Các phương pháp dạy học môn Tiếng Việt

Câu hỏi:Phương pháp giao tiếp trong dạy học tiếng Việt

Trả lời:

Các phương pháp dạy học tiếng Việt thường được sử dụng như: phương pháp thông báo – giải thích; phương pháp phân tích ngôn ngữ; phương pháp rèn luyện theo mẫu; và đặc biệt là phương pháp giao tiếp.

Theo quan điểm giao tiếp, phương pháp tốt nhất để dạy tiếng Việt bằng quan điểm giao tiếp là phải hướng học sinh vào hoạt động nói năng. Đó là phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng lí thuyết được học vào thực hiện nhiệm vụ của quá trình giao tiếp có chú ý đến đặc điểm và các nhân tố tham gia và hoạt động giao tiếp.

Phương pháp này được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: giáo viên tạo tình huống có vấn đề, kích thích sự tìm tòi, suy nghĩ ở học sinh

Bước 2: học sinh tìm tòi, giải quyết vấn đề và trình bày trước tập thể

Bước 3: giáo viên nhận xét và học sinh cùng rút kinh nghiệm.

Dạy học Tiếng Việt theo phương pháp giao tiếp góp phần quan trọng vào việc phát triển lời nói cho học sinh. Hoạt động giao tiếp vừa là phương tiện vừa là mục đích của việc dạy học tiếng Việt. Học tiếng Việt chúng ta không chỉ biết về nó mà phải sử dụng thành thạo nó biến nó thành vũ khí vào tư duy và giao tiếp.

Muốn thực hiện được điều này, giáo viên phải nắm được tâm lí lứa tuổi, khả năng tiếp nhân kiến thức, tính hệ thống logic của kiến thức cung cấp cho các em.

Ngoài ra, cùng Top lời giải tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác nhé!

1. Phương pháp dạy học là gì?

Phương pháp dạy học thực ra là các hình thức kết hợp về hoạt động của người dạy và người học với mục tiêu hướng vào một việc để cùng đạt được một mục đíchcung cấp và lĩnh hội tri thức.

2. Phân biệt phương pháp dạy học và thủ pháp dạy học

Ranh giới của phương pháp dạy học và thủ pháp dạy học rất gần nhau. Tuy nhiên, có thể thấy rõ một điều là khái niệm của phương pháp dạy học rộng hơn, bao quát hơn, còn thủ pháp dạy học lại hẹp hơn. Nếu phương pháp dạy học chú ý đến cả một quá trình thì thủ pháp dạy học lại chỉ chú ý đến một thời điểm nào đó trong suốt thời gian diễn ra quá trình đấy.

3. Nội dung của quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt

Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng thể hiệnmức độcần đạt vềkiến thức, kĩ năng.Các mức độ về kiến thức, kĩ năng được thể hiện cụ thể trong chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông.

Về kiến thức:Yêu cầu HS phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ, các kiến thức cơ bản trong chương trình, SGK, đó là nền tảng vững vàng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn. Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo sáu mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo.

Về kĩ năng:Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành; có kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ, ... Kiến thức, kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ HS ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp; nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức.

4. Hai quá trình của giao tiếp

Quá trình sản sinh lời nói

Về bản chất, nói năng cũng là một hoạt động:hoạt động lời nói.Các hành vi nói năng có biểu hiện rất đa dạng nhưng lại có một cấu trúc chung. Cấu trúc này bao gồm bốn giai đoạn kế tiếp nhau: định hướng, lập chương trình, hiện thực hóa chương trình và kiểm tra kết quả.

Quá trình tiếp nhận lời nói

Tiếp nhận lời nói là hoạt động giải mã từ lời thành ý, là hoạt động nghe hoặc đọc để hiểu những điều mà người nói / người viết thể hiện qua ngôn bản. Việc tìm hiểu nội dung lời nói không thể chỉ dừng lại ở ý nghĩa tường minh mà còn phải chú ý đến ý nghĩa hàm ẩn, không chỉ biết đến nội dung sự vật mà còn phải thấu hiểu cả nội dung liên cá nhân của lời nói mà ta nghe hay đọc.

5. Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt

Quan điểm giao tiếp trong việc dạy – học ngôn ngữ [TV] xuất phát từ đặc trưng bản chất của đối tượng và phù hợp với đối tượng. Vì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, có chức năng cơ bản nhất là chức năng giao tiếp. Ngôn ngữ vừa tồn tại trong trạng thái tĩnh như một hệ thống – kết cấu tiềm ẩn trong năng lực ngôn ngữ của mỗi người, đồng thời nó cần phải hoạt động để thực hiện chức năng giao tiếp. Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ vừa là phương tiện, vừa tạo ra các sản phẩm phục vụ cho sự giao tiếp. Dạy học ngôn ngữ theo quan điểm giao tiếp chính là dạy về phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.

Quan điểm giao tiếp cũng phù hợp với mục tiêu của môn học: môn ngôn ngữ nói chung và phân môn TV nói riêng không phải chỉ có mục đích trang bị kiến thức khoa học về ngôn ngữ, về TV cho HS, mà điều quan trọng là rèn luyện và nâng cao năng lực sử dụng TV trong các hoạt động tư duy, giao tiếp. Ngay trong lĩnh vực kiến thức thì môn ngôn ngữ cũng không phải chỉ cung cấp những kiến thức có tính chất lí thuyết về cơ cấu tổ chức, về hệ thống ngôn ngữ, về nguồn gốc và sự phát triển lịch sử, về loại hình các ngôn ngữ … mà còn không thể thiếu được những hiểu biết về quy tắc sử dụng, về các thao tác và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Do đó, quan điểm giao tiếp rất phù hợp với mục tiêu của môn học.

Quan điểm giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diệnnội dung và phương pháp dạy học. Về nội dung, phân môn TV tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc để HS mở rộng vốn từ theo định hướng, trang bị những tri thức nền và phát triển các kĩ năng sử dụng TV trong giao tiếp. Về phương pháp dạy học, các kĩ năng được hình thành thông qua nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên.

Dạy học TV theo quan điểm giao tiếp thực chất là dạy học vì mục đích giao tiếp. Dạy về giao tiếp và dạy trong giao tiếp.

Khi dạy theo quan điểm giao tiếp, GV phải dạy cho HS được học, được tập giao tiếp ở trong bài học, ở lớp rồi biết cách giao tiếp trong thực tế cuộc sống hàng ngày. Biết nói năng, quan hệ ngôn ngữ đúng vai trò, đúng mục đích với người xung quanh, biết nêu nhận xét, đánh giá trước sự vật, sự việc ... [không phải chỉ nhằm tới mục đích là biết làm văn như trước đây]. Quan điểm giao tiếp quán triệt tư tưởng giao tiếp vừa là điểm xuất phát lại vừa là đích hướng tới, vừa là nội dung lại vừa là định hướng phương pháp và môi trường tổ chức dạy học của tất cả các đơn vị kiến thức.

Theo GS.TSKH Hồ Ngọc Đại chia sẻ: Mục tiêu của dạy môn Tiếng Việt lớp 1 –CNGD là giúp các em học sinh đọc thông, viết thạo, học đâu chắc đấy, nắm chắc luật chính tả, nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt. Đồng thời giúp các em phát triển tư duy và biết cách làm việc trí óc, phát huy năng lực tối ưu của mỗi cá nhân học sinh.

Bản chất việc dạy học Tiếng Việt Công nghệ giáo dục là dạy khái niệm khoa học thông qua việc tự chiếm lĩnh tri thức của học sinh, phát triển năng lực tối ưu của từng cá nhân: Khả năng phân tích, tổng hợp, mô hình hóa. Học sinh học môn Tiếng Việt lớp 1–CNGD là học cách làm việc trí óc, học cách học, học cách tự nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả làm việc của mình.

Phương pháp dạy học này có tính ưu việt, giáo viên đã được tập huấn sẽ dạy được và khi giáo viên dạy được thì học sinh sẽ học được “Học đến đâu được đến đó, học đến đâu chắc đến đó”. Thực hiện dạy học chương trình môn Tiếng Việt lớp 1–CNGD này sẽ giúp cho học sinh lớp 1 có đủ kiến thức về Tiếng Việt [đọc thông, viết thạo] làm cơ sở vững chắc cho học sinh lên lớp 2 học tốt hơn.           Công nghệ HỌC thiết kế thành hệ thống việc làm. Mỗi việc làm, làm ra một sản phẩm. Môn Tiếng Việt lớp 1 là hệ thống khái niệm ngữ âm học. Đã là khái niệm khoa học thì có cấu trúc gồm các nhân tố cấu thành và mối liên hệ giữa các nhân tố ấy.        Thay năm bước lên lớp bằng Quy trình bốn việc là một giải pháp kỹ thuật cho tiết học, được thể hiện như sau:

       Việc 1 – Phân tích ngữ âm của Tiếng là cách chiếm lĩnh một đối tượng vật chất với tư cách vật thật. Phát âm chuẩn là cách thuần hóa tiếng nói tự nhiên thường mang tính phương ngữ. Việc 1 nắm lấy bản chất âm của Tiếng, làm một cách vật chất, bằng cơ bắp, làm từ thô đến tinh.

- Tách ra tiếng giống nhau. - Tách ra thanh của tiếng - Tách ra hai phần của tiếng thanh ngang. Cuối cùng, tách ra từng âm vị.      Việc 2 – Viết, làm theo quy ước. Hãy làm một cách tự nhiên, đừng quan trọng hóa, cứ nói tự nhiên, không có gì đặc biệt. Làm theo quy ước một cách tự nhiên và đánh giá sản phẩm một cách tự nhiên.      Việc 3 – Đọc. Vì sao phải “Đọc trơn” ngay từ đầu?     - Chữ thay cho âm thanh [âm vị, vần, tiếng] theo quy ước.          - Tiếng trong cuộc sống là một thể thống nhất, tư duy đã phân giải nó, thì nay phải trả lại Tiếng tổng thể ban đầu: Đọc trơn.         Đọc trơn/đọc phân tích nên sử dụng liên hoàn. Đọc phân tích để kiểm tra đọc trơn. Đọc trơn để thẩm định đọc phân tích.

       Công nghệ giáo dục dùng phương pháp phân đôi [tách đôi] trong mỗi lần phân tích:

Ví dụ:  lan       / lờ/ - /an/ - /lan/

            an        /a/ - / n/ -  /an/
                      làn       / lan/ - huyền - /làn/

Cách làm này buộc phải đọc trơn tiếng thanh ngang. Đánh vần theo cơ chế phân đôi có năng lực kiểm tra tính bền vững của sản phẩm đã có. Việc 4 – Viết chính tả. Viết chính tả là việc trí óc, buộc phải tư duy [suy nghĩ] để tìm ra giải pháp, không như tập chép chỉ bắt chước. Viết chính tả là một thách thức đặc ra cho tư duy của học sinh, cho nghiệp vụ của thầy giáo. Cần huấn luyện từng bước nhỏ. Bước 1:  viết ở bảng con [bảng lớp]. Bước 2:  viết vào vở.         Tất cả các kỹ năng được huấn luyện ở ba việc trước đều dùng cho việc 4, là cơ hội vừa đánh giá các sản phẩm của ba việc đã làm, vừa cũng cố tri thức cho vững chắc hơn.        Thầy giao việc chỉ nói một lần, làm mẫu một lần, nhưng học sinh nhắc lại nhiều lần, làm đi làm lại nhiều lần.         Lần đầu phải làm kỹ từng chi tiết, theo trật tự, không nhảy cóc. Các lần sau, làm một cách tự nhiên, các chi tiết ấy liền lại thành từng khối lớn.       Đừng vội, đi chậm, miệt mài đi sẽ đến đích nhanh hơn.          Sức hấp dẫn của việc học tùy thuộc vào Công nghệ Học. Công nghệ cao thì có sản phẩm chất lượng cao. Mỗi ngày tự mình làm ra một sản phẩm mới cho mình thì:

  “ Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui”, “Đi học là hạnh phúc”./.                                                                           

      Để thực hiện tốt môn Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục, người giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học của chương trình Tiếng Việt công nghệ giáo dục lớp 1 cũng như mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy học phần âm của từng bài dạy. Đặc biệt, phải thực hiện đúng theo quy trình của thiết kế Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục.

Để học sinh nắm chắc  bài học về phần âm là vô cùng quan trọng, nên bước đầu giáo viên cần cung cấp cho học sinh các kĩ năng: Làm quen với môi trường học tập, với thầy cô, bạn bè, biết sử dụng các đồ dùng học tập, biết nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh nhẹn…

Về kiến thức, các em phải nắm chắc: Tiếng gồm 2 phần [phần âm đầu và phần vần]; biết đánh vần theo cơ chế 2 bước, dùng thao tác và đọc theo 4 mức độ; biết vẽ mô hình 2 phần của tiếng, đưa tiếng vào mô hình; biết phân biệt nguyên âm và phụ âm; biết tạo ra các tiếng mới bằng cách thay phụ âm đầu hoặc các dấu thanh trong tiếng việt; biết nghe đọc và viết đúng, đẹp các tiếng đã học.

Trước giờ lên lớp, giáo viên cần nghiên cứu kỹ sách học sinh, giáo viên và tìm hiểu nội dung bài đọc trong chương trình lớp 1 học...

Giáo viên nắm vững chất lượng học tập của học sinh, từ đó có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.

Khi học xong tiết Tiếng Việt hình thành kiến thức các em phải nắm vững được các kiến thức trong bài học, giáo viên điều tra xem bao nhiêu học sinh trong lớp có thể làm được bài, từ đó có hướng luyện cho các học sinh còn hổng kiến thức.

Trong giờ học Tiếng Việt, để giờ học bớt căng thẳng, giáo viên cần tổ chức thêm một số trò chơi giữa tiết và cuối tiết.

Với những lỗi phát âm cơ bản, trước hết, giáo viên phải phát âm chuẩn, sau đó, vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp và hình thức sửa lỗi phát âm.

Giáo viên có thể sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu: Giáo viên phát âm chuẩn, rõ ràng, thật chậm từ 2 - 3 lần, sau đó cho học sinh phát âm sai phát âm lại. Phương pháp quan sát và phân tích cách phát âm:

Giáo viên quan sát phát hiện học sinh phát âm sai; nói rõ nguyên nhân phát âm sai bằng cách chỉ ra cách sử dụng các bộ phận phát âm không đúng của các em. Sau đó, giáo viên mô tả cách phát âm, như: Nêu rõ vị trí đặt lưỡi, vị trí của lưỡi với răng, độ mở của môi...

Phương pháp luyện tập tổng hợp: Phân tích các thành phần và âm vị mắc lỗi để học sinh nhận diện [đối với các âm ghép như: th, nh, ch, kh, ph, gh, ng,tr]

Đưa vào trong ngữ cảnh để khu biệt nét nghĩa cho học sinh có ý thức phân biệt âm đúng âm sai [đối với các âm dễ lẫn lộn như l-n, s-x, tr-ch, r-g, gi-d-v]

Phương pháp tổ chức trò chơi học tập: Giáo viên thay đổi các trò chơi hấp dẫn để thu hút sự chú ý học sinh giúp các em tiếp thu bài tốt hơn.

Để dạy tốt môn Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục phần âm có hiệu quả cao, giáo viên cần làm tốt các quy trình 4 việc và vận dụng phù hợp các hình thức tổ chức dạy học trong từng tiết học một cách hiệu quả nhất.

Đồng thời, sử dụng một số phương pháp dạy học như: Phương pháp làm mẫu, phương pháp phân tích mẫu, phương pháp hỏi đáp, phương pháp trực quan… kết hợp với nhiều hình thức dạy học như: Học theo lớp, nhóm; cá nhân,...

Giáo viên luôn yêu cầu học sinh thực hành và rèn luyện kỹ năng đọc, viết; lưu ý trang bị cho học sinh kiến thức từ thấp đến cao.

Để làm được điều này, người giáo viên chỉ nhiệt tình giảng dạy là không đủ mà còn phải vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; phải biết kích thích lòng say mê học tập của các em, đồng thời lưu ý đến điều kiện thực tế ở mỗi trường.

- Nghiên cứu và thực hiện dạy đúng, đủ, kỹ nội dung hai Tuần Không [giáo viên không được bỏ bất kỳ một nội dung nào trong hai tuần Không].

- Giáo viên thực hiện theo đúng thiết kế của tài liệu, nghiên cứu kỹ các việc trong quá trình dạy các Mẫu. Không nóng vội trong quá trình dạy học, học sinh chưa hiểu yêu cầu thực hiện lại các thao tác [học sinh tự làm được thông qua quan sát những học sinh đã làm được].

- Trong quá trình dạy giáo viên sử dụng các kí hiệu thay cho ngôn ngữ nói [giáo viên không nói nhiều, không nhắc lại lệnh nhiều lần] để giao nhiệm vụ cho học sinh làm. Giao nhiệm vụ cho học sinh phải dứt khoát, rõ ràng một lần tránh nói nhiều lần.

- Tăng cường việc đọc đồng thanh, đánh vần, đọc cá nhân đối với những lớp học sinh còn khó khăn về đọc.

- Tăng cường việc rèn nền nếp lớp học như: thực hiện theo các các ký hiệu, lệnh của giáo viên; cách xóa bảng con; cách cầm bút viết; cầm sách đọc; cất các đồ dùng; trình bày vở viết.  hướng học sinh tự học, hoạt động theo nhóm, tổ.

- Dạy đến đâu chắc đến đấy, học sinh chưa hiểu dạy lại. Chủ động và linh hoạt trong việc thực hiện phương án tăng thời lượng tiết dạy đối với môn Tiếng Việt [những bài có nội dung vừa phải nên dạy đủ 4 việc trong 2 tiết]

- Tuyên truyền phụ huynh học sinh không dạy trước bài cho học sinh ở nhà để học sinh không nhầm lẫm với các phát âm, dánh vần theo chương trình hiện hành.

- Đối với các từ trong bài học gắn với ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh: giáo viên có thể kết hợp và giải nghĩa từ để học sinh hiểu được nội dung của câu, đoạn.

- Trong quá trình dạy kết hợp với phương pháp dạy học tích cực như nhóm đôi, nhóm theo bàn để học nhìn và học theo bạn các đánh vần, viết...

- Đối với học sinh lớp 1 khuyến khích học sinh giao tiếp bằng ngôn ngữ Tiếng Việt [khi sử dụng các từ, tiếng đã học và đọc được, hiểu được]. Không cấm học sinh giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ [kết hợp ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ để dạy ngôn ngữ Tiếng Việt, học sinh phát triển được ngôn ngữ Tiếng mẹ đẻ, học và hiểu được ngôn ngữ Tiếng Việt tốt hơn]

- Giáo viên thực sự có trách nhiệm và tâm huyết với nghề, học sinh.

Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đúc rút được trong những tuần dạy học vừa qua. Mong các bạn đồng nghiệp chia sẻ và góp ý để bản thân tôi hoàn thiện hơn trong quá trình dạy học .

Xin chân thành cám ơn!

Hoàng Thị Vân - TH Vân Đồn

Video liên quan

Chủ Đề