ nhất, nhà trường cần hỗ trợ nâng cao kỹ năng thích ứng môi trường làm việc thực tế cho sinh viên, tổ chức các lớp huấn luyện chuyên đề, học tập trải nghiệm bổ sung kỹ năng thích ứng trong môi trường công việc dưới hình thức lớp học chuyên biệt, thông qua hoạt động ngoại khóa...nhằm tạo cơ hội để sinh viên chủ động tìm hiểu nhà tuyển dụng, tự tin thể hiện năng lực, làm chủ cảm xúc, làm quen với các tình huống tế nhị trong môi trường công việc thực tế.

- Thứ hai, bản thân sinh viên cũng phải chủ động tìm hiểu, tự đánh giá bản thân trước để có kế hoạch phù hợp; nghiêm túc với hoạt động ngoại khóa, năng động tích lũy kinh nghiệm để phục vụ nghề nghiệp trong tương lai; tích cực ứng dụng những kiến thức và kỹ năng trong quá trình học tập tại trường đại học, phát triển các kỹ năng mềm cho bản thân... Phải hiểu nhà tuyển dụng cần gì ở mình để có sự tự tin khi đến với họ. Cách tốt nhất là phải chủ động tham gia các cuộc thi liên quan đến kỹ năng như viết công văn chuyên nghiệp, ứng xử tình huống phỏng vấn hay nhất, khả năng thuyết trình trước đám đông, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động Đoàn Hội

- Thứ ba, sinh viên cần chủ động thiết lập mối quan hệ với doanh nghiệp để tìm hiểu, học hỏi công việc thực tế, tham gia các hoạt động xã hội, các công việc bán thời gian để tích lũy kinh nghiệm hoặc thông qua các công việc thực tập.

- Thứ tư,

5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

5.1. Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp: Kiến thức, kĩ năng, thái độ

5.2. Khách thể nghiên cứu:

5.2.1.Yêu cầu của doanh nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp:

Để lựa chọn ứng viên phù hợp, doanh nghiệp thường xem xét thông qua một số tiêu chí sau:

- Sinh viên phải nắm vững được kiến thức cơ bản của ngành nghề, hiểu được mục đích được áp dụng của kiến thức đó vào công việc thực tế, không hiểu thụ động theo hướng lý thuyết.

- Sinh viên có khả năng thích nghi với môi trường làm việc thực tế: áp lực từ công việc, kỹ năng sắp xếp công việc khoa học, thời gian biểu, sử dụng các phương tiện phục vụ công việc: máy tính, photocopy, trình bày powerpoint

- Sinh viên có rèn luyện kĩ năng mềm: Thuyết trình, làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết phục, làm chủ cảm xúc

- Sinh viên có thái độ cầu tiến trong công việc, có tinh thần học hỏi, đóng góp, tiếp thu các góp ý, có ý thức trách nhiệm đối với cá nhân mình và tập thể

5.2.2. Năng lực của sinh viên:

Sinh viên tốt nghiệp hiện nay, ngoài một số các bạn đã nổ lực nhiều qua quá trình rèn luyện khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì vẫn còn một bộ phận có các hạn chế sau, gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm.

- Chưa nắm vững kiến thức cơ bản của ngành nghề

- Khả năng thích nghi với môi trường làm việc thực tế chưa cao: áp lực từ công việc, kỹ năng sắp xếp công việc khoa học, thời gian biểu, sử dụng máy móc cần thiết

- Kĩ năng mềm còn yếu: Thuyết trình, làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết phục, làm chủ cảm xúc

- Chưa có thái độ cầu tiến, sẵn sang tiếp thu đóng góp, chưa có ý thức trách nhiệm đối với cá nhân mình và tập thể, chưa có thói quen cẩn thận

6. Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh.

Khảo sát tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp năm 2016

7. Phương pháp nghiên cứu:

7.1. Nghiên cứu định tính:

- Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu trước để xây dựng mô hình, thang đo

- Tham khảo ý kiến chuyên gia để điều chỉnh mô hình cho phù hợp

- Phỏng vấn nhóm với 10 bạn sinh viên để xác định mức độ phù hợp của nghiên cứu cũng như điều chỉnh ngữ nghĩa của bảng hỏi để dễ hiểu và nhận được kết quả nghiên cứu được chính xác

7.2. Nghiên cứu định lượng:

- Khảo sát thông qua bảng hỏi, kết quả thu thập sẽ được tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS

- Phương pháp chọn mẫu: Phi xác suất, thuận lợi

- Thực hiện các kiểm định cần thiết đối với bộ số liệu để tính  mô hình nghiên cứu:

8. Những đóng góp mới của đề tài:

8.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:

Nghiên cứu đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu về vấn đề thất nghiệpnăng lực hiện tại của sinh viên đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một số quan điểm cơ bản của các bài nghiên cứu trước, một số tổ chức lớn và một số học giả, kết hợp đúc rút thực tiễn tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu.

8.2. Những đóng góp mới về đánh giá thực tiễn:

Trên cơ sở nguồn số liệu cập nhật và có chọn lọc, nghiên cứu đã trình bày tổng quan thực trạng thất nghiệp với những đặc trưng cơ bản là chất lượng nhân lực thấp, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như chỉ rõ nguyên nhân chủ yếu của việc sinh viên thiếu kiến thức, kĩ năng, thái độ, không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

8.3. Những đóng góp mới về đề xuất chính sách:

Xuất phát từ các đánh giá về chất lượng sinh viên tốt nghiệp, nghiên cứu đã đề xuất những quan điểm cơ bản, các giải pháp chủ yếu để để vận dụng vào thực tiễn, giải quyết thực trạng thất nghiệp của sinh viên tốt nghiệp, phát triển nguồn nhân lực chất lượng hơn.

9. Bố cục dự kiến:

Chương I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU       

1.1. Tính cấp thiết của đề tài:      

1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:  

1.3. Câu hỏi nghiên cứu:

1.4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

1.5. Phạm vi nghiên cứu:

1.6. Phương pháp nghiên cứu:     

1.7. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu:    

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU     

2.1. Tổng quan các đề tài nghiên cứu trước:    

2.2. Việc làm:

2.3. Việc làm của sinh viên tốt nghiệp:

2.4. Kiến thức:

2.5. Kĩ năng:

2.6. Thái độ

2.7. Mối quan hệ giữa kiến thức, kĩ năng và thái độ đến việc làm của sinh viên tốt nghiệp:

2.8. Mô hình nghiên cứu:  

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU   

3.1. Quy trình nghiên cứu:

3.2. Nghiên cứu sơ bộ:

3.2.1. Thiết kế thang đo:

3.2.2. Hiệu chỉnh thang đo:

3.3. Nghiên cứu chính thức:

3.3.1. Mẫu dữ liệu nghiên cứu:    

3.3.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:

Chương 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU   

4.1. Thống kê mô tả:

4.2. Đánh giá thang đo sơ bộ:

4.3. Hồi quy tuyến tính:

Chương 5: KẾT LUẬN     

5.1. Kết quả nghiên cứu:   

5.1.1. Kết quả về thang đo đo lường:     

5.1.2. Kết quả về mô hình lý thuyết:

5.2. Một số giải pháp giúp giải quyết việc làm sau tốt nghiệp cho sinh viên trường Đại học Sài Gòn:

5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo:

 

SelectionFile type iconFile nameDescriptionSizeRevisionTimeUser
ĉ
View Download
  42k v. 1 Jan 18, 2018, 3:16 AM Hương Giang
ĉ
View Download
  22k v. 1 Jan 18, 2018, 3:15 AM Hương Giang

Chủ Đề